Lý thuyết Hóa học 12 Chân trời sáng tạo Bài 13: Điện phân

Với tóm tắt lý thuyết Hóa 12 Bài 13: Điện phân sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 12.

Lý thuyết Hóa 12 Chân trời sáng tạo Bài 13: Điện phân

Quảng cáo

I. ĐIỆN PHÂN NÓNG CHẢY, ĐIỆN PHÂN DUNG DỊCH

Điện phân là quá trình oxi hoá - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li.

1. Nguyên tắc điện phân nóng chảy

- Nguyên tắc:

+ Tại cathode (điện cực âm): xảy ra quá trình khử ion dương.

+ Tại anode (điện cực dương): xảy ra quá trình oxi hoá ion âm.

- Ví dụ: Điện phân nóng chảy NaCl:

+ Khi nóng chảy, NaCl phân li thành ion: NaCl → Na+ + Cl-.

+ Khi dòng điện một chiều có hiệu điện thế phù hợp đi qua NaCl nóng chảy, ion Cl- di chuyển về cực dương, ion Na+ di chuyển về cực âm.

Ở cực âm (cathode) xảy ra quá trình khử ion Na+:

Na+ + e→ Na

Ở cực dương (anode) xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl-:

Cl12Cl2+e

Quảng cáo

Quá trình điện phân NaCl nóng chảy có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:

Lý thuyết Hóa học 12 Chân trời sáng tạo Bài 13: Điện phân

Phương trình hoá học của quá trình điện phân NaCl nóng chảy:

NaClđpncNa+12Cl2

2. Nguyên tắc điện phân dung dịch

- Nguyên tắc: Nguyên tắc điện phân dung dịch:

+ Ở cathode, ưu tiên điện phân chất có tính oxi hoá mạnh hơn;

+ Ở anode, ưu tiên điện phân chất có tính khử mạnh hơn.

Chú ý: Khi điện phân dung dịch, ngoài các ion của chất điện phân, còn có sự tham gia của dung môi H2O.

- Ví dụ: Điện phân dung dịch CuSO4, điện cực graphite (than chì)

Lý thuyết Hóa học 12 Chân trời sáng tạo Bài 13: Điện phân

+ Ở cathode có thể xảy ra sự khử ion Cu2+ hoặc H2O. Tuy nhiên, ion Cu2+ dễ bị khử hơn H2O nên Cu2+ được ưu tiên điện phân trước:

Cu2+ + 2e → Cu

Quảng cáo

+ Ở anode có thể xảy ra sự oxi hoá ion SO42 hoặc H2O. Tuy nhiên, H2O dễ bị oxi hoá hơn nên H2O được ưu tiên điện phân trước:

H2O12O2+2H++2e

Sơ đồ điện phân:

Lý thuyết Hóa học 12 Chân trời sáng tạo Bài 13: Điện phân

Phương trình hóa học của phản ứng điện phân:

CuSO4+H2OđpddCu+12O2+H2SO4

II. ỨNG DỤNG

Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống như luyện kim, tinh chế kim loại, mạ điện,...Ví dụ:

+ Kim loại nhôm được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nóng chảy aluminium oxide (Al2O3), điện cực than chì, khi có mặt cryolite (Na3AlF6) nóng chảy.

+ Phương pháp điện phân với anode tan được dùng để tinh chế một số kim loại như Cu, Ag,...Phương phápnày cũng được sử dụng trong kĩ thuật mạ điện nhằm mục đích bảo vệ kim loại không bị ăn mòn và làm chúng trở nên sáng bóng, đẹp với lớp mạ rất mỏng. Trong kĩ thuật mạ điện, anode là kim loại dùng để mạ (như Ag, Cu, Au, Cr, Ni, Sn, ...) và cathode là vật cần mạ.

Quảng cáo

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên