Giáo án Chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 12

Tài liệu Giáo án Chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 12 theo chương trình sách mới.

Giáo án Chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất)

Quảng cáo

CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ CHẾ PHẢN ỨNG TRONG HOÁ HỌC HỮU CƠ

Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Nêu được khái niệm về cơ chế phản ứng.

– Trình bày được cách phân cắt đồng li liên kết cộng hoá trị tạo thành gốc tự do, cách phân cắt dị li liên kết cộng hoá trị tạo thành carbocation và carbanion. Độ bền tương đối của các gốc tự do, các carbocation và carbanion.

– Nêu được khái niệm về tác nhân electrophile và nucleophile.

– Nêu được vai trò, ảnh hưởng của gốc tự do trong cơ thể con người.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

Loại năng lực

Biểu hiện

Tự chủ và tự học

– Đọc SGK và tài liệu tham khảo, chủ động tìm hiểu khái niệm mới, rèn luyện kĩ năng mới và tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi.

Giao tiếp và hợp tác

– Thảo luận nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm/lớp, báo cáo kết quả,... trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Sáng tạo và giải quyết vấn đề

– Vận dụng kiến thức bài học để tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của cuộc sống hàng ngày có liên quan.

2.2. Năng lực đặc thù

Loại năng lực

Biểu hiện

Nhận thức hoá học

– Biết khái niệm về cơ chế phản ứng và nhận thức được tầm quan trọng hiểu biết cơ chế phản ứng, đặc biệt đối với phản ứng hữu cơ.

- Nhận thức được một số thành tố liên quan đến cơ chế phản ứng như:

* Phân cắt đồng li liên kết cộng hoá trị tạo thành gốc tự do, phân cắt dị li liên kết cộng hoá trị tạo thành carbocation và carbanion.

* Độ bền tương đối của các gốc tự do, các carbocation và carbanion.

* Tác nhân electrophile và nucleophile.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

– Ý thức được tầm quan trọng của gốc tự do: vai trò trong cơ thể con người, một số ảnh hưởng tiêu cực của gốc tự do đến sức khỏe và một số biện pháp ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực này.

2.3. Phẩm chất

Loại phẩm chất

Biểu hiện

Chăm chỉ

Tích cực tiếp nhận kiến thức mới, tích cực giải quyết các vấn đề được nêu trong bài giảng hoặc trong hoạt động.

Trách nhiệm

Nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong các hoạt động và hoàn thành hoạt động theo đúng thời gian và yêu cầu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Chuyên đề học tập Hoá học 12.

– Hình ảnh cơ chế một số phản ứng đã học trong chương trình có tính chất minh họa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

1.1. Mục tiêu

– Gợi ý HS về tầm quan trọng của hiểu biết cơ chế phản ứng hoá học hữu cơ.

– Nêu được các mục tiêu chính của bài học.

1.2. Sản phẩm

Thái độ tập trung, hứng thú và sẵn sàng của HS với bài học.

1.3. Tổ chức thực hiện

– GV đặt các câu hỏi sâu về một số phản ứng hữu cơ đã học trong chương trình. Các câu hỏi này HS chưa thể trả lời khi chưa hiểu về cơ chế phản ứng. Việc đặt câu hỏi có mục đích làm nổi bật tầm quan trọng của việc hiểu biết cơ chế phản ứng, cũng như gợi sự tò mò của HS. Ví dụ như:

1) Phản ứng của ethylene và bromine trong H2O và trong CCl4 liệu có khác nhau?

2) Tại sao phản ứng monobromine hoá propane lại tạo sản phẩm chính là isopropyl bromide?

3) Markovnikov dựa trên cơ sở nào để xây dựng quy tắc cộng hợp chất dạng XY vào hợp chất chưa no bất đối?

...

– GV giới thiệu các nội dung cơ bản của bài học.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm cơ chế phản ứng

2.1. Mục tiêu

– Nêu được khái niệm về cơ chế phản ứng.

2.2. Sản phẩm: HS nêu được:

– Cơ chế phản ứng hoá học là con đường chi tiết mà các chất phản ứng phải đi qua để tạo thành sản phẩm.

– Các mũi tên cong chỉ sự dịch chuyển cặp electron. Chiều của mũi tên cong thường bắt đầu từ trung tâm giàu electron đến trung tâm nghèo electron hơn.

2.3. Tổ chức thực hiện

1. GV yêu cầu HS đọc mục I của Chuyên đề và trả lời các câu hỏi:

a) Phản ứng của ethylene với bromine tạo trực tiếp ethylene dibromide hay qua nhiều bước?

b) Cơ chế phản ứng là gì?

c) Mũi tên cong thường được dùng khi biểu diễn cơ chế phản ứng, vài trò của các mũi tên này là gì và nguyên tắc biểu diễn là gì?

2. Một số HS trả lời câu hỏi, GV nhấn mạnh các ý chính cần nắm và cung cấp hình ảnh một số cơ chế phản ứng khác có tính chất minh họa khắc sâu.

3. Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm chất phản ứng và tác nhân phản ứng

3.1. Mục tiêu

– Phân biệt được chất phản ứng và tác nhân phản ứng.

– Nhận ra được tác nhân electrophile và tác nhân nucleophile trong các các cơ chế phản ứng.

3.2. Sản phẩm

1. Trả lời của HS cho các hoạt động:

a) HBr đóng vai trò tác nhân electrophile.

b) C2H5OH đóng vai trò tác nhân nucleophile.

2. HS nêu được các khái niệm chất phản ứng, tác nhân phản ứng, tác nhân electrophile và tác nhân electrophile.

3.3. Tổ chức thực hiện

1. GV dùng khoảng hai ví khác nhau để giải thích các khái niệm chất phản ứng, tác nhân phản ứng, tác nhân electrophile và tác nhân electrophile. Ví dụ như có thể dùng hai phản ứng cùng cơ chế dưới đây:

a) Phản ứng: CH2=CH2 + HCl → CH3–CH2–Cl             Cơ chế:

Giáo án Chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 12

Giáo án Chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 12

2. HS thảo luận nhóm, thực hiện hoạt động trong Chuyên đề để luyện tập khắc sâu kiến thức.

Giáo án Chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 12

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Xem thêm giáo án Chuyên đề lớp 12 Kết nối tri thức các môn học hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên