Giáo án Chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 12

Tài liệu Giáo án Chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 12 theo chương trình sách mới.

Giáo án Chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất)

Quảng cáo

Chuyên đề 1: Cơ chế phản ứng trong hóa học hữu cơ

Bài 1: Khái niệm cơ chế phản ứng hữu cơ

(Thời lượng: 4 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

 ‒ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cơ chế phản ứng, sự phân cắt liên kết và các tiểu phân trung gian.

 ‒ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt các khái niệm về cơ chế phản ứng, sự phân cắt liên kết và các hợp chất trung gian; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

 ‒ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Năng lực hoá học

 ‒ Nhận thức hoá học: Nêu được khái niệm cơ chế phản ứng, sự phân cắt liên kết và các tiểu phân trung gian.

 ‒ Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Thu thập thông tin về vai trò của các tiểu phân trung gian trong các phản ứng hữu cơ và trong cuộc sống.

 ‒ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức về cơ chế phản ứng, sự phân cắt liên kết và các tiểu phân trung gian vào các phản ứng cụ thể.

3. Phẩm chất

‒ Tham gia tích cực hoạt động nhóm và cặp đôi phù hợp với khả năng của bản thân.

‒ Hiểu được vai trò của cơ chế phản ứng hữu cơ.

‒ Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.

 Dựa vào mục tiêu của bài học và nội dung các hoạt động của SCĐ, GV lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập một cách hiệu quả và tạo hứng thú cho HS trong quá trình tiếp nhận kiến thức, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất liên quan đến bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

‒ Tranh ảnh, sơ đồ tư duy, slides hệ thống hoá kiến thức của Bài 1.

‒ Phiếu học tập, phiếu đánh giá HS.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu

‒ Xác định được nội dung sẽ học trong bài là khái niệm cơ chế phản ứng, sự phân cắt liên kết và các tiểu phân trung gian.

‒ Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời được câu hỏi đặt ra ở tình huống khởi động.

b) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

‒ GV sử dụng kĩ thuật động não nêu câu hỏi khởi động trong SCĐ, kết hợp một số hình ảnh ví dụ về cơ chế phản ứng.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

‒ HS suy nghĩ độc lập và đưa ra các câu trả lời.

‒ GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.

Báo cáo kết quả và thảo luận

‒ GV thu các tờ giấy ghi câu trả lời của HS và liệt kê đáp án của HS cho cả lớp cùng theo dõi.  

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

‒ GV nhận xét, đánh giá chung các câu trả lời của HS.

‒ GV dẫn dắt đến vấn đề cần tìm hiểu trong bài học và đưa ra mục tiêu của bài học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI  

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ chế phản ứng

a) Mục tiêu   

 ‒ GV hướng dẫn HS nêu được khái niệm cơ chế phản ứng từ những thông tin được cung cấp trong SCĐ.

 ‒ Thông qua việc hình thành kiến thức mới, HS phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

b) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

‒ GV sử dụng slides trình bày khái niệm cơ chế phản ứng, yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận đưa ra nội dung câu trả lời cho 2 câu hỏi sau: 

* Phản ứng ở Ví dụ 2 và 3 gồm mấy giai đoạn?

* Hãy chỉ ra các tiểu phân trung gian trong Ví dụ 2 và 3.

‒ Câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 1. Qua đó, HS hình thành được khái niệm cơ chế phản ứng.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

‒ HS thảo luận theo cặp được phân công và đưa ra nội dung câu trả lời theo mẫu trong Phiếu học tập số 1.

‒ GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.

Báo cáo kết quả và thảo luận

‒ GV thu Phiếu học tập của HS, sử dụng phương pháp đánh giá đồng đẳng chéo giữa các cặp đôi bằng cách GV chữa bài, đưa ra thang điểm chấm để các nhóm đánh giá lẫn nhau. 

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

‒ HS nhận xét, bổ sung, đánh giá phiếu học tập của một số nhóm đại diện (có thể bốc thăm hoặc theo chỉ định của GV).

‒ GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận:

* Phản ứng ở Ví dụ 2 và Ví dụ 3 gồm hai giai đoạn.

* Tiểu phân trung gian bao gồm:

Giáo án Chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 12

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phân cắt liên kết đồng li

a) Mục tiêu  

‒ GV hướng dẫn HS trình bày được sự phân cắt liên kết đồng li.

‒ Thông qua việc hình thành kiến thức mới, HS phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

b) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

‒ GV tổ chức lớp học thành các nhóm nhỏ theo kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập số 2. Trong Phiếu học tập số 2, yêu cầu HS trả lời câu Thảo luận 1 trong SCĐ.

1. Hãy cho biết đặc điểm chung của sự phân cắt liên kết trong Ví dụ 4.

‒ Câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 2. Qua đó củng cố thêm kiến thức về sự phân cắt liên kết đồng li.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

 ‒ HS thảo luận theo nhóm nhỏ và đưa ra câu trả lời theo mẫu trong Phiếu học tập số 2.

 ‒ GV theo dõi, đôn đốc nhắc nhở HS tích cực tham gia vào hoạt động trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. 

Báo cáo kết quả và thảo luận

‒ GV cho HS trình bày phiếu học tập, sử dụng phương pháp thuyết trình cho HS bất kì trong nhóm trình bày về nội dung phiếu học tập của nhóm. 

‒ HS báo cáo, tiếp thu góp ý của các nhóm khác. 

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

‒ HS nhận xét, đánh giá phiếu học tập của các nhóm khác.

‒ GV nhận xét, đánh giá chung và mở rộng, củng cố sự phân cắt liên kết đồng li.

2. Cặp electron chung được chia đều cho hai nguyên tử tham gia liên kết bị phân cắt.

Hoạt động 4: Tìm hiểu sự phân cắt liên kết dị li

a) Mục tiêu  

‒ GV hướng dẫn HS trình bày được sự phân cắt liên kết dị li.

‒ Thông qua việc hình thành kiến thức mới, HS phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

b) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

− GV sử dụng slides trình bày sự phân cắt liên kết dị li, yêu cầu HS làm việc theo nhóm đưa ra nội dung trả lời cho các câu Thảo luận 2, 3 trong SCĐ vào Phiếu học tập số 3.

2. Cặp electron chung bị phân cắt như thế nào trong Ví dụ 5?

3. Khi phân cắt dị li, nguyên tố có độ âm điện lớn hơn thường mang điện tích dương hay âm?

 ‒ Câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 3. Qua đó củng cố thêm kiến thức về sự phân cắt liên kết dị li.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

‒ HS thảo luận theo nhóm được phân công và đưa ra câu trả lời theo mẫu trong Phiếu học tập số 3.

‒ GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.

Báo cáo kết quả và thảo luận

 ‒ GV có thể sử dụng vòng quay wheelofnames.com/vi/ để lựa chọn HS đại diện của nhóm trình bày câu trả lời. 

 ‒ Các HS khác thảo luận về câu trả lời của bạn, bổ sung thêm những ý còn thiếu, đưa ra những câu hỏi còn băn khoăn để GV và các bạn trong lớp cùng giải đáp. 

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

‒ HS nhận xét, bổ sung, đánh giá phiếu học tập của một số nhóm đại diện.

‒ GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận:

2.  Ở phản ứng đầu, nguyên tử bromine mang cả cặp electron còn nguyên tử carbon không lấy electron. Ở phản ứng thứ hai, carbon mang cả cặp electron còn hydrogen không lấy electron từ cặp electron liên kết.

3. Khi phân cắt dị li, nguyên tố có độ âm điện lớn hơn sẽ trở thành ion âm.

Hoạt động 5: Luyện tập

a) Mục tiêu  

‒ Củng cố, luyện tập lại các kiến thức được học.

‒ Phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

b) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập

‒ GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi thảo luận đưa ra trả lời cho câu Luyện tập trong SCĐ.

*1. Trình bày sự phân cắt dị li của liên kết C–Br trong phân tử CH3CH2–Br. 

*2. Hãy chỉ ra tiểu phân carbocation và carbanion hình thành trong Ví dụ 5.

‒ Câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 4. 

Thực hiện nhiệm vụ học tập

‒ HS thảo luận theo nhóm nhỏ và đưa ra câu trả lời theo mẫu trong Phiếu học tập số 4.

‒ GV theo dõi, đôn đốc nhắc nhở HS tích cực tham gia vào hoạt động để đưa ra câu trả lời. 

Báo cáo kết quả và thảo luận

‒ GV cho đại diện HS trình bày Phiếu học tập trước lớp. 

‒ HS báo cáo, tiếp thu góp ý của các cặp khác.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

‒ HS nhận xét, đánh giá phiếu học tập của bạn đại diện trình bày.

‒ GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận:

*1. CH3CH2–Br  → CH3CH2+  +  Br

*2. Trong Ví dụ 5, carbocation là tiểu phân mang điện tích dương ở carbon, còn carbanion là tiểu phân mang điện tích âm ở carbon.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Xem thêm giáo án Chuyên đề lớp 12 Chân trời sáng tạo các môn học hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên