Bài tập tổng hợp phản ứng trao đổi hóa vô cơ và cách giải



Với Bài tập tổng hợp phản ứng trao đổi hóa vô cơ và cách giải môn Hóa học lớp 9 sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết phương pháp giải các dạng bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học 9.

Bài tập tổng hợp phản ứng trao đổi hóa vô cơ và cách giải

Bài tập tổng hợp phản ứng trao đổi hóa vô cơ và cách giải

I. Lý thuyết và phương pháp giải

- Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó các chất trao đổi nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử với nhau.

- Một số phản ứng trao đổi thường gặp:

+/ Muối + muối → 2 muối mới

Ví dụ:  K2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4↓  + 2KNO3

+/ Bazơ + muối → muối mới + bazơ mới 

Ví dụ: 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓+ Na2SO4

+/ Axit + muối → muối mới + axit mới

Ví dụ: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

Lưu ý: Điều kiện xảy ra phản ứng: Sản phẩm tạo thành: có chất kết tủa (↓) hoặc bay hơi (↑) hoặc H2O

Phương pháp giải

- Bước 1: Xử lí số liệu đề bài cho và viết phương trình phản ứng hóa học.

- Bước 2: Đặt ẩn, lập hệ phương trình (nếu cần).

- Bước 3: Giải hệ phương trình (nếu có) và tính toán theo yêu cầu đề bài.

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho a gam Na2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí ở đktc. Giá trị của a là

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng hóa học: 

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

n↑= nCO2=chương 1 các loại hợp chất vô cơ= 0,15mol

⇒ nNa2CO3= nCO2= 0,15 mol

⇒ a = mNa2CO3= 0,15.106 = 15,9g

Ví dụ 2: Cho 2,74 gam Ba hòa tan hoàn toàn vào H2O tạo thành dd X. Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch H2SO4 dư. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.

Hướng dẫn giải:

Ta có: nBa =chương 1 các loại hợp chất vô cơ= 0,02 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

Ba + 2H2O  →   Ba(OH)2 + H2

0,02                     0,02                        mol

Dung dịch X là dung dịch Ba(OH)2 (0,02 mol)

⇒ Phương trình phản ứng hóa học:

Ba(OH)2 + H2SO4  →    BaSO4↓ + 2H2

0,02                                0,02

⇒ m↓= mBaSO4 = 0,02.233 = 4,66g

Bài tập tổng hợp phản ứng trao đổi hóa vô cơ và cách giải

III. Bài tập tự luyện

Bài 1: Khi cho 300 gam dung dịch Na2CO3 10,6% vào dung dịch HCl dư, khối lượng khí sinh ra là

A. 8,8 g

B. 13,2 g

C. 10,08 g

D. 6,72 g

Bài 2: Cho dd chứa m gam BaCl2 tác dụng với dd H2SO4 dư tạo thành 4,66 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 4,16g

B. 4,66g

C. 5,24g

D. 2,33g

Bài 3: Cho dd chứa 8,5 gam AgNO3 tác dụng hoàn toàn với NaCl dư. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.

A. 6,175g

B. 4,125g

C. 3,5875g

D. 7,175g

Bài 4: Hoà tan hoàn toàn Na2CO3 vào V(ml) hỗn hợp dung dịch axit HCl 0,5M và H2SO4 1,5M vừa đủ thì thu được một dung dịch A và 7,84 lít khí B (đktc). Tính giá trị của V.

A. 500ml

B. 300ml

C. 200ml

D. 400ml

Bài 5: Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 17,645 g             

B. 16,475 g             

C. 18,645 g

D. 17,475 g             

Bài 6: Trung hoà 100 ml dung dịch H2SO1M bằng V (ml) dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là

A.   50 ml .              

B. 200 ml.               

C. 300 ml.               

D. 400 ml.

Bài 7: Hoà tan hoàn toàn Na2CO3 vào V(ml) hỗn hợp dung dịch axit HCl 0,5M và H2SO4 1,5M vừa đủ thì thu được một dung dịch A và 3,92 lít khí B (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được m g muối khan. Tính giá trị của m.

A. 24,525

B. 26,3

C. 26,575

D. 22,75

Bài 8: Cho 40g dung dịch Ba(OH)2 34,2% vào dung dịch Na2SO4 14,2% . Khối lượng dung dịch Na2SO4 vừa đủ phản ứng là:

A. 100g                   

B. 80g                     

D. 40g

C. 60g                     

Bài 9: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 2M tác dụng với 100 ml dung dịch Ba(NO3)2 1M. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng lần lượt là:

A.  H2SO4 1M và HNO3 0,5M.                          

B.  BaSO4  0,5M   và  HNO3 1M.                                                                            

C.  HNO3 0,5M  và Ba(NO3)0,5M.                            

D.  H2SO0,5M  và  HNO3 1M.     

Bài 10: Trộn dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là:

A. 14g

B. 8g

C. 16g

D. 12g

Đáp án minh họa

1B

2A

3D

4C

5D

6B

7A

8B

9D

10B

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


chuong-1-cac-loai-hop-chat-vo-co.jsp


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên