Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết)

Bài viết phản ứng oxi hóa khử lớp 8 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập phản ứng oxi hóa khử lớp 8.

Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết)

A. Lý thuyết & Phương pháp giải

I. Sự khử và sự oxi hóa

1. Sự khử

- Là sự tách oxi ra khỏi hợp chất

Ví dụ: CuO + H2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) Cu + H2O

Trong phương trình hóa học trên, ta thấy H2 đã kết hợp với nguyên tố oxi tạo thành H2O, hay H2 chiếm oxi của CuO.

2. Sự oxi hóa

- Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất.

Ví dụ: 2Zn + O2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) 2ZnO.

II. Chất khử và chất oxi hóa

- Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

- Chất oxi hóa là đơn chất oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác.

Ví dụ: trong phương trình hóa học: CuO + H2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) Cu + H2O

- CuO nhường oxi cho H2 tạo thành Cu nên CuO là chất oxi hóa

- H2 chiếm oxi của CuO tạo thành H2O nên H2 là chất khử

III. Phản ứng oxi hóa - khử

- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết)

Các bước giải toán:

+ Tính số mol các chất đã cho

+ Viết phương trình hóa học

+ Xác định chất dư, chất hết (nếu có), tính toán theo chất hết

+ Tính khối lượng hoặc thể tích các chất theo yêu cầu đề bài

- Nắm vững kiến thức về lập phương trình hóa học, cân bằng hóa học và các công thức chuyển đổi khối lượng, thể tích

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mtham gia = msản phẩm

- Nếu bài cho số liệu số mol cả chất tham gia phản ứng và chất sản phẩm thì tính toán theo chất sản phẩm.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho các phản ứng sau, những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?

S + O2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) SO2 (1)

CaCO3 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) CaO + CO2 (2)

2H2 + O2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) 2H2O (3)

NH3 + HCl → NH4Cl (4)

Lời giải:

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. Những phản ứng oxi hóa – khử là:

S + O2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) SO2 (1)

2H2 + O2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) 2H2O (3)

Ví dụ 2: Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:

Fe2O3 + CO → CO2 + Fe (1)

Fe3O4 + H2 → H2O + Fe (2)

CO2 + Mg → MgO + C (3)

Các phản ứng hóa học này có phải ứng oxi hóa – khử không? Vì sao?

Lời giải:

Fe2O3 + 3CO Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) 3CO2 + 2Fe (Fe2O3 nhường oxi cho CO)

Fe3O4 + 4H2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) 4H2O + 3Fe (Fe3O4 nhường oxi cho H2)

CO2 + 2Mg 2MgO + C Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) (CO2 nhường oxi cho Mg)

Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử.

Ví dụ 3: Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hiđro để khử sắt (III) oxit và thu được 11,2 g sắt.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra

b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng.

Lời giải:

a) Phương trình phản ứng hóa học:

Fe2O3 + 3H2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) 3H2O + 2Fe

b) Số mol sắt thu được: nFe = Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) = 0,2 (mol)

Fe2O3 + 3H2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) 2Fe + 3H2O

0,1 ← 0,2 (mol)

Khối lượng oxit sắt tham gia phản ứng:

mFe2O3 = nFe2O3 . MFe2O3 = 0,1 . (56 . 2 + 16 . 3) = 16 gam

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

B. CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4

C. 3Fe + 2O2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) Fe3O4

D. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

Lời giải:

Đáp án C

Phản ứng oxi hóa – khử là: 3Fe + 2O2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) Fe3O4.

Trong đó Fe là chất khử, O2 là chất oxi hóa

Câu 2: Cho phản ứng sau: Fe2O3 + 3H2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) 2Fe + 3H2O. Chất khử là

A. Fe2O3

B. H2

C. Fe

D. H2O

Lời giải:

Đáp án B

Chất khử là chất lấy oxi của chất khác. Trong phản ứng này, H2 là chất lấy oxi của Fe2O3 nên H2 là chất khử.

Câu 3: Chọn đáp án đúng:

A. Sự tách oxi khỏi hợp chất được gọi là sự oxi hóa.

B. Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự khử.

C. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

D. Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác.

Lời giải:

Đáp án C

Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác

Câu 4: Oxit nào bị khử bởi hiđro?

A. Na2O

B. CaO

C. Fe3O4

D. BaO

Lời giải:

Đáp án C

Oxit bị khử là Fe3O4

Phương trình hóa học: Fe3O4 + 4H2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) 3Fe + 4H2O

Câu 5: Phản ứng nào không phải phản ứng oxi hóa – khử:

A. 4Na + O2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) 2Na2O

B. Fe3O4 + 4H2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) 3Fe + 4H2O

C. NH3 + HCl → NH4Cl

D. 2CO + O2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) 2CO2

Lời giải:

Đáp án C

Phản ứng nào không phải phản ứng oxi hóa – khử là:

NH3 + HCl → NH4Cl (không có sự khử và sự oxi hóa trong phản ứng)

Câu 6: Kim loại luôn đóng vai trò là chất gì trong phản ứng oxi hóa – khử?

A. chất oxi hóa.

B. chất khử.

C. chất xúc tác.

D. chất môi trường.

Lời giải:

Đáp án B

Kim loại luôn đóng vai trò là chất khử trong phản ứng oxi hóa – khử

Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Tính số gam oxi cần dùng để điều chế được 2,32 gam oxit sắt từ ?

A. 0,64 gam

B. 0,32 gam

C. 0,16 gam

D. 1,6 gam

Lời giải:

Đáp án A

nFe3O4 = Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) = 0,01 mol

Phương trình hóa học:

3Fe + 2O2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) Fe3O4

0,02 ← 0,01(mol)

nO2 = 0,02 mol; Số gam oxi: mO2 = 32 . 0,02 = 0,64g.

Câu 8: Đốt cháy hết 2,7 gam bột nhôm trong không khí thu được 5,1 gam nhôm oxit. Tính khối lượng oxi đã tham gia phản ứng?

A. 2,7 gam

B. 5,4 gam

C. 2,4 gam

D. 3,2 gam

Lời giải:

Đáp án C

3O2 + 4Al Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) 2Al2O3

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mAl + mO2 = mAl2O3

mO2 = 5,1 - 2,7 = 2,4g

Câu 9: Đốt cháy 3,1 gam photpho trong bình chứa oxi dư tạo ra điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng oxit thu được sau phản ứng?

A. 1,45 gam

B. 14,20 gam

C. 1,42 gam

D. 7,10 gam

Lời giải:

Đáp án D

nP = Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) = 0,1 mol

4P + 5O2 Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) 2P2O5

0,1 → 0,05 (mol)

mP2O5 = 0,05 . 142 = 7,1 gam

Câu 10: Người ta điều chế 24 gam đồng bằng cách dùng H2 khử CuO. Khối lượng CuO bị khử là:

A. 15 gam

B. 45 gam

C. 60 gam

D. 30 gam

Lời giải:

Đáp án D

nCu = Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) = 0,375 mol

H2 + CuO Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 (cực hay, chi tiết) Cu + H2O

0,375 ← 0,375 (mol)

Khối lượng CuO bị khử là:

mCuO = nCuO.MCuO = 0,375 . (64 + 16) = 30 gam

D. Bài tập thêm

Câu 1: Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng không phải phản ứng oxi hóa -khử là

A. Fe2O3 +  3H2 to  2Fe  +  3H2O

B. AgNO3  +  HCl  →  AgCl  +  HNO3

C. MnO2  +  4HCl  →  MnCl2   +  Cl2   +  2H2O

D. Mg + O2 to MgO

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam bột than trong không khí. Thể tích khí thu được (đkc) sau phản ứng là  

A. 8,96 lít. 

B. 9,916 lít. 

C. 0,9916 lít.     

D. 0,48 lít.

Câu 3: Người ta điều chế được 64 gam Cu bằng cách dùng H2 khử copper(II) oxide. Khối lượng copper(II) oxide bị khử là

A. 70 gam.           

B. 75 gam.                     

C. 40 gam.                     

D. 80 gam.

Câu 4: Dùng khí H2 để khử hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 trong đó Fe2O3 chiếm 80% khối lượng hỗn hợp. Thể tích khí H2 ở đkc cần dùng là

A. 24,79 lít.          

B. 19,2125 lít.                

C. 21,69125 lít.              

D. 19,46015 lít.

Câu 5: Để đốt cháy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2 gam oxygen, sau phản ứng sản phẩm là Al2O3. Giá trị của a là

A. 21,6.                

B. 16,2.                

C. 18,0.                

D. 27,0.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên