Giáo án GDCD 6 Ôn tập học kì 1 - Giáo án Giáo dục công dân 6

Giáo án GDCD 6 Ôn tập học kì 1

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

Giúp HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học trong học kì I để chuẩn bị tốt cho việc kiểm tra cuối học kì đạt kết quả tốt

2. Thái độ :

Có hành vi , ứng xử chuẩn mực, đúng với nội dung các chuẩn mực đạo đức ở mọi lúc, mọi nơi.

3. Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng phân tich, tổng hợp theo hệ thống các nội dung đạo đức đã học, có khả năng liên hệ thực tế cao . Đồng thời có kĩ năng ững xử trong cuộc sống…

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1. Giáo viên:

- SGK, SBT GDCD 6

- Bảng biểu thống kê các câu hỏi ôn tập, nội dung trả lời, hệ thống các bài tập…

2. Học sinh:

- sgk, nháp, vở ghi.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số: .............................

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu một số qui định về TTATGT đối với người đi bộ .

- Nêu một số qui định đối với người điều khiển xe đạp và người điều khiển xe cơ giới? .

3.bài mới

Chúng ta đã được học qua 11 bài học của chương trình học kì I. Đó là những chuẩn mực đạo đức một số quy định của pháp luật cần thiết không chỉ cho HS mà còn là sự cần thiết của mỗi con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã tìm hiểu về các ứng xử đối với một số vấn đề về xã hội …Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại toàn bộ chương trình đã học để hệ thống hoá lại những kiến thức, rèn luyện kĩ năng ứng xử, đồng thời để trau dồi lại kiến thức đẻ phục vụ cho kiểm tra HKI được tốt hơn.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:

GV chia lớp thành 11 nhóm nhỏ, mỗi nhóm cho thảo luận một câu hỏi ôn tập đồng thời với một bài tập.

Hệ thống câu hỏi ôn tập

Câu 1:

Thế nào là tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?

Câu 2: Siêng năng, kiên trì là như thế nào? Nêu cách rèn luyện?

Câu 3

Thế nào là tiết kiệm ? Nêu ví dụ và cách rèn luyện?

Câu 4:

Lễ độ là như thế nào? Vì sao lại phải lễ độ?

Câu 5:

Thế nào là tôn trọng kỉ luật ?

Câu 6:

Thế nào làlòng biết ơn ? Em sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn với các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho dân tộc?

Câu 7:

Thế nào là yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên ? Nêu ví dụ ?

Câu 8:

Sống chan hoà với mọi người có ý nghĩa như thế nào ? Vì sao học sinh phải rèn luyện tính sống chan hoà?

Câu 9:

Thế nào là lịch sự, tế nhị? Ý nghĩa ?

Câu 10:

Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì ? Vì sao HScần phải tích cực hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ?

Câu 11:

Mục đích học tập của HS là gì? Tại sao HS cần có mục đích học tập?

Hoạt động 2:

Bài tập – Rèn luyện kĩ năng thực hành

Bài 1:

Hãy nêu một vài tấm gương về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể ở khu kí túc xá HS? Em học tập được những gì qua tấm gương đó?

Bài 2:

Hãy nêu tính siêng năng kiên trì của em trong học tập, lao động và rèn luyện trong cuộc sống?

Bài 3:

Để thực hiện tốt đức tính tiết kiệm học sinh cần phải làm gì ?

Bài 4:

Em hãy nêu cách rèn luyện tính lễ độ của bản thân trong cuộc sống?

Bài 5:

Tôn trọng kỉ luật sẽ giúp chúng ta như thế nào trong học tập? Em đã tôn trọng kỉ luật trong nhà trường chưa? Vì sao?

Bài 6:

Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn?

Bài 7:

Kể những việc làm của em thể hiện tính yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên?

Bài 8:

Sống chan hoà với mọi người giúp ta những gì? Em đã sống chan hoà với mọi người như thế nào? Cho VD?

Bài 9:

Hãy nêu một việc làm của bản thân thể hiện tính cách lịch sự và tế nhị?

Bài 10:

Hãy nêu một tấm gương tích cực tự giác trong học tập và lao động ở trường mà em biết? Em học hỏi được gì ở tấm gương đó?

Bài 11:

Em hãy nêu mục đích học tập của mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường? Vì sao em lại đặt ra mục đích đó?

1.Nội dung ôn tập

 

 

 

- Nội dung bài học 1

- Nội dung bài học 2

 

- Nội dung bài học 3

 

- Nội dung bài học 4

 

- Nội dung bài học 5

 

- Nội dung bài học 6

 

 

- Nội dung bài học 7

 

- Nội dung bài học 8

 

- Nội dung bài học 9

 

- Nội dung bài học 10

 

 

- Nội dung bài học 11

2. Bài tập

 

 

- HS tự nêu và liên hệ.

 

 

- HS nêu

 

- HS thảo luận và liên hệ.

 

- HS viết cảm tưởng - GV nhận xét.

 

- HS sử dụng kiến thức đã học kết hợp với thực tế để liên hệ

 

- HS sưu tầm vànêu

 

 

- HS kể và liên hệ.

 

- HS tự trình bày.

 

- HS nêu

 

 

- HS nêu và tự liên hệ.

 

- HS nêu và tự liên hệ.

4. Củng cố:

- Giáo viên nhận xét giờ ôn tập.

5. Hướng dẫn học ở nhà:

Dăn HS về chuẩn bị kiểm tra HKI.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án GDCD lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên