Cách phân biệt một số chất khí lớp 8 thường gặp (cực hay)
Bài viết Cách phân biệt một số chất khí lớp 8 thường gặp với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách phân biệt một số chất khí lớp 8 thường gặp.
Cách phân biệt một số chất khí lớp 8 thường gặp (cực hay)
A. Lý thuyết & Phương pháp giải
Ghi nhớ tính chất của một số khí thường gặp sau:
I. Hiđro (H2)
1. Tính chất vật lí:
Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước.
2. Tính chất hóa học:
a) Tác dụng với oxi
Hiđro cháy trong oxi có ngọn lửa màu xanh và tạo thành nước
2H2 + O2 2H2O
b) Tác dụng với một số oxit kim loại
- Hiđro có tính khử, khử một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao
H2 + CuO (đen) Cu (đỏ) + H2O
II. Oxi (O2)
1. Tính chất vật lí
- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
- Oxi hóa lỏng ở -183°C
- Oxi lỏng có màu xanh nhạt
2. Tính chất hóa học: Oxi có thể tác dụng với kim loại, phi kim và các hợp chất ở nhiệt độ cao. Trong các hợp chất hóa học oxi có hóa trị II.
- Tác dụng với phi kim: C + O2 CO2
- Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2 Fe3O4
- Tác dụng với hợp chất: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
III. Carbon dioxide (CO2)
- Tính chất vật lý: là khí không màu, không mùi, không duy trì sự sống và sự cháy.
- Phản ứng đặc trưng dùng trong nhận biết: Phản ứng với dung dịch nước vôi trong có dư, hiện tượng xảy ra là làm đục nước vôi trong.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Các bước làm bài tập nhận biết chất khí.
Bước 1: Lấy mẫu thử.
Bước 2: Chọn phương pháp thích hợp để nhận biết.
Bước 3: Ghi nhận hiện tượng và rút ra kết luận.
Bước 4: Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có).
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hãy nêu phương pháp phân biệt các khí: oxi và hiđro?
Lời giải:
- Lấy khí vào lọ (lấy mẫu thử).
- Đưa đầu que đóm còn tàn đỏ vào từng lọ.
+ Mẫu thử nào làm que đóm còn tàn đỏ bùng cháy đó chính là oxi.
+ Mẫu thử không có hiện tượng xuất hiện là khí hiđro.
Ví dụ 2: Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: oxi và hiđro và carbon dioxide
Lời giải:
- Dẫn lần lượt từng khí trên qua bình đựng nước vôi trong Ca(OH)2 dư, khí nào làm đục nước vôi trong là khí CO2.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
- Đưa đầu que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí của từng khí còn lại:
+ Khí thoát ra làm que đóm bùng cháy to hơn đó chính là oxi.
+ Khí bắt cháy với ngọn lửa màu xanh là hiđro.
Ví dụ 3: Có 3 bình đựng 3 chất khí không màu là: oxi, hiđro và không khí. Em hãy nêu phương pháp nhận biết 3 chất khí trên.
Lời giải:
- Cho que đóm còn tàn đỏ vào từng bình chứa khí
+ Bình làm que đóm bùng cháy mãnh liệt là bình chứa oxi
+ Hai bình không hiện tượng là hai bình chứa không khí và hiđro.
- Phân biệt hai bình chứa không khí và hiđro
Dẫn lần lượt khí ở từng bình qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng
+ Nếu CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ thì khí là H2
H2 + CuO Cu + H2O
+ Nếu không hiện tượng → không khí.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:
- Cách phân biệt axit, bazo, muối (cực hay, chi tiết)
- Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên axit (cực hay, chi tiết)
- Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên bazo (cực hay, chi tiết)
- Bài tập xác định công thức hóa học và gọi tên muối (cực hay, chi tiết)
- Bài tập tính tan của axit, bazo, muối (cực hay, chi tiết)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 8.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều