Giáo án Lịch Sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973) (tiết 2)

Giáo án Lịch Sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973) (tiết 2)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài, học sinh

- Biết được những chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.

- Hiểu được âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và "Đông Dương hoá chiến tranh".

- Trình bày được những thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị chống chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và Đông Dương hoá chiến tranh của Mĩ.

- Biết được cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân ta và ý nghĩa.

- Nhận xét về tình cảm của nhân dân miền Bắc đối với miền Nam.

2. Thái độ

Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân tộc, Đông Dương, quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng, niềm tự hào của dân tộc. Khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam.

3. Kĩ năng

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh và các kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ;

- Năng lực chuyên biệt

    + Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

    + Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như: nhận xét về tình cảm của nhân dân miền Bắc đối với miền Nam. Kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh và các kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. Niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng, niềm tự hào của dân tộc. Khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam.

* Tích hợp : Liên hệ với tấm gương Bác Hồ, GD tinh thần lao động, chiến đấu cho HS.

II. Phương pháp dạy học

Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, tổng hợp, nhóm…

III. Phương tiện

    + Máy tính, ti vi.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có liên quan.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: (linh động)

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét chính về nhân dân nhân dân MB thực hiện nghĩa vụ địa phương. Dựa trên những kiến thức học sinh đã biết và chưa biết, GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi kích thích sự tò mò hiểu những điều chưa biết sẽ được giải đáp trong bài học, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 2 phút.

- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho xem hình 70 SGK, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em biết gì về các bức ảnh này?

- Dự kiến sản phẩm

Mỗi HS có thể trả lời theo sự hiểu biết của mình với các mức độ khác nhau. GV kết nối vào bài mới.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: 3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn

- Mục tiêu: Biết được những chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. Nhận xét về tình cảm của nhân dân miền Bắc đối với miền Nam.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện

    + Tranh ảnh, tài liệu có liên quan.

    + Ti vi.

- Thời gian: 6 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Đọc SGK. Trả lời câu hỏi: Trình bày những chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. Nhận xét về tình cảm của nhân dân miền Bắc đối với miền Nam.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Yêu cầu HS quan sát hình 70. Những thửa ruộng vì miền Nam của nông dân xã Hoà Lạc (Kim Sơn, Ninh Bình) - SGK và nhận xét về tình cảm của nhân dân miền Bắc đối với miền Nam.

3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn

- Tuyến đường vận chuyển chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển được khai thông từ tháng 5 - 1959.

- Trong 4 năm, miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội và hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược,... phục vụ cho miền Nam đánh Mĩ.

2. Hoạt động 2: 1. Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và "Đông Dương hoá chiến tranh" của Mĩ

- Mục tiêu: Hiểu được âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và "Đông Dương hoá chiến tranh".

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện

    + Ti vi.

- Thời gian: 6 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Đọc SGK. Trả lời câu hỏi: Trình bày những âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và "Đông Dương hoá chiến tranh".

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Yêu cầu HS quan sát hình 70. Những thửa ruộng vì miền Nam của nông dân xã Hoà Lạc (Kim Sơn, Ninh Bình) - SGK và nhận xét về tình cảm của nhân dân miền Bắc đối với miền Nam.

III. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và "Đông Dương hoá chiến tranh" của Mĩ (1969 - 1973)

1. Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và "Đông Dương hoá chiến tranh" của Mĩ

- Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ chuyển sang chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện "Đông Dương hoá chiến tranh".

- Lực lượng chính tiến hành cuộc chiến tranh là quân đội Sài Gòn kết hợp với hoả lực Mĩ, vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự.

- Quân đội Sài Gòn được sử dụng như là lực lượng xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Cam-pu-chia năm 1970, Lào năm 1971, thực hiện âm mưu "dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.

3. Hoạt động 3: 1. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam

- Mục tiêu: Trình bày được những thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị chống chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và Đông Dương hoá chiến tranh của Mĩ.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện

    + Tranh ảnh, tài liệu có liên quan.

    + Ti vi.

- Thời gian: 11 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Đọc SGK.

- Chia lớp thành 6 nhóm: Thảo luận và trả lời câu hỏi sau: Trình bày những thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị chống chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và Đông Dương hoá chiến tranh của Mĩ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích các nhóm hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Tích hợp HTVLTTGĐĐHCM: Liên hệ với tấm gương Bác Hồ, GD tinh thần lao động, chiến đấu cho HS.

2. Chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh và Đông Dương hoá chiến tranh của Mĩ

- Trên mặt trận chính trị:

    + Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời (6 - 1969) là thắng lợi chính trị đầu tiên trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh".

    + Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp (4 - 1970) để biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.

- Trên mặt trận quân sự:

    + Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn (từ tháng 4 đến tháng 6 - 1970).

    + Từ tháng 2 đến tháng 3 - 1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên "Lam Sơn 719" của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm chiếm giữ Đường 9 - Nam Lào, quét sạch chúng khỏi nơi đây.

- Khắp các đô thị, phong trào của các tầng lớp nhân dân diễn ra liên tục. Đặc biệt ở Huế, Sài Gòn, phong trào học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ.

4. Hoạt động 4: 1. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam

- Mục tiêu: Biết được cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân ta và ý nghĩa.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện

    + Tranh ảnh, tài liệu có liên quan.

    + Ti vi.

- Thời gian: 7 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Đọc SGK. Trả lời câu hỏi: Trình bày cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân ta và ý nghĩa.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972

- Từ ngày 30 - 3 - 1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng trị làm hướng tiến công chủ yếu.

- Đến cuối tháng 6 - 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn tên địch.

- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc Mĩ phải "Mĩ hoá" trở lại, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh".

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới về cả nước trực tiếp đấu tranh chống Mĩ cứu nước.

- Thời gian: 5 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùnghệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

    + Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Ních-Xơn có gì giống so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?

A. về mục đích của chiến tranh.

B. về vai trò của quân đội Mĩ.

C. vai trò của quân đội Ngụy.

D. về vai trò của “ấp chiến lược”

Câu 2. Trong “Việt Nam hóa chiến tranh”, lực lượng nào là chù yếu để tiến hành chiến tranh?

A. Quân đội Mĩ

B. Quân đội ngụy

C. Quân đội Mĩ     + các đồng minh

D. Quân đội Mĩ     + quân đội ngụy

Câu 3. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?

A. Rút dần quân Mĩ về nước.

B. Tận dụng người Việt Nam vì mục đích thực dân mới của Mĩ.

C. Đề cao học thuyết Ních-Xơn.

D. Dùng người Việt đánh người Việt.

Câu 4. Thủ đoạn trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?

A. Tăng số lượng ngụy quân.

B. Rút dần quân Mĩ về nước.

C. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tiến hành chiến tranh xâm lược Lào, Cam-pu-chia.

D. Cô lập cách mạng Việt Nam.

Câu 5. Để quân ngụy có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã làm gì?

A. Tăng viện trợ kinh tế, giúp quân ngụy đẩy mạnh chính sách “bình định”.

B. Tăng vốn đầu tư, kỹ thuật phát triển kinh tế ở miền Nam.

C. Tăng viện trợ quân sự, giúp đỡ quân đội tay sai số lượng và trang bị hiện đại.

D. Bắn phá miền Bắc, mở rộng chiến tranh sang Lào và Cam-pu-chia.

Câu 6. Ngày 24, 25/4/1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp nhằm mục đích gì?

A. Bắt tay nhau cùng kháng chiến chống Mĩ.

B. Vạch trần âm mưu "Đông Dương hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ.

C. Đối phó với âm mưu của đế quốc Mĩ và biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của nhân dân 3 nước Đông Dương.

D. Xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân 3 nước Đông Dương.

Câu 7. Thắng lợi của ta và quân Lào trong việc đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại đường 9 Nam Lào đã mang lại kết quả như thế nào?

A. Loại khỏi vòng chiến đấu 4,5 vạn tên Mĩ và quân đội Sài Gòn giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.

B. Loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 tên Mĩ.

C. Làm thất bại chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.

D. Làm thất bị chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ra “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.

Câu 8. Cuộc tiến công chiến lược 1972 của ta hướng tiến công chủ yếu là đâu?

A. Đồng bằng Nam Bộ.

B. Quân khu V

C. Quảng Trị

D. Tây Nguyên

Câu 9. Nguyên nhân cơ bản nhất ta mở cuộc tiến công chiến lược 1972?

A. Ta giành thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong 3 năm 1969, 1970, 1971.

B. Nước Mĩ nảy sinh nhiều mâu thuẫn qua cuộc bầu cử Tổng thống (1972).

C. Địch chủ quan do phán đoán sai thời gian, quy mô và hướng tiến công của ta.

D. Ngụy quyền Sài Gòn gặp nhiều Khó khăn.

Câu 10. Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược và thừa nhận sự thất bại của “Việt Nam hóa chiến tranh”?

A. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự, trong 3 năm 1969, 1970, 1971.

B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ta đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.

C. Thắng lợi của ta trên mặt trận ngoại giao ở Pari.

D. Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, tiếp tục chi viện cho miền Nam.

Câu 11. Ý nghĩa lịch sử nào là cơ bản nhất của cuộc tiến công chiến lược 1972?

A. Đã mở ra một bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta.

B. Đã giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

C. Đã giáng một đòn nặng nề vào quân ngụy (công cụ chủ yếu) của Mĩ.

D. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, phải thừa nhận thất bại của chiến lược “Việt Nam hỏa chiến tranh”.

- Dự kiến sản phẩm

Trắc nghiệm Đáp án in đậm.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng và vận dụng

- Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?

- Dự kiến sản phẩm

- Giống nhau: đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nằm trong chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của Mĩ.

- Khác nhau:

    + Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn nhằm chống lại các lực lượng cách mạna và nhân dân ta. Tuy vậy, đây không phải là cuộc nội chiến, mà là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, bởi lẽ Mĩ đề ra kế hoạch, cung cấp đôla, vũ khí, phương tiện chiến tranh, chỉ huy bằng hệ thống "cố vấn" nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta, phục vụ cho lợi ích của Mĩ. Đây là biểu hiện tính chất "đặc biệt" của loại hình chiến tranh xãm lược thực dân mới và việc thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt". Với sự hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở những cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành hoạt động dồn dân, lập "ấp chiến lược', đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, "bình định" miền Nam.

    + Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ (Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân) và quân đội Sài Gòn. Trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng (lúc cao nhất là gần 1,5 triệu quân) và trang bị, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Tuy quân Mĩ trực tiếp tham chiến, chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam vẫn là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới vì quân đội Sài Gòn vẫn giữ vai trò quan trọng. Mĩ nhảy vào cuộc chiến nhằm cứu quân đội Sài Gòn khỏi bị sụp đổ, tiếp tục thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam. Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ liên tiếp mở các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định' vào các vùng giải phóng của ta. Đồng thời mở rộng chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

    + Sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

    + Chuẩn bị bài mới

- Xem trước mục IV và mục V bài 29.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 9 chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 9 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên