Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 5: Tự lập
Giáo án Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo Bài 5: Tự lập
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Khái niệm tự lập.
- Các biểu hiện của người có tính tự lập.
- Ý nghĩa của tính tự lập, vì sao phải tự lập,
- Khả năng tự lập của bản thân và người khác.
- Nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.
2. Về năng lực:
HS được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập.
- Điều chỉnh hành vi: Tự đánh giá được mức độ tự lập của bản thân, qua đó điều chỉnh tính tự lập tham gia các hoạt động học tập ở lớp, ở nhà, trong lao động và trong cuộc sống hằng ngày.
- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện tính tự lập trong cuộc sống.
- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa có tính tự lập như: lười biếng, ỷ lại trong học tập, trốn tránh công việc, hay nản lòng trong học tập, lao động và trong cuộc sống.
- Hợp tác, giải quyết vấn đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập, trả lời các câu hỏi trong bài học.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tự rèn luyện tính tự lập của bản thân trong đời sống
- Trách nhiệm: Tích cực, chủ động hoàn thành nhiện vụ học tập, lao động, các hoạt động tập thể, hoạt động đội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo được hứng thú với bài học.
- HS bước đầu nhận biết về tính tự lập để chuẩn bị vào bài học mới.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: - Nêu được khái niệm tự lập? Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập? Hiểu vì sao phải tự lập, ý nghĩa của tính tự lập?
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn HS tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” Luật chơi: - Quan sát hình ảnh Câu hỏi 1: Hình ảnh gợi cho em nhớ đến câu thơ nào nào? Câu hỏi 2: Câu thơ sau thể hiện đức tính gì? Bàn tay ta làm nên tất vả Có sức người sỏi đá cũng thành công Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS xung phong chơi trò chơi, cá nhân lần lượt trình bày các câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học |
- GV dẫn dắt vào bài mới: Nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp La Fontaine từng nói: “Hãy tự giúp mình và thiên đường sẽ giúp ta”. Cuộc sống của chúng ta luôn là một chặng đường dài đầy khó khăn, thử thách, nhưng không ai có thể sống thay chúng ta, không ai có thể đi bằng đôi chân của chúng ta ngoài chính bản thân ta cả. Và không thể thành công nếu như con người thiếu tính tự lập. Tự lập là đức tính cần thiết và quan trọng.Vậy tự lập là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của tự lập ra sao cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm Tự lập
a. Mục tiêu:
- HS nêu được khái niệm tự lập
-HS được phát triển năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc câu chuyện: làm bất cứ việc gì?
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn HS hiểu thế nào là tự lập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS ; Sản phẩm của các nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi , phiếu bài tập GV yêu cầu HS đọc câu chuyện: làm bất cứ việc gì GV yêu cầu HS thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập Câu 1: Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng? Câu 2: Theo em, thế nào là tự lập? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời. - HS hình thành kĩ năng khai thác truyện đọc trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS cử đại diện nhóm lần lượt trình bày các câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học |
I. Thế nào là tự lập - Khái niệm: Tự lập là tự làm, tự giải quyết công việc của mình không dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu biểu hiện Tự lập
a. Mục tiêu:
- HS nêu được các biểu hiện của của người có tính tự lập.
- HS được phát triển năng lực phát triển bản thân.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát cá nhân các hình ảnh 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong SGK nhận xét việc làm của các nhân vật.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho HS thông qua hệ thống câu hỏi và trò chơi để hướng dẫn HS: Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS ; Sản phẩm của các nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: (1) GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, trò chơi,.. + GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và nhận xét về hành vi của các bạn + GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ? Các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên đã làm việc như thế nào? ? Theo em đâu là biểu hiện của tự lập? ? Đâu là biểu hiện của chưa tự lập? (2) GV yêu cầu HS chơi trò chơi: “Tiếp sức đồng đội” Luật chơi: + Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm tìm những biểu hiện của tự lập trong học tập, trong lao động, trong sinh hoạt và những biểu hiện trái với tự lập. + Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng hai phút. + Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn - Từng HS chuẩn bị độc lập. - Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. -Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận - HS xung phong cá nhân lần lượt trình bày các câu trả lời. - HS chơi trò chơi: “Tiếp sức đồng đội” Nhóm 1: - Tự mình đi xe đạp đến lớp. - Tự học bài và làm bài tập. - Tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp. -Tự giác giơ tay phát biểu xây dựng bài… Nhóm 2: - Trực nhật lớp. - Hoàn thành tốt công việc trường giao. - Chăm sóc bồn hoa, cây xanh. - Giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ..... Nhóm 3: - Chấp hành tốt nội qui HS. - Thực hiện tốt luật an toàn giao thông. - Hoàn thành nhiệm vụ được phân công… Nhóm 4: - Nhút nhát, rụt rè, ỷ lại vào người khác. - Không dám tự mình đi xe đạp đến lớp. - Không tự học bài và làm bài tập. - Không tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp. - Không tự giác giơ tay phát biểu xây dựng bài… Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -HS nhận xét phần trình bày nhóm bạn -GV sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. GV giới thiệu: Tự lập có phải là chỉ hành động theo suy nghĩ của mình, không chịu nghe người khác góp ý không? Người mà có hành vi như thế có phải là người tự lập không? Tự lập là chủ động trong công việc là cần thiết nhưng cũng cần tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người để công việc đạt kết quả tốt. Người không biết lắng nghe sự góp ý của người khác là người bảo thủ. |
2. Biểu hiện của tính tự lập: - Là sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn thử thách. - Có ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. - Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác. |
Nhiệm vụ 3: Ý nghĩa của tự lập
a. Mục tiêu:
– Học sinh hiểu vì sao phải tự lập, ý nghĩa của tính tự lập
- Học sinh đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc câu chuyện, quan sát tranh.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh hiểu vì sao phải tự lập, ý nghĩa của tính tự lập. Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác. Đề xuất được cách rèn luyện tính tự lập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hoạt động dự án và hệ thống câu hỏi * Hoạt động dự án chuẩn bị trước ở nhà, chia lớp thành 2 nhóm: + Nhóm 1: Sưu tầm những câu chuyện kể về tấm gương tự lập mà em biết. + Nhóm 2: Sưu tầm clip giới thiệu về tấm gương tự lập. * Câu hỏi thảo luận cặp đôi: Điểm khác biệt giữa người tự lập và người không tự lập là gì? ? Theo em, người có tính tự lập thường đạt được kết quả như thế nào trong cuộc sống? ? Em có suy nghĩ gì về những tấm gương đó? ? Trước những người có tính tự lập em có tình cảm gì? ? Em hãy đánh giá khả năng tự lập của bản thân? (Em đã biết tự lập chưa? Kể những việc làm của em thể hiện tính tự lập?) ? Đề xuất cách rèn luyện tính tự lập? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, từng nhóm học sinh chuẩn bị (Khi ở nhà). Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. - Với hệ thống câu hỏi: học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh cử đại diện nhóm trình bày. - Học sinh thảo luận, trao đổi, cá nhân trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc HS nhận xét câu trả lời. -GV đánh giá, chốt kiến thức. Giáo viên: Những người có tự lập luôn thành công trong cuộc sống và được mọi người tôn trọng, yêu quí và giúp đỡ. Nhờ có tinh thần tự lập, ta mới độc lập suy nghĩ, hành động, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhưng để có tính tự lập ta cần rèn luyện như thế nào? |
3. Ý nghĩa của tính tự lập - Giúp chúng ta tự tin, có bản lĩnh cá nhân. - Giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. - Xứng đáng được người khác kính trọng. 4. Cách rèn luyện: - Chúng ta cần chủ động làm việc. - Tự tin và quyết tâm khi thực hiện hành động. - Học sinh rèn luyện tính tự lập trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập
- Tìm hiểu trước nội dung bài 6. Tự nhận thức bản thân
Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
- Bài 6: Tự nhận thức bản thân
- Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm
- Bài 8: Tiết kiệm
- Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án GDCD lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)