Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Sư tử xuất quân - Cánh diều

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Sư tử xuất quân - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Đọc trôi chảy bài đọc, phát âm đúng các từ ngữ. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí, tự nhiên giữa các dòng thơ lục bát. Biết đọc bài thơ với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện sự sáng tạo, thông minh của vua sư tử và khí thế chuẩn bị xuất quân.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: xuất quân, thần dân, giao liên. Chọn được tên phù hợp với nội dung bài thơ. Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vua sư tử biết nhìn người, giao việc để ai cũng có ích, ai cũng được lập công.

- Biết được một số thành ngữ nói về đặc điểm của mỗi con vật qua bài tập, điền tên con vật vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ.

- Củng cố kĩ năng sử dụng dấu phẩy.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

- Năng lực riêng:

Củng cố hiểu biết về thơ lục bát.

Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất

- Hiểu biết về loài động vật hoang dã.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

Quảng cáo

1. Đối với giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

- Giáo án.

2. Đối với học sinh

- SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Chủ điểm Thế giới rừng xanh sẽ giúp các em có thêm hiểu biết về những loài thú hoang dã sống trong rừng xanh. Bài đọc Sư tử xuất quân nói về tài chỉ huy quân đội của vua sư tử - chúa tể rừng xanh. Bài học cũng giúp các em biết thêm một số thành ngữ nói về đặc điểm riêng biệt của một số con vật.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Sư tử xuất quân SGK trang 56 . Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí, tự nhiên giữa các dòng thơ lục bát. Biết đọc bài thơ với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện sự sáng tạo, thông minh của vua sư tử và khí thế chuẩn bị xuất quân.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài thơ: đọc bài thơ với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện sự sáng tạo, thông minh của vua sư tử và khí thế chuẩn bị xuất quân.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: xuất quân, thần dân, giao liên.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 đoạn thơ.

+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “lập công”.

+ HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “tài tình”.

+HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: tùy tài, xung phong, xuất quân, mưu kế.

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 đoạn như đã phân công.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 57.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 3HS đứng dậy đọc tiếp nối nhau 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Sư tử giao việc cho thần dân với mong muốn như thế nào?

+ HS2 (Câu 2): Tìm ví dụ cho thấy sư tử giao việc rất phù hợp với đặc điểm của thần dân:

M: Sư tử giao cho voi việc vận tải vì voi chở đồ đạc rất giỏi.

+ HS3 (Câu 3): Nếu được đặt tên khác cho câu chuyện, em sẽ đặt tên nào?

a. Ông vua khôn ngoan.

b. Nhìn người giao việc.

c. Ai cũng có ích.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận câu 1, 2.

- GV tổ chức cho HS tranh luận nhau câu hỏi 3.

+ GV hướng dẫn HS: Mỗi người có thể chọn các ý khác nhau. Các em cần tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình, đồng thời thuyết phục bạn, làm sáng tỏ vấn đề.

+ GV chia HS thành 3 nhóm theo 3 gợi ý của SGK. Các nhóm sẽ dơ 3 tấm biến ghi a, b hoặc c.

+ GV yêu cầu các nhóm trao đổi trước lớp, lập luận để bảo vệ ý kiến của mình, phản bác ý kiến của nhóm bạn.

+ GV mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến.

- GV giải thích cho HS: Trong 3 tên các nhóm đã chọn, chọn tên nào cũng đúng, vì cả 3 tên đêu nêu được nội dung chính của bài thơ. Điều cần nhất là các em hiểu được ý nghĩa của mỗi cái tên và giải thích được vì sao chọn tên ấy. Chọn Ông vua khôn ngoan vì cái tên ấy giới thiệu được nhân vật chính là sư tử và sự khôn ngoan đáng khen ngợi của vua sư tử. Chọn Nhìn người giao việc hoặc Ai cũng có ích đều đúng vì các tên ấy nên lên được những bài học rút ra từ câu chuyện.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài thơ giúp em hiểu được điều gì?

- GV chốt lại nội dung bài đọc: Mọi người và bạn bè xung quanh em ai cũng có khả năng riêng. Cần nhìn thấy ưu điểm trong mọi người để học hỏi, không được xem thường ai.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc phần giải nghĩa từ ngữ khó:

+ Xuất quân: đưa quân đi đánh giặc.

+ Thần dân: người dân ở nước có vua.

+ Giao liên: liên lạc.

- HS đọc bài.

- HS luyện phát âm.

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc trước lớp.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày câu 1,2:

+ Câu 1: Sư tử giao việc cho thần dân với mong muốn giao cho mỗi người một việc, phù hợp với khả năng của mình. Dù nhỏ, to, khỏe, yếu, ai cũng được tùy tài lập công.

+ Câu 2: Tìm ví dụ cho thấy sư tử giao việc rất phù hợp với đặc điểm của thần dân:

<![if !supportLists]>·       <![endif]>Sư tử giao cho việc gấu xung phong tấn công vì gấy to, khỏe dũng mãnh.

<![if !supportLists]>·       <![endif]>Sư tử giao chi khỉ việc lừa quân địch vì khỉ nhanh nhẹn, thông minh, thoắt ẩn, thoắt hiện.

<![if !supportLists]>·       <![endif]>Sư tử giao cho lừa phải thét to giữa trận để dọa quân địch vì lừa có tiếng thét như kèn.

<![if !supportLists]>·       <![endif]>Sư tử giao cho thỏ việc liên lạc vì thỏ phi nhanh như bay.

- HS trình bày:

+ Ý kiến nhóm 1 (dơ biến a): Nhóm tôi thấy tên Ông vua khôn ngoan là đúng nhất vì tên ấy giới thiệu được nhân vật chính là sư tử và tài điều binh khiển tướng rất khôn ngoan, đáng khen ngợi của vua sư tử.

+ Ý kiến nhóm 2 (dơ biển b): Nhóm tôi chọn Nhìn người giao việc vì tên này mới nói được lời khuyên của bài thơ. Tên Ông vua khôn ngoan chưa làm rõ được lời khuyên này.

+ Ý kiến nhóm 3 (dơ biển c): Chọn Ai cũng có ích là đúng nhất vì nói được ý nghĩa của bài thơ, giúp mọi người có ý thức đi tìm ưu điểm của những người xung quanh.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời: Bài thơ giúp em hiểu được ai cũng có ích, phải biết nhìn người giao việc.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 2 mới nhất của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 2 chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 2 các môn học
Tài liệu giáo viên