Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Giáo án Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

Hiểu được tầm quan trọng của các kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm

- Nêu được một số tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.

- Liệt kê các cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm.

- Biết những kỹ năng cơ bản để ứng phó với các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện một số cách phòng bị đúng đắn trước những tình huống nguy hiểm bản thân có thể gặp phải trong học tập và cuộc sống. 

- Năng lực phát triển bản thân: Nâng cao ý thức cảnh giác, đề phòng trước những biểu hiện của các tình huống nguy hiểm. Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, hành vi sai trái, gây nguy hiểm cho mọi người; lên án những hành vi lệch lạc đe dọa sự an toàn của trẻ em, phụ nữ và những người yếu thế.

- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp ứng phó trong các tình huống nguy hiểm (thiên tai, tai nạn, bị đe dọa…); cùng bạn bè tham gia các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động về kĩ năng sống để có khả năng xử lí và ứng phó khi gặp sự cố thật trong cuộc sống.

3. Về phẩm chất:

- Bình tĩnhLuôn rèn luyện và nhắc nhở bản thân cần bình tĩnh trước những tình huống nguy hiểm để có thể đưa ra cách ứng biến phù hợp. 

- Can đảm, linh hoạt, nhạy bén: Luôn can đảm chia sẻ với những người xung quanh, tìm sự trợ giúp kịp thời nếu rơi vào tình huống nguy hiểm, không được sợ hãi để kẻ xấu khấu chế; cần linh hoạt nhạy bén để bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm. 

- Trách nhiệm: thực hiện đúng nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật, không tiếp tay cho kẻ xấu.

- Nhân ái: yêu thương, chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ những nguwoif gặp phải các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Màn hình tivi, máy tính, phiếu học tập.

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu: Tạo được hứng thú với bài học, tạo bầu không khí tích cực trong lớp học.

b. Nội dungGiáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng cách cho HS đọc câu ca dao trong SGK và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩmCâu trả lời của học sinh. HS nhận ra được người mẹ muốn khuyên con phải cẩn thận trước những tình huống nguy hiểm như sông nước,... từ đó nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng phó với những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc câu ca dao và trả lời câu hỏi

- HS Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài học mới: trong cuộc sống thường có nhiều điều bất giờ xảy ra mà chúng ta không thể lường trước được. Vậy trước những tình huống nguy hiểm đó, ta cần phải làm gì và làm như thế nào, nhờ sự giúp đỡ của ai . Để giải đáp những thắc mắc này cô và chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó

a. Mục tiêu: 

Nêu được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, cùng tìm hiểu nội dung thông tin nói về các tình huống nguy hiểm trong sách giáo khoa.

Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: Nhận biết các tình huống nguy hiềm và hậu quả của nó

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

I. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó

Nhiệm vụ 1. GV yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát các hình ảnh trong SGK và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập:

a) Khái niệm :

Câu 1Đâu là những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra xung quanh em và cho biết hậu quả của các tình huống đó?

+ Tình huống 1: mưa dông, sấm chớp gây nguy hiểm đến tính mạng con người

+ Hình huống 2: đuối nước

+ Tình huống 3: bị người lạ theo dõi

+ Tình huống 4: bị bắt nạt (bạo lực học đường) gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí của nạn nhân

Câu 2:Hãy kể thêm những tình huống nguy hiểm mà em biết.

- Kể những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày:

+ Bắt cóc.

+ Té ngã trong sân trường.

+ Đi xe phóng nhanh vượt ẩu…

Câu 3Theo em thế nào là tình huống nguy hiểm?

- Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

Câu 4: Chúng ta có thể phân loại các tình huống nguy hiểm thành mấy nhóm? Đặc điểm của những nhóm tình huống này là gì?

- Có thể phân loại các tình huống nguy hiểm thành 2 nhóm:

+ Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội.

+ Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người, gây tổn thất cho con người và xã hội.

Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: theo em, các tình huống nguy hiểm có thể để lại những hậu quả như thế nào?

b) Hậu quả

- Huỷ hoại tài sản của con người và xã hội.

Làm tổn hại đến tính mạng, tinh thần của các cá nhân.

- Gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Cách ứng phó trước các tình huống nguy hiểm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm,

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

GV giao nhiệm vụ cho HS : đọc, sắp xếp các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm

Giáo án GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

II. Cách ứng phó với tình huống nguy hiểm

- Nhận diện tình huống nguy hiểm

- Bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và cách ứng phó phù hợp, an toàn nhất.

- Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và những người xung quanh.

- Một số trường hợp bắt cóc, bị xâm hại, nên cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu nếu có thể để bảo vệ mình.

- Nếu cảm thấy sự an toàn của bản thân hay người khác bị đe doạ, em có thể gọi điện đến các số máy khẩn cấp dưới đây:

+ Số 111 – Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em

+ Số 112 – Yêu cầu trợ giúp khản cấp, tìm kiếm cứu nạn toàn quốc

+ Số 113 – cảnh sát

+ Số 114 – Phòng cháy chữa cháy

+ Số 115 – Cứu thương

+ 18001507 – Đường dây nóng hỗ trợ trẻ em

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung bài 8. Tiết kiệm

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án GDCD lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên