Giáo án Sinh học 6 Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ
Giáo án Sinh học 6 Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ.
- Bằng quan sát nhận xét thấy được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng.
- Biết sử dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan đến rễ cây.
2. Kĩ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
B. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh: 10.1; 10.2
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Soan bài trước ở nhà.
C. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp
Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ
- Rễ gồm mấy miền? Chức năng mỗi miền?
3. Bài mới
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Các miền của rễ cây đều rất quan trọng, nhưng vì sao miền hút lại là phần quan trọng nhất của rễ, cấu tạo cảu nó như thế nào? bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu vấn đề này. |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ. - đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng. - học giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan đến rễ cây. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- GV treo tranh phóng to hình 10.1 và 10.2 SGK giới thiệu: + Lát cắt ngang qua miền hút và tế bào lông hút. + Miền hút gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa (chỉ giới hạn các phần trên tranh). |
- HS theo dõi tranh trên bảng ghi nhớ được 2 phần của miền hút: vỏ và trụ giữa. - HS xem chú thích của hình 10.1 tr.32 SGK → ghi ra giấy các bộ phận của phần vỏ và trụ giữa. |
*Cấu tạo. - Miền hút của rễ gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa. (HS vẽ sơ đồ như bài dạy) + Vỏ gồm biểu bì có nhiều lông hút. Lông hút là do TB biểu bì kéo. Phía trong lông hút là TB thịt vỏ. + Trụ giữa: gồm các mạch gỗ và mạch rây. |
- GV kiểm tra băng cách gọi HS nhắc lại. |
-1 → 2 HS nhắc lại cấu tạo của phần vỏ và trụ giữa. HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
- GV ghi sơ đồ lên bảng → cho HS điền tiếp các bộ phận. - GV cho HS nghiên cứu SGK tr.32. |
- HS lên bảng điền nốt vào sơ đồ của GV → HS khác bổ sung. |
|
- GV yêu cầu HS quan sát lại hình 10.2 trên bảng, trao đổi và trả lời câu hỏi: 1. Vì sao mỗi lông hút là một tế bào? |
- HS đọc nội dung ở cột 2 của bảng “Cấu tạo và chức năng của miền hút”. Ghi nhớ nội dung chi tiết cấu tạo của biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ, ruột. - 1 HS đọc lại nội dung trên để cả lớp cùng nghe. |
|
- GV nhận xét và cho điểm HS trả lời đúng. - GV cho HS ghi bài |
- HS chú ý cấu tạo của lông hút có vách tế bào, màng tế bào…để trả lời lông hút là tế bào - HS ghi bài vào vở |
|
- GV cho HS nghiên cứu SGK tr.32, bảng “Cấu tạo và chức năng của miền hút”, quan sát hình 7.4. - Cho HS thảo luận theo 3 vấn đề: 1. Cấu tạo miền hút phù hợp với chức năng thể hiện như thế nào? |
- HS đọc cột 3 trong bảng kết hợp với hình vẽ 10.1 và cột 2→ ghi nhớ nội dung. - Thảo luận đưa ra được ý kiến: 1. Phù hợp cấu tạo chức năng: Biểu bì: Các tế bào xếp sát nhau → Bảo vệ… |
2.Tìm hiểu chức năng của miền hút - Chức năng: + Vỏ: Bảo vệ các bộ phận trong rễ, hút nước và muối khoáng hoà tan, chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. + Trụ giữa: Chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây, chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, là; chứa chất dự trữ. |
2. Lông hút có tồn tại mãi không? |
2. Lông hút không tồn tại mải, già sẽ rụng. |
|
3. Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút? |
3. Tế bào lông hút không có diệp lục, có không bào lớn, lông hút mọc dài ra đến đâu thì nhân di chuyển đến đó nên vị trí nhân luôn nằm gần đầu lông hút. |
|
- GV gợi ý: Tế bào lông hút có không bào lớn, kéo dài để tìm nguồn thức ăn. - GV nhận xét phần trả lời của nhóm→ cho điểm nhóm nào trả lời đúng. - GV đưa ra câu hỏi: Trên thực tế bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, nhiều rễ con, hãy giải thích? - GV cho HS ghi bài |
- Đại diện của 1→2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét→ bổ sung. - HS dựa vào cấu tạo miền hút, chức năng của lông hút trả lời - HS kẻ bảng “Cấu tạo và chức năng của miền hút”. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Vì sao nói miền hút là phần quan trọng nhất của rễ ?
A. Vì bộ phận này có khả năng tái sinh rất cao, giúp rễ nhanh chóng phục hồi sau khi bị tổn thương.
B. Vì bộ phận này là nơi duy nhất ở rễ chứa mạch rây và mạch gỗ.
C. Vì bộ phận này có chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động của rễ.
D. Vì bộ phận này chứa các lông hút có vai trò hút nước và muối khoáng hòa tan - chức năng quan trọng nhất của rễ thực vật.
Câu 2. Lông hút ở rễ là một bộ phận của
A. tế bào thịt vỏ. B. tế bào biểu bì. C. tế bào kèm. D. quản bào.
Câu 3. Thành phần nào dưới đây không được tìm thấy ở tế bào lông hút ở rễ ?
A. Nhân B. Vách tế bào C. Không bào D. Lục lạp
Câu 4. Khi nói về sự sắp xếp mạch rây và mạch gỗ tại miền hút của rễ, phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Mạch rây bao bên ngoài, mạch gỗ nằm ở phía trong
B. Mạch rây xếp một phía, mạch gỗ xếp ở phía đối diện
C. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau
D. Mạch gỗ bao bên ngoài, mạch rây nằm ở phía trong
Câu 5. Trong cấu tạo miền hút của rễ, bộ phận nào là nơi chứa chất dự trữ ?
A. Ruột B. Bó mạch C. Biểu bì D. Thịt vỏ
Câu 6. Các tế bào biểu bì ở miền hút của rễ được sắp xếp thành mấy lớp ?
A.2 lớp B. 1 lớp C. 3 lớp D. 4 lớp
Câu 7. Ở miền hút của rễ, phần trụ giữa bao gồm những thành phần nào ?
A. Biểu bì và ruột B. Thịt vỏ và bó mạch
C. Ruột và bó mạch D. Mạch rây và mạch gỗ
Câu 8. Trong cấu tạo miền hút của rễ, bộ phận nào bao gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau và có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa ?
A. Ruột B. Bó mạch C. Biểu bì D. Thịt vỏ
Câu 9. Thành phần nào dưới đây của miền hút ở rễ bao gồm những tế bào có vách mỏng ?
1. Mạch gỗ 2. Mạch rây 3. Ruột
A. 2, 3 B. 1, 2 C. 1, 3 D. 1, 2, 3
Câu 10. Nếu cắt bỏ lông hút thì ngay lập tức, rễ cây sẽ mất đi khả năng nào dưới đây ?
A. Hút nước và muối khoáng B. Vận chuyển các chất lên thân
C. Tăng trưởng về chiều dài D. Hô hấp
Đáp án
1. D |
2. B/p> |
3. D |
4. C |
5. A |
6. B |
7. C |
8. D |
9. A |
10. A |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập - Chỉ trên hình vẽ các bộ phận của miền hút và chức năng ? - Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không ? vì sao? 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. |
||
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Sưu tầm rễ của một số loại cây quanh em |
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi còn lại SGK.
- Đọc phần Em có biết ?
- Soạn bài tiếp theo.
D. Rút kinh nghiệm - Bổ sung
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 6 chuẩn khác:
- Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ
- Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ
- Bài 12: Biến dạng của rễ
- Thực hành - Quan sát biến dạng của rễ
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Sinh học lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)