Giải GDCD lớp 6 trang 18 Cánh diều
Với Giải GDCD lớp 6 trang 18 trong Bài 3: Siêng năng, kiên trì Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 6 trang 18.
Giải GDCD lớp 6 trang 18 Cánh diều
Luyện tập 1 trang 18 GDCD 6:
(1) Có người cho rằng, siêng năng, kiên trì là nguồn gốc và điều kiện để dẫn đến thành công. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao?
Lời giải:
Em đồng ý. Vì:
- Siêng năng là sự cần cù tự giác miệt mài làm việc thường xuyên điều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù khó khăn, gian khổ.
Siêng năng, kiên trì là cả một quá trình rèn luyện có sự cố gắng, nỗ lực, luôn luôn làm việc và kiên nhẫn đợi chờ thành công. Những người siêng năng, kiên trì sẽ đạt được hiệu quả trong công việc và là điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công. Vì vậy, cần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì từ khi còn nhỏ để đem lại thành công thực sự.
Luyện tập 2 trang 18 GDCD 6:
(2) Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng cần phải siêng năng, kiên trì.
B. Ai cũng cần phải siêng năng, kiên trì.
C. Những người thông minh không cần phải siêng năng, kiên trì.
Lời giải:
A. Em đồng ý với ý kiến A. Vì trong thời đại công nghiệp nếu chúng ta không học hỏi nhiều hơn nữa, siêng năng hơn nữa thì sẽ bị đi lùi và không thế nào phát triển được.
B. Em đồng ý với ý kiến B. Vì siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống. Người siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý. Ai cũng phải rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì từ khi còn nhỏ.
C. Em không đồng ý với ý kiến C. Vì ai cũng cần phải siêng năng, kiên trì. Con người muốn tồn tại phải siêng năng, kiên trì lao động để tạo ra của cải, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngược lại, nếu không chịu khó, kiên trì trong lao động thì sẽ đói nghèo và không đạt được mục đích gì, trở thành kẻ ăm bám cho gia đình và xã hội, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa.
Luyện tập 3 trang 18 GDCD 6:
(3) Buổi tối, Hải làm bài tập Tiếng Anh. Những bài đầu Hải giải rất nhanh, nhưng đến các bài sau Hải đọc thấy khó quá bèn suy nghĩ: “Mình sẽ không làm nữa, sang nhà bạn Hoàng giải hộ”. Nhưng rồi, Hải lại băn khoăn: “Liệu Hoàng có nhà không? Thôi, giờ sang nhà Liên chép bài của bạn vẫn chưa muộn, vì Liên ở ngay gần nhà mình”.
a) Em có đồng ý với suy nghĩ của Hải không? Vì sao?
b) Nếu em là bạn của Hải, em có thể khuyên Hải điều gì?
Lời giải:
a) Em không đồng ý với suy nghĩ của Hải. Vì việc làm của Hải trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập: gặp bài khó thì ngại suy nghĩ và bỏ qua. Nếu gặp bài tập khó thì mình phải tìm những cách giải khác tốt hơn, như thế sẽ vận động khả năng tư duy và nhớ lâu hơn chứ không phải đi chép của bạn.
b) Nếu em là bạn của Hải, em sẽ khuyên Hải cần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì bằng cách chăm chỉ học tập, tìm tòi cách giải các bài toán khó. Hải có thể lên mạng tìm cách giải các bài khác tương tự, hoặc gọi điện hỏi bạn cách giải chứ không phải chép bài bạn. Mỗi khi giải được bài khó, bạn sẽ tìm thấy niềm tin của sự thành công, chắc chắn sẽ đạt được kết quả học toán ngày càng tốt hơn và nhận được sự tin yêu, nể phục của các bạn trong lớp.
Luyện tập 4 trang 18 GDCD 6: (4) Kể về một tấm gương siêng năng, kiên trì mà em biết. Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
Lời giải:
Nguyễn Ngọc Kí. Nguyễn Ngọc Ký (sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là nhà giáo tại Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và bị bại liệt cả 2 tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”.
Luyện tập 5 trang 18 GDCD 6: (5) Em hiểu thế nào về câu nói “Có công mài sắt có ngày nên kim”?
Lời giải:
“Có công mài sắt có ngày nên kim” muốn khuyên răn chúng ta rằng chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn. Chúng ta có nhận thấy được rằng từ xưa đến này hầu hết những con người thành công là đều nhờ vào ý chí và lòng kiên trì của mình.
Vận dụng 1 trang 18 GDCD 6:
(1) Phát động chiến dịch “Kiên trì không bỏ cuộc”.
- Cả lớp lập một bản cam kết từ đầu năm học về việc tập thể dục 10 phút mỗi buổi sáng.
Bản cam kết ghi rõ:
+ Nội dung cam kết
+ Thời gian
+ Điều kiện
+ Thành phần tham gia.
- Người lập cam kết ghi rõ họ, tên và kí; người tham gia cam kết cũng nghi rõ họ tên và kí; bố mẹ kí người làm chúng.
- Cuối mỗi tuần thống kê, tổng kết xem ai là người kiên trì thực hiện được đúng cam kết.
Lời giải:
BẢN CAM KẾT
Nội dung cam kết: Mỗi buổi sáng cả lớp 6A sẽ dành 10 phút để tập thể dục.
Thời gian: Từ 8h-8h10 từ thứ hai đến thứ 6 trong cả năm học.
Điều kiện: Các bạn trong lớp có mặt đúng giờ trước sân nhà thể chất, xếp hàng ngay ngắn và đầy đủ.
Thành phần tham gia: Tập thể lớp 6A
Người lập cam kết |
Người tham gia cam kết |
Người làm chứng |
(Kí, ghi rõ họ tên) |
(Kí, ghi rõ họ tên) |
(Kí, ghi rõ họ tên) |
Cuối mỗi tuần thống kê, tổng kết xem ai là người kiên trì thực hiện được đúng.
Vận dụng 2 trang 18 GDCD 6: (2) Em hãy lập kế hoạch rèn luyện tính siêng năng, kiên trì của cá nhân và tự đánh giá việc thực hiện của mình.
Lời giải:
Lĩnh vực |
Kế hoạch rèn luyện |
Học tập |
- Lập làm bài tập thường xuyên, đầy đủ. - Làm thêm các bài tập nâng cao. |
Sinh hoạt |
- Đặt đồng hồ dậy sớm, vệ sinh cá nhân, kiên trì tập thể dục buổi sáng để có sức khỏe tốt và có trạng thái tỉnh táo trước khi đi học. - Phụ giúp bố mẹ việc nhà mỗi chiều đi học về. |
* Sau khi thực hiện các kế hoạch trên, em thấy:
- Trong các tiết học trên lớp em đã năng động và hiểu bài hơn, do em tập trung tốt hơn và tỉnh táo trong giờ học.
- Em đã không bị các bạn nhắc nhở việc thiếu bài tập về nhà, đồng thời em đã học tốt hơn, các bài thi đạt điểm cao hơn.
- Nhờ chăm chỉ làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ mỗi chiều, em đã thấy bố mẹ rất vui và tự hào hơn về em.
Lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
GDCD lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
GDCD lớp 6 Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục công dân 6 Cánh diều
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều