Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên bazo cực hay, chi tiết
Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên bazo cực hay, chi tiết
A. Lý thuyết & Phương pháp giải
Một số kiến thức cần nắm vững về bazơ:
1. Khái niệm
- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH)
- Ví dụ: NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,...
2. Công thức hóa học
- Thành phần phân tử: Có một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.
Công thức chung: M(OH)n
Trong đó: M: là nguyên tử kim loại.
n: là số nhóm hiđroxit (n có giá trị bằng hóa trị của kim loại)
3. Tên gọi
Tên bazơ: Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
Ví dụ:
NaOH: Natri hiđroxit.
Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit.
4. Phân loại
Dựa vào độ tan trong nước, bazơ được chia làm 2 loại:
* Bazơ tan trong nước: NaOH, KOH, LiOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2...
* Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2,...
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
Na2O + H2O → NaOH
K2O + H2O → KOH
a) Lập Phương trình hóa học của phản ứng có sơ đồ trên.
b) Gọi tên các sản phẩm tạo thành.
Lời giải
a) Phương trình hóa học:
Na2O + H2O → 2NaOH
K2O + H2O → 2KOH
b) Tên gọi của các sản phẩm là:
NaOH: Natri hiđroxit
KOH: Kali hiđroxit
Ví dụ 2: Đọc tên của những chất có công thức hóa học sau: Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2
Lời giải
Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
Mg(OH)2: Magie hiđroxit
Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit (vì Fe là kim loại có nhiều hóa trị)
Cu(OH)2: Đồng (II) hiđroxit (vì Cu là kim loại có nhiều hóa trị)
Ví dụ 3: Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây:
Na2O, FeO, BaO, MgO, Al2O3
Lời giải
Oxit |
Bazơ tương ứng |
Na2O |
NaOH |
FeO |
Fe(OH)2 |
BaO |
Ba(OH)2 |
MgO |
Mg(OH)2 |
Al2O3 |
Al(OH)3 |
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Al2O3 có bazơ tương ứng là:
A. Al(OH)2.
B. Al2(OH)3.
C. AlOH.
D. Al(OH)3.
Đáp án D
Al2O3 có bazơ tương ứng là Al(OH)3
Câu 2: Tên gọi của NaOH là:
A. Natri oxit
B. Natri hiđroxit
C. Natri (II) hiđroxit
D. Natri hiđrua
Đáp án B
Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
Na là kim loại có một hóa trị ⇒ tên gọi của NaOH là: Natri hiđroxit.
Câu 3: Tên gọi của Al(OH)3 là:
A. Nhôm (III) hiđroxit.
B. Nhôm hiđroxit.
C. Nhôm (III) oxit.
D. Nhôm oxit.
Đáp án B
Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
Al là kim loại có một hóa trị ⇒ Al(OH)3: nhôm hiđroxit
Câu 4: Thành phần phân tử của bazơ gồm:
A. một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.
B. một nguyên tử kim loại và nhiều nhóm –OH.
C. một hay nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.
D. một hay nhiều nguyên tử kim loại và nhiều nhóm –OH.
Đáp án A
Thành phần phân tử của bazơ gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH
Câu 5: Cho CaO tác dụng với nước thu được Ca(OH)2. Tên gọi của Ca(OH)2 là:
A. Canxi (II) hiđroxit.
B. Canxi hiđroxit.
C. Canxi (II) oxit.
D. Canxi oxit.
Đáp án B
Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
Vì Ca là kim loại có một hóa trị ⇒ Ca(OH)2: Canxi hiđroxit
Câu 6: Hợp chất nào sau đây là bazơ?
A. Đồng (II) nitrat
B. Kali clorua
C. Sắt (II) sunfat
D. Canxi hiđroxit
Đáp án D
Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
→ bazơ là: Canxi hiđroxit
Câu 7: Tên gọi của Fe(OH)3 là:
A. Sắt (III) hiđroxit.
B. Sắt hiđroxit.
C. Sắt (III) oxit.
D. Sắt oxit.
Đáp án A
Vì Fe là kim loại có nhiều hóa trị ⇒ Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit
Câu 8: Tên gọi của Ba(OH)2 là:
A. Bari hiđroxit
B. Bari đihidroxit
C. Bari hidrat
D. Bari oxit
Đáp án A
Tên bazơ: Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
Tên gọi của Ba(OH)2 là: Bari hiđroxit
Câu 9: FeO có bazơ tương ứng là:
A. Fe(OH)2.
B. Fe2(OH)3.
C. FeOH.
D. Fe(OH)3.
Đáp án A
FeO có bazơ tương ứng là: Fe(OH)2
Câu 10: Trong các chất sau: KCl, AgCl, Ca(OH)2, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất bazơ là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Đáp án A
Các chất thuộc hợp chất bazơ là: Ca(OH)2, Ba(OH)2
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:
- Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối cực hay, chi tiết
- Bài tập tính tan của axit, bazo, muối cực hay, chi tiết
- Bài tập lý thuyết về hidro, nước lớp 8 cực hay
- Cách làm bài tập hidro tác dụng với oxit kim loại cực hay, chi tiết
- Bài tập về phản ứng oxi hóa khử lớp 8 cực hay, chi tiết
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 8 tại khoahoc.vietjack.com
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 8.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 8
- Soạn Văn 8 (bản ngắn nhất)
- Văn mẫu lớp 8
- Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Giải bài tập Toán 8
- Giải sách bài tập Toán 8
- Đề kiểm tra Toán 8
- Giải bài tập Vật lý 8
- Giải sách bài tập Vật lí 8
- Giải bài tập Hóa học 8
- Giải sách bài tập Hóa 8
- Lý thuyết - Bài tập Hóa học 8 (có đáp án)
- Giải bài tập Sinh học 8
- Giải bài tập Sinh 8 (ngắn nhất)
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Bài tập trắc nghiệm Sinh học 8
- Giải bài tập Địa Lí 8
- Giải bài tập Địa Lí 8 (ngắn nhất)
- Giải sách bài tập Địa Lí 8
- Giải Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 8
- Giải Vở bài tập Địa Lí 8
- Giải bài tập Tiếng anh 8
- Giải bài tập Tiếng anh 8 thí điểm
- Giải sách bài tập Tiếng Anh 8 mới
- Giải bài tập Lịch sử 8
- Giải bài tập Lịch sử 8 (ngắn nhất)
- Giải Vở bài tập Lịch sử 8
- Giải tập bản đồ Lịch sử 8
- Giải bài tập GDCD 8
- Giải bài tập GDCD 8 (ngắn nhất)
- Giải sách bài tập GDCD 8
- Giải bài tập tình huống GDCD 8
- Giải bài tập Tin học 8
- Giải bài tập Công nghệ 8
- Giải bài tập Công nghệ 8 (ngắn nhất)