Giáo án Chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Chuyên đề học tập Toán 12

Tài liệu Giáo án Chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án Chuyên đề học tập Toán 12 theo chương trình sách mới.

Giáo án Chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức (năm 2024 mới nhất)

Quảng cáo

Chuyên đề 1: Biến ngẫu nhiên rời rạc. Các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên rời rạc

Bài 1: Biến ngẫu nhiên rời rạc và các số đặc trưng

Thời gian thực hiện: 5 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức, kĩ năng

– Nhận biết khái niệm biến ngẫu nhiên rời rạc.

– Biết lập bảng phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc.

– Biết tính kì vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của biến ngẫu nhiên rời rạc và giải thích ý nghĩa.

2. Về năng lực

– Rèn luyện và phát triển năng lực toán học, đặc biệt là năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học.

– Góp phần phát triển các năng lực chung như năng lực giao tiếp và hợp tác (qua việc thực hiện hoạt động nhóm,…), năng lực thuyết trình, báo cáo (khi trình bày kết quả của nhóm), năng lực tự chủ và tự học (khi đọc phần Tìm tòi – Khám phá, làm bài tập ở nhà),…

3. Về phẩm chất

– Góp phần giúp HS rèn luyện và phát triển các phẩm chất tốt đẹp (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm):

+ Tích cực phát biểu, xây dựng bài và tham gia các hoạt động nhóm;

+ Có ý thức tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập; phát huy điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Giáo viên:

+ Giáo án, bảng phụ, máy chiếu (nếu có), phiếu học tập...

– Học sinh:

+ SGK, vở ghi, dụng cụ học tập, thước đo góc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Bài học này dạy trong 5 tiết:

+ Tiết 1: Biến ngẫu nhiên rời rạc và bảng phân phối xác suất của nó.

+ Tiết 2: Luyện tập về biến ngẫu nhiên rời rạc và bảng phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc.

+ Tiết 3: Kì vọng của biến ngẫu nhiên rời rạc.

+ Tiết 4: Phương sai và độ lệch chuẩn của biến ngẫu nhiên rời rạc.

+ Tiết 5: Luyện tập.

TIẾT 1. BIẾN NGẪU NHIÊN RỜI RẠC VÀ BẢNG PHÂN PHỐI XÁC SUẤT CỦA BIẾN NGẪU NHIÊN RỜI RẠC

Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh

Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

Mục tiêu cần đạt

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Gợi động cơ cho HS tìm hiểu về biến ngẫu nhiên rời rạc.

Nội dung: HS đọc tình huống mở đầuưu, từ đó làm nảy sinh nhu cầu tìm hiểu về biến ngẫu nhiên rời rạc và các tính chất của biến ngẫu nhiên rời rạc.

Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

Tổ chức hoạt động: HS làm việc cá nhân, dưới sự hướng dẫn của GV.

Tình huống mở đầu (3 phút)

GV sử dụng bảng phụ hoặc trình chiếu tình huống mở đầu trong SGK.

– Đặt vấn đề:

GV có thể gợi vấn đề như sau: Để tư vấn bạn Minh nên chọn câu hỏi loại I hay câu hỏi loại II, ta sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay về biến ngẫu nhiên rời rạc và xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc.

 – HS đọc và suy nghĩ về tình huống. 

+ Mục đích của hoạt động này là nảy sinh nhu cầu tìm hiểu về biến ngẫu nhiên rời rạc ở HS.

+ Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục tiêu: HS nhận biết được khái niệm biến ngẫu nhiên rời rạc; lập được bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc.

Nội dung: HS thực hiện HĐ1 & 2 và VD1, 2, 3 & 4 trong SGK.

Sản phẩm: Lời giải cho các yêu cầu cho các HĐ và VD.

Tổ chức thực hiện: HS hoạt động cá nhân, dưới sự hướng dẫn của GV.

HĐ1. Hình thành khái niệm biến ngẫu nhiên rời rạc (5 phút)

– GV sử dụng bảng phụ hoặc trình chiếu nội dung HĐ1 trong SGK.

+ Với mỗi câu hỏi GV mời một HS trả lời. Sau đó, GV chốt lại câu trả lời đúng.

– GV sử dụng bảng phụ hoặc trình chiếu Khung kiến thức trong SGK.

– HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong HĐ1.

– HS theo dõi, đọc nội dung Khung kiến thức và ghi nhớ.

HD.a) Các giá trị có thể của X là một số thuộc tập {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}.

b) Trước khi thực hiện việc gieo liên tiếp 6 lần đó, ta không nói trước được X sẽ nhận giá trị nào.

+ Mục đích của hoạt động này là hình thành khái niệm biến ngẫu nhiên rời rạc cho HS.

+ Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

Bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc (8 phút)

– GV sử dụng bảng phụ hoặc trình chiếu nội dung VD1 trong SGK.

+ GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân VD1 và GV mời 1 HS lên bảng thực hiện VD1.

– GV sử dụng bảng phụ hoặc trình chiếu phần Khung kiến thức tiếp theo trong SGK.

– HS thực hiện VD1 trong SGK.

– HS đọc nội dung phần Khung kiến thức và ghi bài.

+ Mục đích của hoạt động này là giúp HS hình thành khái niệm bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc.

+ Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

HĐ2. Củng cố khái niệm bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc (5 phút)

– GV sử dụng bảng phụ hoặc trình chiếu nội dung HĐ2 trong SGK.

+ GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân HĐ2 trong SGK.

+ GV đặt câu hỏi dẫn dắt: Tổng xác suất của các giá trị của biến ngẫu nhiên rời rạc X là bao nhiêu?

– GV sử dụng bảng phụ hoặc trình chiếu Khung kiến thức trong SGK.

– HS thực hiện HĐ2 và trả lời câu hỏi của GV.

– HS đọc nội dung Khung kiến thức trong SGK và ghi bài.HD.

X 0 1 2 3
P 18 38 38 18

+ Mục đích của hoạt động này là giúp HS hình dung được mối liên hệ giữa xác suất của các giá trị của biến ngẫu nhiên rời rạc. Từ đó, củng cố khái niệm bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc.

+ Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

Ví dụ 2 (3 phút)

– GV sử dụng bảng phụ hoặc trình chiếu nội dung VD2 trong SGK. GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân VD2, sau đó GV chốt lại đáp án đúng của VD2.

– HS đọc nội dung và thực hiện VD2.

+ Mục đích của hoạt động này là giúp HS vận dụng được kiến thức để hoàn thành bài toán liên quan.

+ Góp phần củng cố năng lực tư duy và lập luận toán học.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục tiêu: Củng cố khái niệm biến ngẫu nhiên rời rạc và sử dụng bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc để tính xác suất.

Nội dung: HS thực hiện VD3, VD4 trong SGK.

Sản phẩm: Lời giải của HS.

Tổ chức thực hiện: HS thực hiện cá nhân, dưới sự hướng dẫn của GV.

Ví dụ 3 (10 phút)

GV sử dụng bảng phụ hoặc trình chiếu nội dung VD3 trong SGK.

+ GV yêu cầu HS thực hiện VD3 trong 7 phút và mời 1 HS lên bảng thực hiện VD3, các HS khác nhận xét, GV tổng kết cách làm.

– HS thực hiện VD3 dưới sự hướng dẫn của GV.

+ Mục đích của hoạt động này là giúp HS củng cố kĩ năng vận dụng bảng phân bố xác suất để giải quyết các bài toán liên quan.

+ Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

Ví dụ 4 (10 phút)

– GV sử dụng bảng phụ hoặc trình chiếu nội dung VD4 trong SGK.

+ GV yêu cầu HS thực hiện VD3 trong 7 phút và mời 1 HS lên bảng thực hiện VD3, các HS khác nhận xét, GV tổng kết cách làm.

– HS thực hiện VD4 dưới sự hướng dẫn của GV.

+ Mục đích của hoạt động này là củng cố kĩ năng lập bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc.

+ Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Xem thêm giáo án Chuyên đề lớp 12 Kết nối tri thức các môn học hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên