Alcohol lớp 11 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 11)
Tài liệu Alcohol Hóa học lớp 11 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa học 11.
Alcohol lớp 11 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 11)
Xem thử chuyên đề Hóa học 11 KNTT
Chỉ từ 450k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 11 (cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. KHÁI NIỆM, DANH PHÁP
1) Khái niệm
- Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử chứa nhóm hydroxy (-OH) liên kết với nguyên tử carbon no.
2) Phân loại
a)Alcohol no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1OH (n≥1).
Trong phân tử có một nhóm -OH liên kết với gốc alkyl.
Ví dụ: CH3-OH (methanol); CH3-CH2-OH (ethanol)
b) Alcohol không no, có 1 liên kết đôi, đơn chức, mạch hở: CnH2n-1OH (n ≥ 2).
Ví dụ: CH2=CH-CH2OH: allyl alcohol
c) Alcohol thơm, đơn chức:
d) Alcohol đa chức (polyalcohol): chứa 2 hay nhiều nhóm -OH.
Ví dụ: HO-CH2-CH2-OH: ethylene alcohol; HO-CH2-CH(OH)-CH2OH: glycerol
3) Bậc của alcohol
Là bậc của nguyên tử carbon (C) liên kết với nhóm hydroxy (-OH).
Ví dụ: CH3–CH2–CH2–CH2OH: alcohol bậc I;
CH3–CH2–CH(CH3) –OH: alcohol bậc II; CH3–C(CH3)2–OH: alcohol bậc III
4) Danh pháp
a) Danh pháp thay thế
- Chọn mạch chính và đánh số C
+ Chọn mạch C dài nhất, nhiều nhánh nhất, chứa liên kết bội (nếu có).
+ Đánh số ưu tiên từ phía gần: -OH > liên kết bội > nhánh.
+ Nếu nhóm -OH chỉ có một vị trí duy nhất thì không cần số chỉ vị trí nhóm -OH.
Ví dụ: CH3-CH2-CH2-CH2-OH: butan-1-ol; CH3-CH2-CH(OH)-CH3: butan-2-ol
CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-OH: 3-methylbutan-1-ol
Ví dụ: HO-CH2-CH2-OH: ethane-1,2-diol; HO-CH2-CH(OH)-CH2OH: propane-1,2,3-triol
b) Tên thường
CH3-OH: methyl alcohol |
CH3-CH(CH3)-OH: isopropyl alcohol |
C2H5-OH: ethyl alcohol |
HO-CH2-CH2-OH: ethylene glycol |
CH3CH2CH2OH: propyl alcohol |
HO-CH2-CH(OH)-CH2OH: glycerol |
II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
Trong phân tử alcohol, các liên kết O-H và C-O đều phân cực về phía nguyên tử oxygene (do O có độ âm điện lớn → Trong các phản ứng hóa học, alcohol thường bị phân cắt ở liên kết O-H hoặc C-O. |
III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Ở điều kiện thường, các alcohol no, đơn chức từ C1 đến C12 ở trạng thái lỏng, các alcohol từ C13 trở lên ở trạng thái rắn
- Ethylene glycol, glycerol là chất lỏng sánh, nặng hơn nước và có vị ngọt.
- Alcohol có nhiệt độ sôi cao hơn các hydrocarbon, dẫn xuất halogene có phân tử khối tương đương (do có liên kết hydrogen liên phân tử)
- Alcohol có khối lượng phân tử nhỏ, tan tốt trong nước, độ tan giảm khi khối lượng phân tử tăng (do có liên kết hydrogen với nước).
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1) Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm -OH
Alcohol phản ứng với các kim loại mạnh như sodium, potassium giải phóng khí hydrogen:
2R-OH + 2Na 2RONa + H2; R(OH)a + aNa R(ONa)a + 0,5aH2.
2) Phản ứng tạo ether
- Phản ứng giữa hai phân tử alcohol tạo ether:
Ví dụ: Tách nước ở 140oC hỗn hợp hai alcohol CH3OH và C2H5OH
→ Tách nước hỗn hợp 2 alcohol CH3OH và C2H5OH thu được hỗn hợp 3 ether.
3) Phản ứng tạo alkene
- Xúc tác: bột Al2O3 nung nóng hoặc đun alcohol với H2SO4 đặc, H3PO4 đặc
Ví dụ 1: C2H5OH C2H4 + H2O
- Phản ứng tách nước của alcohol tạo alkene ưu tiên theo quy tắc Zaitsev:
- Trong phản ứng tách nước của alcohol, nhóm -OH bị tách ưu tiên cùng với nguyên tử hydrogene ở carbon bên cạnh có bậc cao hơn.
4) Phản ứng oxi hóa
a) Oxi hóa không hoàn toàn (phản ứng với CuO, to).
- Alcohol bậc 1 bị oxi hóa tạo aldehyde: RCH2OH + CuO RCHO + Cu↓ + H2O
- Alcohol bậc hai bị oxi hóa tạo ketone: R–CH(OH)–R’ + CuO R–COR’ + Cu↓ + H2O
- Alcohol bậc III khó bị oxi hóa.
b)Phản ứng cháy của alcohol: CnH2n+1OH + O2 nCO2 + (n+1)H2O
5) Phản ứng riêng của polyalcohol với Cu(OH)2
Các polyalcohol có các nhóm -OH liền kề nhau như ethylene glycol, glycerol có thể tác dụng với copper (II) hydroxide tạo thành dung dịch màu xanh lam đậm.
→ Phản ứng này dùng để nhận biết các polyalcohol có các nhóm -OH liền kề.
V. ỨNG DỤNG
VI. ĐIỀU CHẾ
1) Hydrate hóa alkene (alkene cộng nước):
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong công nghiệp để điều chế ethanol:
2) Điều chế ethanol bằng phương pháp sinh hóa
Khi lên mên tinh bột, enezyme sẽ phân giải tinh bột thành glucose, sau đó glucose sẽ chuyển hóa thành ethanol:
3) Điều chế glycerol
Trong công nghiệp, glycerol được tổng hợp từ propylene theo sơ đồ sau:
A. CÁC DẠNG CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Gọi tên thông thường của các alcohol sau:
Công thức |
Tên gọi |
Công thức |
Tên gọi |
CH3OH |
CH3CH(OH)CH3 |
||
C2H5OH |
C2H4(OH)2 |
||
CH3CH2CH2OH |
C3H5(OH)3 |
Câu 2: Gọi tên thay thế của các alcohol sau:
STT |
Công thức |
Tên thay thế |
1 |
CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - OH | |
2 |
||
3 |
||
4 |
||
5 |
||
6 |
||
7 |
HO-CH2-CH2-CH(OH)-CH3 |
|
8 |
CH3-CH(OH)-CH(OH)-CH(CH3)CH3 |
Câu 3: Viết công thức cấu tạo của các alcohol có tên gọi dưới đây
a) Pentan-1-ol; b) but-3-en-1-ol;
c) 2-methylpropan-2-ol; d) butane-2,3-diol;
Câu 4: Viết công thức cấu tạo, gọi tên thay thế của các alcohol có công thức phân tử là C4H10O. Xác định bậc của alcohol trong mỗi trường hợp.
Câu 5: Viết công thức khung phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên thay thế của các alcohol có cùng công thức phân tử C5H12O. Xác định bậc của alcohol.
Câu 6: Viết công thức cấu tạo sản phẩm của phản ứng oxi hóa các alcohol sau bằng CuO đun nóng
a) CH3OH; b) CH3CH(OH)CH2CH3
Câu 7: Nêu phương pháp hóa học để phân biết methalnol và ethyleneglycol
Câu 8: Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong sơ đồ điều chề glycerol từ propylene.
Câu 9: Hoàn thành các PTHH sau:
(1) C2H5OH + Na (2) C3H5(OH)3 + Na (3) C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 (4) CH3OH (5) CH3OH + C2H5OH (6) CH3CH2OH + CuO (7) CH3-CH(OH)-CH3 + CuO (8) C3H7OH + O2 (9) C6H12O6 |
Câu 10: Tìm thông tin thích hợp điền vào chỗ trống trong mỗi phát biểu sau:
a) Propane-1,2,3-triol có tên thông thường là ........
b) Cho ethane-1,2-diol vào ống nghiệm có Cu(OH)2 và dung dị lắc nhẹ, hiện tượng quan sát được là
c) Đun nóng hỗn hợp gồm ethanol, methanol và H2SO4 thu được tối ta ......(1)...... ether có công thức cấu tạo là .......(2)......
d) Cho a mol alcohol R(OH)n phản ứng với Na (dư), thu được tối đa a mol khí H2. Giá trị của n là .......
Câu 11: Viết Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
Câu 12: Thí nghiệm theo sơ đồ sau đây được dùng để điều chế một lượng nhỏ ethylene trong phòng thí nghiệm.
a)Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Tại sao lại dùng phương pháp đẩy nước để thu khí ethylene.
c) Nêu tác dụng của bông tẩm dung dịch NaOH.
d) Đề xuất thí nghiệm để nhận biết khí tạo thành.
Câu 13: Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ X cho thấy phần trăm khối lượng ba nguyên tố C, H và O lần lượt là 64,86%; 13,51% và 21,63%. Phổ MS của X được cho trên hình 5.2.
a) Tìm công thức phân tử của X
b) Phổ hồng ngoại của X có tín hiệu hấp thụ trong vùng 3650 – 3200 cm-1. Viết công thức cấu tạo có thể có của X.
c) Oxi hóa X bằng CuO, đun nóng, thu được một aldehyde có mạch carbon phân nhánh. Tìm công thức cấu tạo đúng và gọi tên X.
................................
................................
................................
Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 11 các chủ đề hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều