Bài tập về Halogen trong đề thi đại học có đáp án



Bài viết về Halogen trong đề thi đại học với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về Halogen trong đề thi đại học.

Bài tập về Halogen trong đề thi đại học có đáp án

Câu 1 (ĐHB 2012): Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

Quảng cáo

A. 16,0.    B. 18,0.    C. 16,8.    D. 11

Lời giải:

Đáp án A.

(HD : Kết quả sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại ⇒ Fe dư

Fe + 2H+ → Fe2++ H2

Fe + Cu2+ → Fe2++ Cu

Có: nFe2+ = 0,5nH+ + nCu2+ = 0,25 mol

Bảo toàn khối lượng: mFe + mCu2+ + mH+ = mhh KL + mH2 + mFe2+

⇒ m + 64.0,15 + 0,2 = 0,725m + 2.0,1 + 56.0,25

⇒ m = 16g)

Câu 2 (ĐHB 2010): Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch

A. Pb(NO3)2. B. NaHS. C. AgNO3. D. NaOH.

Lời giải:

Đáp án B.

Câu 3 (CĐ 2007): Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là

A. 24,24%.     B. 11,79%.     C. 28,21%.     D. 15,76%.

Lời giải:

Đáp án B.

Quảng cáo

(HD: Fe+2HCl → FeCl2 + H2

       a          2a           a           a

Mg + 2HCl → MgCl2+H2

b         2b         b         b

mchất rắn X = 56a + 24b ; mddHCl = 36,5/20% .2.(a + b) = 365(a + b)

mFeCl2 = 127a; mMgCl2 = 95b, mH2 = 2(a + b)

⇒ mddsau pư = 56a + 24b + 365(a + b) – 2(a + b) = 419a + 387b

C%FeCl2 = 127a / (419a +387b) = 15,76

Giải PT ⇒ a = b

⇒ C%MgCl2 = 95/(419+387) = 11,79%)

Câu 4 (CĐ 2007): Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là

A. 0,75M.     B. 1M.     C. 0,25M.     D. 0,5M.

Lời giải:

Đáp án D.

(HD: Gọi số mol HCl là x mol

Giả sử KOH hết ⇒ mKCl = 74,5 . 0,1 = 7.45(g) > 6,525 ⇒KOH dư ,HCl hết.

ta có : (0,1 - x).56 + x.(39 + 35,5) = 6,525 ⇒ x = 0,05 Mol ⇒CM = 0,5M)

Câu 5 (CĐ 2009): Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M

A. Mg.     B. Ca.    C. Be.     D. Cu.

Lời giải:

Đáp án A.

(HD: mrắn sau − mM = mCl2 + mO2 ⇒ 71nCl2 + 32nO2 = 23 − 7,2 = 15,8 g (1)

⇒nkhí = nCl2 +nO2 = 0,25 mol (2) Giải hệ (1) và (2) ⇒nCl2 = 0,2; nO2 = 0,05 mol

Gọi hóa trị của M là x

⇒ Bảo toàn e: x × nM = 2nCl2 + 4nO2 ⇒ x × 7,2M = 2×0,2+4×0,05 ⇒ M = 12x

⇒x = 2 thỏa mãn ⇒ M = 24 g (Mg)).

Quảng cáo

Câu 6:(ĐHB 2009): Khi hoà tan hoàn toàn 0,02 mol Au bằng nước cường toan thì số mol HCl phản ứng và số mol NO (sản phẩm khử duy nhất) tạo thành lần lượt là

A. 0,03 và 0,02.     B. 0,06 và 0,01.     C. 0,03 và 0,01.     D. 0,06 và 0,02.

Lời giải:

Đáp án B.

(HD: Au + 3HCl + HNO3 → AuCl3 + NO + 2H2O

0,02

nNO = nAu = 0,02 mol , nHCl =3. nAu = 0,06 mol)

Câu 7: (ĐH B – 2008) Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là

A. N, P, F, O.     B. N, P, O, F.     C. P, N, O, F.     D. P, N, F, O.

Lời giải:

Đáp án C.

Câu 8: (B-2013): Trong các phát biểu sau:

(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.

(b) Axit flohiđric là axit yếu

(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.

(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7

(e) Tính khử của các halogenua tăng dần theo thứ tự F-, Cl-, Br-, I-.

Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2    B. 3    C. 4    D. 5

Lời giải:

Đáp án B ( a, b, c, e)

Quảng cáo

Câu 9: (ĐH B – 2009) Cho các phản ứng sau

4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O.

HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O.

2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O.

2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

A. 3.    B. 1.    C. 4.    D. 2.

Lời giải:

Đáp án D (Pt 1,3)

Câu 10: (ĐH A – 2008) Cho các phản ứng sau

4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

2HCl + Fe → FeCl2 + H2.

14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.

6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.

16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là

A. 4.    B. 2.    C. 3.    D. 1.

Lời giải:

Đáp án B (Pt 2, 4)

Câu 11: (ĐH B – 2008) Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là

A. 3.    B. 4.    C. 5.    D. 6.

Lời giải:

Đáp án B (Cl2, SO2, Fe2+, Mn2+)

Câu 12: (ĐH A – 2009) Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là

A. KMnO4.    B. CaOCl2.    C. K2Cr2O7.    D. MnO2.

Lời giải:

Đáp án C

Câu 13: (ĐH B – 2009) Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là

A. 52,8%.    B. 58,2%.    C. 47,2%.    D. 41,8%.

Lời giải:

(HD: TH 1: Cả hai muối NaX và NaY đều cho kết tủa khi pư với AgNO3

NaZ + AgNO3 → NaNO3 + AgZ↓

a_______________________a

Ap dụng pp tăng giảm khối lượng a = (8,61 - 6,03 )/ (108-23)

→ a = 0,03 → MNaZ= 6,03/0,03 → Z = 178

X và Y là I(127) và At(210), nhưng At không có tự nhiên nên TH này loại

TH 2: Chỉ có 1 muối tạo kết tủa nghĩa là hai muối này là NaF và NaCl

nAgCl = 8,61/143,5 = 0,06 mol

NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓

0,06____________________0,06

mY = mNaCl = 0,06.58,5 = 3,51g

mX = mNaF = 6,03 - 3,51 = 2,52g

%NaF = 2,52/6,03 .100% = 41,8% )

Đáp án D

Câu 14: (CĐ A – 2009) Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là

A. 3.    B. 2.    C. 5.    D. 4.

Lời giải:

Đáp án A (FeCl2, Fe(NO3)2, FeSO4).

Câu 15: Phản ứng giữa hydro và chất nào sau đây thuận nghịch

A. Flo.    B. Clo.    C. Iot.    D. Brom

Lời giải:

Đáp án C

Câu 16: (ĐH A – 2007) Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách

A. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

B. Điện phân nóng chảy NaCl.

C. Cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.

D. Cho dd HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

Lời giải:

Đáp án D

Câu 17: (ĐH B – 2007) Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là (cho Cl = 35,5; K = 39)

A. 0,48M.    B. 0,24M.    C. 0,4M.    D. 0,2M.

Lời giải:

(HD: nCl2 = 0,6 mol, nKCl = 0,5 mol.

Phản ứng với KOH ở 100 độ C:

3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O.

0,6 mol                          0,5 mol

Từ PT ⇒ Cl2 dư nên số mol KOH tính theo số mol KCl

⇒ nKOH = 0,6 mol ⇒ CMKOH= 0,6/2,5 = 0,24 M

Đáp án B

Câu 18: (ĐH B – 2009) Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 28,7.    B. 68,2.    C. 57,4.    D. 10,8.

Lời giải:

(HD: Gọi số mol của FeCl2 là x

→ 127x + 58,5 × 2x = 24,4 ⇒ x = 0,1

PTHH: FeCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Fe(NO3)2

0,1 mol

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

0,2 mol

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3+ Ag

0,1 mol

m = mAgCl + mAg = (0,2 + 0,2) × 143,5 + 108 × 0,1 = 68,2 (g) )

Đáp án B

Câu 19: (ĐH B – 2007) Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là (cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137)

A. Ca và Sr.     B. Sr và Ba.     C. Mg và Ca.     D. Be và Mg.

Lời giải:

(HD: Kim loại nhóm IIA, có mức oxi hóa = +2 trong hợp chất.

nH2 = 0,03 mol

Gọi X là kí hiệu chung của 2 kim loại

X + 2HCl → XCl2 + H2O

⇒ M = 1,67/0,03 = 55,67

MCa = 40 < 55,67 < MSr = 88)

Đáp án A

Câu 20: (CĐ A – 2009) Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là

A. dung dịch H2SO4 đậm đặc .    B. Na2SO3khan.

C. dung dịch NaOH đặc     D. CaO .

Lời giải:

Đáp án A

Câu 21: (ĐH A – 2009) Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là

A. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.    B. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.

C. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3.    D. FeS, BaSO4, KOH.

Lời giải:

Đáp án A

Câu 22 (A-2014): Cho phản ứng sau: NaXrắn + H2SO4 đặc Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án NaHSO4 + HX khí

Các hiđro halogennua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là

A. HCl, HBr, HI    B. HF, HCl

C. HBr, HI    D. HF, HCl, HBr, HI

Lời giải:

Đáp án B

Câu 23 (B-2014): Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (ở đktc) đã phản ứng là

A. 17,92 lít    B. 6,72 lít    C. 8,96 lít    D. 11,2 lít

Lời giải:

(HD: Bảo toàn khối lượng mCl2 = mMuối − mKL = 28,4 gm

⇒ nCl2 = 0,4 mol ⇒ V = 8,96 (l) )

Đáp án C

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 10 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


nhom-halogen.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên