Giáo án bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Giáo án Ngữ văn lớp 6

Giáo án bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ : giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.

- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.

- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuuyết minh và hành chính- công vụ.

2. Kĩ năng

- Bước đầu nhận diện về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.

- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.

- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi tham gia giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo...

2. Học sinh giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra

- Sách vở của học sinh.

- Vở soạn bài.

3. Bài mới

Đây là bài mở đầu cho cả chương trình tập làm văn THCS có nhiệm vụ giới thiệu chung về văn bản và các kiểu văn bản với phương thức biểu đạt. Tuy vậy đây ko phải là bài lí thuyết hoàn toàn mà là bài dẫn nhập vào phân môn tập làm văn.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt

- Thông qua các ý của câu hỏi a

- Khi đi đường, thấy một việc gì, muốn cho mẹ biết em làm thế nào?

- Đôi lúc rất nhớ bạn thân ở xa mà không thể trò chuyện thì em làm thế nào?

* GV: Các em nói và viết như vậy là các em đã dùng phương tiện ngôn từ để biểu đạt điều mình muốn nói. Nhờ phương tiện ngôn từ mà mẹ hiểu được điều em muốn nói, bạn nhận được những tình cảm mà em gửi gắm. Đó chính là giao tiếp.

- Trên cơ sở những điều vừa tìm hiểu, em hiểu thế nào là giao tiếp?

* GV chốt: đó là mối quan hệ hai chiều giữa người truyền đạt và người tiếp nhận.

- Việc em đọc báo và xem truyền hình có phải là giao tiếp không? Vì sao?

- Quan sát bài ca dao trong SGK (c)

- Bài ca dao có nội dung gì?

* GV: Đây là vấn đề chủ yếu mà cha ông chúng ta muốn gửi gắm qua bài ca dao này. Đó chính là chủ đề của bài ca dao.

- Bài ca dao được làm theo thể thơ gì? Hai câu lục và bát liên kết với nhau như thế nào?

* GV chốt: Bài ca dao là một văn bản: nó có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc và diễn đạt trọn vẹn ý.

- Quan sát câu hỏi d,đ,e

- Cho biết lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong buổi lễ khai giảng năm học có phải là là văn bản không? Vì sao?

- Bức thư em viết cho bạn có phải là văn bản không? Vì sao

- Vậy em hiểu thế nào là văn bản?

I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.

1. Văn bản và mục đích giao tiếp.

a. Giao tiếp

- Giao tiếp là một hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.

b. Văn bản.

- Bài ca dao: Khuyên chúng ta phải có lập trường kiên định

+ Bài ca dao làm theo thể thơ lục bát, Có sự liên kết chặt chẽ:

. Về hình thức: Vần ên

. Về nội dung:, ý nghĩa: Câu sau giải thích rõ ý câu trước.

→ Bài ca dao là một văn bản: nó có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc và diễn đạt một ý trọn vẹn

- Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng :

+ Đây là một văn bản vì đó là chuỗi lời nói có chủ đề, có sự liên kết về nội dung: báo cáo thành tích năm học trước, phương hướng năm học mới.

→ Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng là một dạng văn bản nói.

- Bức thư: Là một văn bản vì có chủ đề, có nội dung thống nhất tạo sự liên kết.→ đó là dạng văn bản viết.

*Khái niệm: Văn bản là một chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp

2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản

a. Bài tập

- 6 Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính, công vụ.

- Lớp 6 học: văn bản tự sự, miêu tả.

b.Kết luận :

* Ghi nhớ: SGK – tr17

Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản.

- GV treo bảng phụ

- GV giới thiệu 6 kiểu văn bản và phương thức biếu đạt.

- Lấy VD cho từng kiểu văn bản?

- Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì?

Hoạt động 3: HDHS luyện tập

- GV nêu yêu cầu- HS trình bày

Lớp nhận xét- GV sửa

- Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao?

III- Luyện tập

Bài tập 1. Chọn các tình huống giao tiếp, lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp

- Hành chính công vụ

- Tự sự

- Miêu tả

- Thuyết minh

- Biểu cảm

- Nghị luận

Bài tập 2. Các đoạn văn, thơ thuộc phương thức biểu đạt nào?

a. Tự sự

b. Miêu tả

c. Nghị luận

d. Biểu cảm

đ. Thuyết minh

Bài tập 3. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản tự sự vì: các sự việc trong truyện được kể kế tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia nhằm nêu bật nội dung, ý nghĩa.

4. Củng cố, luyện tập

- Thế nào là văn bản? Mục đích giao tiếp?

- Kể tên 6 kiểu văn bản? Cho ví dụ?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài, làm bài tập (SBT)

- Soạn bài : Thánh Gióng

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên