Giải GDCD lớp 6 trang 47 Cánh diều

Với Giải GDCD lớp 6 trang 47 trong Bài 9: Tiết kiệm Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 6 trang 47.

Giải GDCD lớp 6 trang 47 Cánh diều

Luyện tập 2 trang 47 GDCD 6:

(2) Xây dựng lời thoại, đóng vai và giải quyết tình huống: 

Hà đang dùng hộp bút màu rất tốt, nay lại được bạn tặng thêm một hộp giống hệt hộp đang dùng nhân dịp sinh nhật. Hà định bỏ hộp bút màu đang sử dụng để dùng hộp mới. 

a) Suy nghĩ của Hà đúng hay sai? Vì sao? 

b) Em sẽ khuyên Hà như thế nào?

Quảng cáo

Lời giải:

Xây dựng lời thoại

- Hồng: Nhân dịp sinh nhật, mình tặng cậu món quà này. Mong cậu sẽ thích nó.

- Hà: Mình cảm ơn cậu. Mình thích lắm, mình sẽ bỏ hộp bút màu đang sử dụng để dùng hộp mới.

a) Em nghĩ bạn Hà sai vì khi hộp bút màu cũ của bạn vẫn dùng được hãy dùng hết rồi hãy sang hộp mới như thế sẽ tiết kiệm màu hơn.

b) Em sẽ khuyên Hà là hộp màu của bạn vẫn còn sử dụng được hãy dùng hết rồi hãy sang hộp mới như thế sẽ tiết kiệm hơn.

Luyện tập 3 trang 47 GDCD 6:

(3) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? 

A. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn. 

B. Tiết kiệm tiền của là chi tiêu hợp lí, không hoang phí. 

C. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. 

D. Tiết kiệm tiền của chỉ là việc của gia đình nghèo.

Quảng cáo

Lời giải:

A. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn. Em không đồng tình. Vì tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. Sử dụng hợp lí là biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra chứ không phải keo kiệt, bủn xỉn. 

B. Tiết kiệm tiền của là chi tiêu hợp lí, không hoang phí. Em đồng tình. Vì tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.Người có lối sống tiết kiệm là người luôn có ý thức tiết kiệm, tránh lãng phí, thất thoát của cải vật chất một cách vô ích.

C. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. Em đồng tình. Vì tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

D. Tiết kiệm tiền của chỉ là việc của gia đình nghèo. Em không đồng tình. Vì ai cũng phải tiết kiệm. Tiết kiệm không chỉ giúp ích cho bản thân, mà chi phí nước nhà cũng giảm bớt.

Luyện tập 4 trang 47 GDCD 6:

(4) Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (tán thành hoặc không tán thành). Vì sao? 

A. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tài sản, lao động, thời gian và đồ dùng nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. 

B. Tiết kiệm không có nghĩa là sống qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lốc, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng. 

C. Hành vi thể hiện lối sống tiết kiệm phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh.

Quảng cáo

Lời giải:

A. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tài sản, lao động, thời gian và đồ dùng nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Em tán thành. Vì tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. Sử dụng hợp lí là biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

B. Tiết kiệm không có nghĩa là sống qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lốc, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng. Em tán thành. Vì tiết kiệm là biết cách sử dụng hợp lí, tối ưu hóa chứ không phải tùy tiện và tiết kiệm trong lối sống hàng ngày chứ   không phải trong giao tiếp, ứng xử.

C. Hành vi thể hiện lối sống tiết kiệm phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh. Em tán thành. Vì tiết kiệm là giúp ích cho bản thân, gia đình nhưng nên tiết kiệm theo mức vừa phải đúng theo nhu cầu bản thân và xã hội.

Vận dụng 1 trang 47 GDCD 6:

(1) Lập kế hoạch tiết kiệm: 

- Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người có lối sống tiết kiệm? 

- Hãy xây dựng kế hoạch rèn luyện lối sống tiết kiệm của bản thân và chia sẻ với bố mẹ hoặc thầy cô giáo về kế hoạch của mình.

Quảng cáo

Lời giải:

- Em sẽ rèn luyện để trở thành người có lối sống tiết kiệm 

+ Tránh lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí. 

+ Sắp xếp việc làm khoa học: Lập và thực hiện đúng thời gian biểu, sắp xếp công việc hợp lí…

+ Bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động: Viết giấy hết trang mới bỏ, dùng giấy cũ để làm nháp, mua đủ đồ dùng học tập, bảo quản đồ cẩn thận…

+ Sử dụng điện, nước hợp lí. 

+ Tổ chức sinh nhật ở nhà đơn giản và tiết kiệm.

Vận dụng 2 trang 47 GDCD 6:

(2) Sưu tầm: 

Em hãy sưu tầm và chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp những câu chuyện, tấm gương về lối sống tiết kiệm mà em biết. Em học được điều gì từ những câu chuyện, tấm gương đó?

Lời giải:

Câu chuyện 1: Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với người phụ nữ:

- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.

Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo:

- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.

Bài học kinh nghiệm: Câu chuyện nhỏ trên thấy rằng chúng ta cần noi gương ở Bác đức tính giản dị và tiết kiệm. Tiết kiệm có thể giúp những người còn khó khăn hơn chúng ta, giúp cho những người thật sự cần giúp đỡ, như thế ta sẽ vui mà người nhận cũng sẽ cùng vui.

Câu chuyện 2: Thời gian quý báu lắm - 10 phút cũng là quá trễ

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khoá V Trường Huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:

– Chú đến chậm mấy phút?

– Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

– Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Bài học kinh nghiệm: Câu chuyện ấy là lời nhắc nhở có ý nghĩa sâu sắc đối với mọi người về đức tính tiết kiệm. Tiết kiệm thời gian dù chỉ là 10 phút.

Vận dụng 3 trang 47 GDCD 6:

(3) Vẽ các bức tranh về chủ đề “Tiết kiệm”: 

- Dưới mỗi bức tranh, em hãy viết một thông điệp dễ ghi nhớ để nhắc nhở bản thân và mọi người thường xuyên thực hành tiết kiệm trong cuộc sống. 

- Hãy chia sẻ với thầy cô và bạn bè về bức tranh và thông điệp của em

Lời giải:

Vẽ bức tranh tuyên truyền về tiết kiệm điện điện, nước

* Định hướng (gợi ý):

- Chủ đề về các việc làm tiết kiệm điện, nước hoặc hậu quả nếu lãng phí điện, nước.

- Màu sắc: Tươi sáng với việc làm tiết kiệm và nổi bật với việc làm lãng phí.

* Bài mẫu:

Vẽ các bức tranh về chủ đề “Tiết kiệm”: Dưới mỗi bức tranh, em hãy viết Vẽ các bức tranh về chủ đề “Tiết kiệm”: Dưới mỗi bức tranh, em hãy viết

Lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 9: Tiết kiệm Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên