Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

Giáo án Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức 

- Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em. 

- Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em. 

- Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng; bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em. 

- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.

2. Về năng lực

Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được các quyền trẻ em, tích cực tham gia thực hiện quyền trẻ em của bản thân thành những việc làm phù hợp lứa tuổi. 

Năng lực phát triển bản thân: Biết vận dụng các quyền trẻ em để thực hiện các việc làm của bản thân một cách phù hợp để hoàn thiện bản thân mình. 

3. Về phẩm chất 

- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện các quyền trẻ em cơ bản của bản thân, tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt quyền của trẻ em.

- Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm, tôn trọng lẽ phải, bảo vệ điều hay, lẽ phải công bằng trong nhận thức, ứng xử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, Sách giáo viên, Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6. 

- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện gắn với nội dung bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6. 

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

- Tạo tâm thế học tập, hứng thú với bài học.

- Học sinh bước đầu nhận biết về trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em để chuẩn bị vào bài học mới.

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Ai sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo quyền trẻ em? 

b. Nội dung: Học sinh đọc thông tin cùng nghe bài hát “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” (sáng tác: Phùng Ngọc Hùng) và trả lời câu hỏi trong SGK

c. Sản phẩmCâu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua tìm hiểu bài hát “Dấu chấm hỏi” (sáng tác: Thế Hiển).

Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi:


? Từ bài hát, em rút ra được thông điệp gì về quyền trẻ em?

Từ bài hát, em rút ra được thông điệp về quyền trẻ em: trẻ em của ngày hôm nay thì sau này sẽ là mầm non tương lai cho đất nước, sau này có thể xây dựng lại đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


- GV dẫn dắt vào bài học mới : Bảo vệ trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được phát triển tốt nhất là trách nhiệm của toàn xã hội. Vậy, trách nhiệm đó được quy định và thực hiện cụ thể như thế nào, chúng ta cùng khám phá trong hoạt động tiếp theo.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

a) Mục tiêu: HS nêu được trách nhiệm của một tổ chức xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em và ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em.

b) Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK tr. 48 và trả lời câu hỏi. 

* Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi. 

d) Tổ chức thực hiện 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr. 48 và trả lời các câu hỏi: 


? Hoạt động của làng Hoà Bình thực hiện quyền nào của trẻ em 

? Hoạt động trên có ý nghĩa gì?

- Làng Hoà Bình đã thực hiện quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em.

- Những việc làm của làng Hoà Bình đã giúp những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không còn sự hận thù mà cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm, chăm SỐC và giúp các em có thể phát triển bản thân trong cuộc sống sau này

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2. Quan sát tranh để xác định hành vi đúng và hành vi chưa đúng trong việc thực hiện quyền trẻ em

a) Mục tiêu: HS phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em,

b) Nội dung: HS quan sát tranh trong SGK tr. 48, 49 và xác định các hành vi đúng và chưa đúng trong thực hiện quyền trẻ em.

c) Sản phẩm: HS xác định được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em,

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK tr. 48, 49 và thảo luận cặp đôi để xác định hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


- Các hành vi thực hiện quyền trẻ em: chăm sóc, giáo dục trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được học tập, phát triển.

- Các hành vi vi phạm quyền trẻ em: lạm dụng, đánh đập, bóc lột sức lao động của trẻ em.

Hoạt động. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 

a) Mục tiêu: HS nêu được được trách nhiệm gia đình, nhà trường xã hội trong việc thực hiện quyến trẻ em.

b) Nội dung: HS đọc thông tin trong SGK tr. 49 và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi bằng hình thức Sơ đồ tư duy

c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi và trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy. d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin trong SGK tr. 49 và trả lời các câu hỏi dưới hình thức Sơ đồ tư duy.


- Theo quy định của pháp luật, những chủ thể nào có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em?

- Hãy kể ra một số việc làm thể hiện trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và Công dân trong việc thực hiện quyền trẻ em

- Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào?

- Bố mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.

- Nhà trường và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em; Có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng trẻ em trở thành công dân có ích cho đất nước.

- Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 4. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi

a) Mục tiêu: HS phân biệt hành vi thực hiện quyền trẻ em và vi phạm quyền trẻ em. HS nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường và cộng đồng

b) Nội dung: HS đọc tình huống trong SGK tr.50và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi 

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS đọc tình. huống trong SGK tr. 50 và trả lời các câu hỏi


- Nhóm 1: trả lời các câu hỏi của tình huống 1.

- Thắm có quyền tặng sách cho các trẻ em vùng sâu vùng xa.

- Chị gái của Thắm không có quyền ngăn cấm Thắm.

- Nhóm 2 trả lời câu hỏi của tình huống 2.

- Trong gia đình Hùng, ông nội của Hùng thực hiện tốt quyền trẻ em vì ông đã khuyên bố mkeh Hùng nên để cho Hùng có thời gian vui chơi, giải trí, cân bằng với thời gian học tập. Khi có sự cân bằng giữa học tập và giải trí, Hùng mới có thể phát triển một cách toàn diện

- Nhóm 3: trả lời các câu hỏi của tình huống 3

- Vợ chồng bà Mùi đã vi phạm quyền được bảo vệ của trẻ em

* Trách nhiệm của nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em:

- Trách nhiệm của nhà trường

Đảm bảo quyền học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu…của trẻ.

+ Bảo vệ tính mạng, sức khỏe , nhân phẩm, danh dự cho trẻ, bí mật về đời sống riêng tư cho trẻ.

+ Quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

- Trách nhiệm của xã hội

+ Đảm bảo tất cả trẻ em được hưởng và thực hiện quyền trẻ em.

+ Xây dựng, ban hành, thực hiện các chủ trương, các chính sách… về quyền trẻ em.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

GV kết luận : Trẻ em Có thể bày tỏ mong muốn quyền trẻ em được thực hiện và thực hiện tốt hơn; cần có thái độ phù hợp khi phát hiện việc thực hiện quyền trẻ em của gia đình, nhà trường và Cộng đồng chưa hợp lí. Gia đình, nhà trường, xã hội có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền trẻ em


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án GDCD lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên