Phân biệt sự cháy và sự oxi hóa chậm (cực hay, có đáp án)
Bài viết Phân biệt sự cháy và sự oxi hóa chậm với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Phân biệt sự cháy và sự oxi hóa chậm.
Phân biệt sự cháy và sự oxi hóa chậm (cực hay, có đáp án)
A. Lý thuyết & Phương pháp giải
Nắm vững các kiến thức sau:
1. Sự cháy
* Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.
- Ví dụ: Khí gas cháy, nến cháy.
* Sự cháy của một chất trong không khí và trong khí oxi:
+ Giống nhau: Đều là sự oxi hoá.
+ Khác nhau: Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong khí oxi.
2. Sự oxi hoá chậm
* Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt và không phát sáng.
- Ví dụ:
+ Đồ dùng bằng sắt bị gỉ.
+ Sự oxi hoá chậm các chất hữu cơ xảy ra trong cơ thể người.
Chú ý:
- Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy.
Ví dụ: Giẻ lau máy có dính dầu mỡ chất thành đống có thể tự bốc cháy.
- Điểm giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.
- Điểm khác nhau cơ bản giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: sự oxi hóa chậm không phát sáng còn sự cháy có phát sáng.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hãy so sánh điểm giống và khác giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm?
Lời giải:
- Giống nhau: Sự cháy và sự oxi hóa chậm đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.
- Khác nhau:
Sự cháy | Sự oxi hóa châm |
- Là phản ứng oxi hóa xảy ra nhanh - Có phát sáng. - Lượng nhiệt tỏa nhiều. Ví dụ: than cháy, củi cháy,.. |
- Là phản ứng oxi hóa xảy ra chậm. - Không phát sáng. - Lượng nhiệt tỏa ra ít. Ví dụ: Sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ. |
Ví dụ 2: Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng: Khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín?
Lời giải:
Khi cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh và đậy kín nút, ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần đi rồi tắt. Nguyên nhân là vì khi nến cháy, lượng oxi trong bình giảm dần rồi hết, khi đó nến sẽ tắt đi.
Ví dụ 3: Vì sao khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại?
Lời giải:
Khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại vì để ngăn không khí tiếp xúc với ngọn lửa đèn cồn nghĩa là không có oxi tiếp xúc cồn không cháy được nữa.
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là sự oxi hóa chậm:
A. Đốt cồn trong không khí.
B. Sắt để lâu trong không khí bị gỉ.
C. Nước bốc hơi.
D. Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí.
Lời giải:
Đáp án B
Sắt để lâu trong không khí bị gỉ là sự oxi hóa chậm
Câu 2: Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào không xảy ra sự cháy?
A. Bóng đèn dây tóc phát sáng.
B. Que đóm còn tàn đóm đỏ bùng cháy khi tiếp xúc với khí oxi.
C. Khí hiđro cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh lam.
D. Đốt cháy tờ giấy trong không khí
Lời giải:
Đáp án A
Có dòng điện chạy qua và tác dụng nhiệt để dây tóc nóng đến mức phát sáng.
Câu 3: So sánh sự cháy khi đốt một que đóm trong không khí và trong khí oxi tinh khiết:
A. Que đóm cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn khi cháy trong không khí.
B. Không thể so sánh được.
C. Que đóm cháy trong không khí mãnh liệt hơn khi cháy trong oxi.
D. Que đóm cháy trong không khí và khi cháy trong oxi là như nhau.
Lời giải:
Đáp án A
Sự cháy trong oxi xảy ra nhanh hơn, tạo ra nhiệt độ cao hơn khi cháy trong không khí
Câu 4: Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là:
A. sự cháy.
B. sự oxi hóa chậm.
C. sự tự bốc cháy.
D. sự tỏa nhiệt.
Lời giải:
Đáp ám B
Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là sự oxi hóa chậm.
Câu 5: Bản chất của phản ứng cháy là:
A. Cần có oxi.
B. Sản phẩm tạo ra có CO2.
C. Là phản ứng phân hủy .
D. Là phản ứng hóa hợp.
Lời giải:
Đáp án A
Phản ứng cháy là phản ứng của một chất với oxi có tỏa nhiệt và phát sáng.
=> Bản chất của phản ứng cháy là: cần có oxi.
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất:
A. Phản ứng hóa hợp chính là phản ứng cháy.
B. Sự oxi hóa chậm không tỏa nhiệt và phát sáng.
C. Sự oxi hóa chậm tỏa nhiệt và không phát sáng.
D. Cả 3 đáp án đều sai
Lời giải:
Đáp án C
Sự oxi hóa chậm tỏa nhiệt và không phát sáng.
Câu 7: Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là
A. Phát sáng
B. Cháy
C. Tỏa nhiệt
D. Sự oxi hóa xảy ra chậm
Lời giải:
Đáp án C
Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
Câu 8: Muốn dập tắt đám cháy nhỏ do xăng dầu, ta có thể sử dụng?
A. Quạt.
B. Phủ chăn bông hoặc vải dày.
C. Dùng nước.
D. Dùng cồn.
Lời giải:
Đáp án B
Việc phủ chăn vải sẽ làm cách li chất cháy với oxi, khi đó sẽ không còn đủ oxi để duy trì sự cháy.
Câu 9: Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là:
A. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy
B. Phải đủ khí oxi cho sự cháy.
C. Cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháy
D. Cả A và B
Lời giải:
Đáp án D
Điều kiện phát sinh:
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
- Có đủ oxi cho sự cháy.
Câu 10: Làm thế nào để dập tắt sự cháy?
A. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
B. Cách li chất cháy với oxi.
C. Quạt.
D. A và B đều đúng.
Lời giải:
Đáp án D
Biện pháp dập tắt sự cháy:
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
- Cách li chất cháy với khí oxi.
D. Bài tập thêm
Câu 1: Sự cháy là
A. Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
B. Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
C. Sự oxi hóa không tỏa nhiệt nhưng có phát sáng.
D. Sự oxi hóa không tỏa nhiệt và không phát sáng.
Câu 2: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí?
A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt.
B. Sự cháy của than, củi, bếp ga.
C. Sự quang hợp của cây xanh.
D. Sự hô hấp của động vật.
Câu 3: Trong một số đám cháy, đôi khi ta có thể dùng một tấm chăn to, dày và nhúng nước để dập lửa nhằm
A. ngăn đám cháy tiếp xúc với oxygen.
B. tăng diện tích tiếp xúc giữa oxygen và chất cháy.
C. lấy chất cháy đi.
D. cung cấp thêm nhiệt.
Câu 4: Khi đun bếp lò luôn phải phơi thoáng, quạt hoặc thổi mạnh để
A. tăng thêm lượng oxygen.
B. làm ngọn lửa nhỏ đi
C. thêm chất cháy
D. thêm nhiệt
Câu 5: Hãy đề xuất cách dập lửa phù hợp cho mỗi đám cháy sau:
a) Đám cháy do xăng, dầu.
b) Cháy rừng.
c) Cháy do chập điện
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 8.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều