Cách giải bài tập Định luật bảo toàn khối lượng (cực hay, chi tiết)
Bài viết Cách giải bài tập Định luật bảo toàn khối lượng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Định luật bảo toàn khối lượng.
Cách giải bài tập Định luật bảo toàn khối lượng (cực hay, chi tiết)
A. Lý thuyết & Phương pháp giải
- Định luật bảo toàn khối lượng: "Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng".
Giải thích: Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. Sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng nguyên tử thì không đổi, vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
- Giả sử có phản ứng: A + B → C + D
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mA + mB = mC + mD
Trong đó mA, mB, mC, mD là khối lượng mỗi chất.
Như vậy nếu biết khối lượng của 3 chất có thể tính được khối lượng của chất còn lại.
⇒ Hệ quả của định luật bảo toàn khối lượng:
Trong một phản ứng có n chất, nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Nung đá vôi (CaCO3), sau phản ứng thu được 4,4 gam khí carbon dioxide (CO2) và 5,6 gam canxi oxit. Khối lượng đá vôi đem nung là bao nhiêu?
Lời giải:
Phương trình hóa học: đá vôi → carbon dioxide + canxi oxit
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mCarbon dioxide + mcanxi oxit
⇔ mđá vôi = 4,4 + 5,6 = 10 gam.
Vậy khối lượng đá vôi đem nung là 10g.
Ví dụ 2: Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 15 gam hợp chất magnesium oxide (MgO). Biết rằng, magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí. Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng.
Lời giải:
Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ như sau:
Magie + Oxi → magnesium oxide
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mmagie + moxi = moxit moxi = moxit – mmagie = 15 – 9 = 6 gam.
Ví dụ 3: Lưu huỳnh cháy trong oxi theo phản ứng hóa học như sau:
Lưu huỳnh + khí oxi → sulfur dioxide
Cho biết khối lượng lưu huỳnh là 48 gam, khối lượng khí sulfur dioxide thu được là 96 gam. Tính khối lượng khí oxi đã tham gia phản ứng.
Lời giải:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:
mlưu huỳnh + moxi = mSulfur dioxide
⇒ moxi = mSulfur dioxide - mlưu huỳnh = 96 – 48 = 48 gam.
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Đốt cháy hết 4,5 gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 7,5 gam hợp chất magnesium oxide (MgO). Biết rằng, magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí. Khối lượng oxi đã phản ứng là
A. 3 gam.
B. 4 gam.
C. 5 gam.
D. 6 gam.
Lời giải:
Đáp án A
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mmagie + moxi = moxit
⇒ moxi = moxit – mmagie = 7,5 – 4,5 = 3 gam.
Câu 2: Trong các cách phát biểu về định luật bảo toàn khối lượng như sau, cách nào phát biểu đúng?
A. Tổng các chất sản phẩm bằng tổng các chất tham gia phản ứng.
B. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
C. Trong một phản ứng hóa học, tổng số phân tử chất phản ứng bằng tổng số phân tử chất tạo thành.
D. Tổng sản phẩm luôn gấp hai lần tổng chất tham gia.
Lời giải:
Đáp án B
Câu 3: Cho phương trình hóa học: C + O2 → CO2 . Biết khối lượng C đem đốt cháy là 12 gam, khối lượng CO2 thu được là 44 gam. Khối lượng O2 đã phản ứng là
A. 56 (g).
B. 22 (g).
C. 6 (g).
D. 32 (g).
Lời giải:
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
moxi = 44 – 12 = 32 gam.
Câu 4: Cho các phát biểu sau, phát biểu sai là
A. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
B. Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử.
C. Trong phản ứng hóa học, sự thay đổi liên kết hóa học chỉ liên quan đến electron.
D. Trong phản ứng hóa học, khối lượng sản phẩm thu được phải lớn hơn khối lượng chất tham gia.
Lời giải:
Đáp án D.
Câu 5: Cho 6,5g kẽm vào dung dịch có chứa7,3g hydrochloric acid. Khối lượng kẽm clorua có trong dung dịch tạo thành là 13,6g. Khối lượng khí hiđro bay lên là
A. 2g.
B. 0,3g.
C. 3g.
D. 0,2g.
Lời giải:
Đáp án D.
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mkẽm + maxit = mkẽm clorua + mhiđro
⇒ mhiđro = 6,5 + 7,3 – 13,6 = 0,2 gam.
Câu 6: Đốt cháy 1,6g chất M cần 6,4g khí O2 và thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 : H2O = 11: 9. Khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là
A. 4,3g và 4,6g.
B. 4,4 g và 3,6 g.
C. 5g và 3g.
D. 4,2g và 3,8g.
Lời giải:
Đáp án B
Gọi khối lượng CO2 là a gam; khối lượng H2O là b gam.
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mM + mO2 = mCO2 + mH2O
⇒ a + b = 1,6 + 6,4 = 8 (1)
Theo bài ra, tỉ lệ khối lượng CO2 : H2O = 11: 9 nên 9a = 11b (2)
Từ (1) và (2) giải được a = 4,4 và b = 3,6
Vậy khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là 4,4 gam và 3,6 gam.
Câu 7: Đốt cháy 12,4 gam photpho trong không khí tạo ra 28,4 gam P2O5.
Khối lượng oxi cần dùng là:
A. 16 gam.
B. 32 gam.
C. 6,4 gam.
D. 3,2 gam.
Lời giải:
Đáp án A
Theo định luật bảo toàn khối lượng có:
mP + mO2 = mP2O5
⇒ mO2 28,4 – 12,4 = 16 gam.
Câu 8: Trong một phản ứng hoá học tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng là do trong phản ứng hoá học:
a. Chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
b. Khối lượng các nguyên tử không đổi.
c. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố giữ nguyên.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Giải thích nào đúng:
A. ( a ).
B. ( b ).
C . ( c ).
D. ( d ).
Lời giải:
Đáp án D
Câu 9: Nung đá vôi (CaCO3), sau phản ứng thu được 44 gam khí carbon dioxide (CO2) và 56 gam canxi oxit. Khối lượng đá vôi đem nung là
A. 10 gam.
B. 100 gam.
C. 12 gam.
D. 20 gam.
Lời giải:
Đáp án B
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mCarbon dioxide + mcanxi oxit
⇔ mđá vôi = 44 + 56 = 100 gam.
Câu 10: Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí sulfur dioxide có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh và khối lượng oxi tham gia phản ứng bằng nhau và bằng 1,6 gam. Tính khối lượng khí sulfur dioxide sinh ra.
A. 1,6 gam.
B. 3,2 gam.
C. 4,8 gam.
D. 6,4 gam.
Lời giải:
Đáp án B
Theo định luật bảo toàn khối lượng có:
mSO2 = mS + mO2 = 1,6 + 1,6 = 3,2g
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 8.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều