Bài tập lý thuyết về hidro, nước lớp 8 (cực hay)
Bài viết lý thuyết về hidro, nước lớp 8 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về hidro, nước lớp 8.
Bài tập lý thuyết về hidro, nước lớp 8 (cực hay)
A. Lý thuyết & Phương pháp giải
Một số lý thuyết cần nắm vững để làm được các bài tập lý thuyết về hiđro và nước:
I. Hiđro
1. Tính chất vật lí:
Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước.
2. Tính chất hóa học:
Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt.
a) Tác dụng với oxi
Hiđro cháy trong oxi cho ngọn lửa màu xanh và tạo thành nước
Phương trình hóa học: 2H2 + O2 2H2O
b) Tác dụng với một số oxit kim loại
- Hiđro có tính khử, khử một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
Phương trình hóa học: H2 + CuO Cu + H2O
3. Ứng dụng
- Làm nguyên liệu cho động cơ tên lửa, nhiên liệu cho động cơ ô tô thay cho xăng
- Làm nguyên liệu trong sản xuất amonia, axit và nhiều hợp chất hữu cơ
- Dùng để điều chế kim loại từ oxit của chúng
- Bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì là khí nhẹ nhất.
4. Điều chế
a) Trong phòng thí nghiệm
Nguyên tắc: cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại kẽm (hoặc sắt, nhôm).
Ví dụ: H2SO4 + Zn → ZnSO4 + H2↑
b) Trong công nghiệp
- Điện phân nước: 2H2O điện phân→ 2H2↑ + O2↑
- Hoặc dùng than khử oxi của nước trong lò khí than hoặc sản xuất H2 từ khí thiên nhiên, khí dầu mỏ.
II. Nước
1. Thành phần hóa học của nước
a) Sự phân hủy nước: Khi có dòng điện một chiều chạy qua, nước bị phân huỷ thành khí hiđro và oxi
Phương trình hóa học: 2H2O điện phân→ 2H2↑ + O2↑
b) Sự tổng hợp nước
Phương trình hóa học: 2H2 + O2 2H2O
c) Kết luận
Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi.
- Tỉ lệ thể tích: 2 phần khí khí H2 và 1 phần khí O2.
- Tỉ lệ khối lượng: 1 phần hiđro và 8 phần oxi.
2. Tính chất vật lý
- Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100ºC (dưới áp suất khí quyển là 760mmHg), hóa rắn ở 0ºC.
- Hoà tan nhiều chất: rắn (như muối ăn, đường…), lỏng (như cồn, axit …), khí (như amonia, hiđro clorua…).
3. Tính chất hóa học
Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường, tác dụng với một số bazơ và tác dụng với nhiều acidic oxide.
a) Tác dụng với kim loại
Nước có thể tác dụng với một số kim loại như K, Na, Ca, Ba… ở nhiệt độ thường tạo ra bazơ tương ứng và khí hiđro.
Ví dụ: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
b) Tác dụng với basic oxide
Nước có thể tác dụng với một số basic oxide như K2O, Na2O, CaO, BaO … tạo ra bazơ.
Ví dụ: CaO + H2O → Ca(OH)2
c) Tác dụng với acidic oxide
Nước tác dụng với acidic oxide tạo ra axit.
Ví dụ: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
3. Vai trò của nước và cách chống ô nhiễm nguồn nước:
a) Vai trò của nước
+ Hòa tan chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống
+ Tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người và động vật
+ Có vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vân tải,…
b) Cách chống ô nhiễm nguồn nước
+ Không vứt rác thải xuống nguồn nước.
+ Xử lý nước thải trước khi cho nước thải chảy vào sông, hồ, biển.
+ Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước…
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Giải thích ? Đối với khí hiđro, có làm như thế được không? Vì sao?
Lời giải:
- Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để ống nghiệm nằm thẳng đứng, miệng ống nghiệm hướng lên trên vì khí oxi nặng hơn không khí ( > 1)
- Đối với khí hiđro không làm như thế được vì khí hiđro rất nhẹ so với không khí nên phải đặt ống nghiệm thẳng đứng và miệng ống nghiệm hướng xuống dưới.
Ví dụ 2: Những phản ứng hóa học nào dưới đây thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?
a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑
b. 2H2O 2H2↑ + O2↑
c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
Lời giải:
Vì trong phòng thí nghiệm, khí hiđro thường được điều chế bằng cách cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại như Zn, Fe, Al.
→ Những phản ứng hóa học thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm là:
a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑
c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
Ví dụ 3: Tính thể tích khí hiđro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8 gam nước.
Lời giải:
Số mol nước tạo thành là: nH2O = = 0,1 mol
Phương trình hóa học:
2H2 + O2 2H2O
0,1 0,05 ← 0,1 (mol)
Thể tích khí hiđro tham gia phản ứng: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,1 = 2,24 lít
Thể tích khí oxi tham gia phản ứng: VO2 = 22,4.nO2 = 22,4.0,05 = 1,12 lít
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Tính chất nào sau đây không có ở khí hiđro:
A. Nặng hơn không khí
B. Nhẹ nhất trong các chất khí
C. Không màu
D. Tan rất ít trong nước
Lời giải:
Đáp án A
Khí hiđro nhẹ hơn không khí: MH2 = 2 g/mol ; Mkk = 29 g/mol.
Câu 2: Khí nào nhẹ nhất trong các khí sau?
A. H2
B. H2O
C. O2
D. CO2
Lời giải:
Đáp án A
Khí hiđro là khí nhẹ nhất trong các chất khí.
Câu 3: Ở điều kiện thường, hiđro là chất ở trạng thái nào?
A. Rắn.
B. Lỏng.
C. Khí.
D. Hợp chất rắn.
Lời giải:
Đáp án C
Ở điều kiện thường, hiđro là chất ở trạng thái khí.
Câu 4: Ứng dụng của hiđro là:
A. Oxi hóa kim loại
B. Làm nguyên liệu sản xuất NH3, HCl, chất hữu cơ
C. Tạo hiệu ứng nhà kính
D. Tạo mưa axit
Lời giải:
Đáp án B
Hiđro được dùng làm nguyên liệu trong sản xuất amonia, axit và nhiều hợp chất hữu cơ
Câu 5: Sau phản ứng của CuO với H2 thì có hiện tượng gì?
A. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành xanh lam
B. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ
C. Có chất khí bay lên
D. Không có hiện tượng
Lời giải:
Đáp án B
Phương trình hóa học: H2 + CuO Cu + H2O
Chất rắn ban đầu là CuO có màu đen, sau phản ứng chuyển thành Cu có màu đỏ
Câu 6: Nước được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học nào?
A. Từ 1 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi
B. Từ 2 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi
C. Từ 1 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử oxi
D. Từ 2 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử oxi
Lời giải:
Đáp án B
Công thức hóa học của nước là: H2O
→ Nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi
Câu 7: Kết luận nào sau đây đúng?
A. Tất cả kim loại tác dụng với nước đều tạo ra bazơ tương ứng và khí hiđro.
B. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị.
C. Nước làm đổi màu quỳ tím.
D. Na tác dụng với H2O sinh ra khí O2.
Lời giải:
Đáp án B
A sai vì không phải tất cả kim loại đều tác dụng với nước.
C sai, nước không làm đổi màu quỳ tím.
D sai vì Na tác dụng với H2O sinh ra khí H2.
Câu 8: Hiđro và oxi đã hóa hợp theo tỉ lệ nào về thể tích để tạo thành nước?
A. 2 phần khí H2 và 1 phần khí O2
B. 3 phần khí H2 và 1 phần khí O2
C. 1 phần khí H2 và 2 phần khí O2
D. 1 phần khí H2 và 3 phần khí O2
Lời giải:
Đáp án A
Phương trình hóa học: 2H2 + O2 2H2O
Hiđro và oxi đã hóa hợp theo tỉ lệ 2 phần khí H2 và 1 phần khí O2 về thể tích để tạo thành nước
Câu 9: Dãy gồm các kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:
A. Fe, Mg, Al.
B. Fe, Cu, Ag.
C. Zn, Al, Ag.
D. Na, K, Ca.
Lời giải:
Đáp án D
Các kim loại như Na, K, Ca... tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
Câu 10: Trong phân tử nước có phần trăm khối lượng nguyên tố H là:
A. 11,10%
B. 88,97%
C. 90,00%
D. 10,00%
Lời giải:
Đáp án A
Phần trăm khối lượng nguyên tố H là:
%mH = = 11,1%
D. Bài tập thêm
Câu 1: Xét các phát biểu:
1. Hydrogen ở điều kiện thường tồn tại ở thể lỏng.
2. Hydrogen nhẹ hơn không khí 0,1 lần.
3. Hydrogen là một chất khí không màu, không mùi, không vị.
4. Hydrogen tan rất ít trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại Zn (A) và Mg (B), các dung dịch H2SO4 loãng (C) và HCl (D). Muốn điều chế được 1,2395 lít khí H2 (đkc) từ 1 kim loại và 1 dung dịch acid nhưng lượng sử dụng là ít nhất thì kim loại và acid cần dùng là
A. B và C.
B. B và D.
C. A và C.
D. A và D.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hỗn hợp hydrogen và oxygen theo tỉ lệ 1 thể tích khí hydrogen và 2 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất.
B. Hỗn hợp hydrogen và oxygen theo tỉ lệ thể tích bằng nhau là hỗn hợp nổ mạnh nhất.
C. Hỗn hợp hydrogen và oxygen theo tỉ lệ 2 thể tích khí hydrogen và 1 thể tích khí oxygen là hỗn hợp nổ mạnh nhất.
D. Hydrogen cháy mãnh liệt trong oxygen nên gây tiếng nổ mạnh.
Câu 4: Điện phân hoàn toàn 2 lít nước ở trạng thái lỏng (biết khối lượng riêng D của nước là 1kg/lít), thể tích khí hydrogen và thể tích khí oxygen thu được (ở đkc) lần lượt là
A. 1377,2 lít và 688,6 lít.
B. 4131,5 lít và 2065,7 lít.
C. 5508,7 lít và 2754,3 lít.
D. 2754,3 lít và 1377,17 lít.
Câu 5: Khử 48 gam copper (II) oxide bằng khí hydrogen, khối lượng đồng kim loại thu được là (giả sử lượng CuO trên bị khử hoàn toàn)
A. 38,4 gam.
B. 19,2 gam.
C. 25,6 gam.
D. 32 gam.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:
- Cách làm bài tập hidro tác dụng với oxit kim loại (cực hay, chi tiết)
- Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết)
- Bài tập về điều chế hidro (cực hay, có lời giải)
- Bài tập về phản ứng thế lớp 8 (cực hay, chi tiết)
- Cách giải bài tập kim loại tác dụng với nước (cực hay, chi tiết)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 8.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều