Giáo án bài Phương pháp tả cảnh - Giáo án Ngữ văn lớp 6

Giáo án bài Phương pháp tả cảnh

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nắm được cách miêu tả và bố cục hình thức của một bài văn, đoạn văn tả cảnh.

2. Kĩ năng

- Làm bài tập làm văn

3. Thái độ

- Có thái độ học tập đúng đắn.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới

Chúng ta sống cùng thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên nhưng làm thế nào để cảnh thiên nhiên kì thú ấy hiện hình, sống động trên trang giấy qua một bài hoặc đoạn văn miêu tả?

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: hình thành khái niệm mới.

* GV: Sử dụng bảng phụ đã viết VD

- Gọi HS đọc

- GV chia 3 nhóm chuẩn bị cho 3 văn bản.

Nhóm 1: Tổ 1

- Văn bản đầu tiên tả hình ảnh ai trong trong một chặng đường của cuộc vượt thác?

- Tại sao có thể nói qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ?

Nhóm 2: Tổ 2

- Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì?

- Người viết đã tả quang cảnh ấy theo một thứ tự nào?

Nhóm 3: Tổ 3 + 4

- Văn bản thứ ba là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối chọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần

- Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn?

- Vậy muốn tả cảnh chúng ta cần ghi nhớ điều gì?

- Nhắc lại bố cục của bài văn tả cảnh?

* GV nhấn mạnh các bước khi tảvà bố cục một bài văn tả cảnh

I.Phương pháp viết văn tả cảnh:

1. Bài tập Sgk. Tr. 45.

2. Kết luận:

* Đoạn a: Tả người chống thuyền vượt thác.

- Qua hình ảnh Dượng Hương Thư (DHT), người đọc có thể hình dung được phần nào cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ. Đó là bởi vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: Hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh..(Nhờ tả ngoại hình và các động tác)

* Đoạn b: tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau - Năm Căn.

- Theo trình tự:

+ Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ.

+ Từ gần đến xa

- Trình tự tả như thế là rất hợp lí bởi người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông. Tất nhiên, cái đập vào mắt người ngồi trước hết phải là cảnh dòng sông, nước chảy, rồi mới tới cảnh vật hai bên bờ sông. Nếu tả khác đi, ngược lại chẳng hạn thì người tả cũng phải ngồi ở chỗ khác đi.

* Đoạn c: dàn ý gồm 3 phần:

- Mở đoạn gồm 3 câu đầu: Tả khái quát về tác dụng, cấu tạo, màu sắc của luỹ tre làng.

- Thân đoạn: Tả kĩ 3 vòng của luỹ tre.

- Kết đoạn: Tả măng tre dưới gốc.

- Nhận xét về trình tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian). Cách tả như vậy cũng rất hợp lí bởi cái nhìn của người tả là hướng từ bên ngoài.

Nếu tả theo trật tự thời gian thì chắc chắn phải tả khác.

* Ghi nhớ: (SGK - tr 47)

Hoạt động 2: Luyện tập

Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài TLV thì em sẽ miêu tả như thế nào?

- Cho HS trả lời từng ý một

- GV cho HS viết phần mở bài và kết bài

- HS viết bài

- HS đọc

Gọi HS đọc

- Gọi HS đọc đề bài

- HS làm việc theo nhóm trong 3 phút

- 3nhóm trình bày.

II. Luyện tập:

Bài 1

a. Từ ngoài vào trong (Trình tự không gian)

b. Từ lúc trống vào lớp đến khi hết giờ.

c. Kết hợp cả hai trình tự trên

- Những hình ảnh cụ thể tiêu biểu.

- Cảnh HS nhận đề, một vài gương mặt tiêu biểu

- Cảnh HS chăm chú làm bài, GV quan sát HS làm bài.

- Cảnh bên ngoài lớp học: Sân trường, gốc cây...

Bài 2: Tả cảnh sân trường lúc ra chơi:

a. Cảnh tả theo trình tự thời gian

- Trống hết tiết 2, báo giờ ra chơi đã đến

- HS từ các lớp ùa ra sân trường

- cảnh HS chơi đùa

- Các trò chơi quen thuộc

- Trống vào lớp, HS về lớp

- Cảm xúc của người viết

b. Cách tả theo trình tự không gian:

- Các trò chơi giữa sân trường, các góc sân

- Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động.

Bài 3: Dàn ý chi tiết bài: Biển đẹp

a. Mở bài: Biển thật đẹp

b. Thân bài:

- Cảnh biển đẹp trong mọi thời điểm khác nhau

- Buổi sớm nắng sáng

- Buổi chiều gió mùa đông bắc

- Ngày mưa rào

- Buổi sớm nắng mờ

- Buổi chiều lạnh

- Buổi chiều nắng tàn, mát dịu

- Buổi trưa xế

- Biển, trời đổi màu

c. Kết bài: nhận xét vì sao biển đẹp

Tóm lại: Người viết không tả theo trình tự thời gian, cũng không tả theo không gian mà theo mạch cảm xúc và hướng theo con mắt của mình.

Hoạt động3:Viết bài tập làm văn số 5 ở nhà: III.Đề bài: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.

4. Củng cố, luyện tập

GV khái quát toàn bài.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thiện bài tập.

- Viết số 5 .

- Soạn bài: Buổi học cuối cùng

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên