Cách phân loại, gọi tên, viết công thức hóa học hợp chất vô cơ (hay, chi tiết)



Bài viết Cách phân loại, gọi tên, viết công thức hóa học hợp chất vô cơ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách phân loại, gọi tên, viết công thức hóa học hợp chất vô cơ.

Cách phân loại, gọi tên, viết công thức hóa học hợp chất vô cơ (hay, chi tiết)

Lý thuyết và Phương pháp giải

1. Oxit

Quảng cáo

Oxit: là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác.

♦ Oxit bazơ: Là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

VD: FeO, Na2O, CaO…

♦ Oxit axit: là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

Tiền tố: 1-Mono, 2-đi, 3-tri, 4- tetra, 5-penta, 6-hexa, 7-hepta

VD: P2O5, CO2, SO2

♦ Oxit lưỡng tính: là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

VD: Al2O3, ZnO…

♦ Oxit trung tính: còn được gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

VD: CO, NO…

♦ Gọi tên oxit:

- Oxit của oxi với một nguyên tố kim loại:

   Tên kim loại (kèm hoá trị nếu nhiều hoá trị) + Oxit

- Oxit của phi kim với một nguyên tố phi kim:

   Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + Oxit

Quảng cáo

2. Bazơ

Bazơ: là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit.

CTTQ: M(OH)n

VD: Fe(OH)2, NaOH, Ca(OH)2….

♦ Gọi tên bazơ:

   Tên kim loại (kèm hoá trị nếu nhiều hoá trị) + Hidroxit

3. Axit

Axit: là hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit.

CTTQ: HnA

VD: H2SO4, H2SO3, HCl

♦ Gọi tên axit

- Axit nhiều oxi:

   Axit +tên phi kim + ic

VD: H2SO4 → Axit Sunfuric

- Axit không có oxi:

   Axit +tên phi kim + Hidric

VD: HCl Axit clohidric

- Axit ít oxi:

   Axit +tên phi kim + ơ

VD: H2SO3 → Axit Sufurơ

Quảng cáo

Bài tập vận dụng

Bài 1: Hoàn thành 2 bảng sau:

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 Na
2 Ca
3 Mg
4 Fe (Hoá trị II)
5 Fe (Hoá trị III)
STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 S (Hoá trị VI)
2 P (Hoá trị V)
3 C (Hoá trị IV)
4 S (Hoá trị IV)

Lời giải:

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 Na Na2O Natri oxit NaOH Natri hidroxit
2 Ca CaO Canxi oxit Ca(OH)2 Canxi hidroxit
3 Mg MgO Magie oxit Mg(OH)2 Magie hidroxit
4 Fe (Hoá trị II) FeO Sắt(II) oxit Fe(OH)2 Sắt(II) hidroxit
5 Fe (Hoá trị III) Fe2O3 Sắt(III) oxit Fe(OH)3 Sắt(III) hidroxit
STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 S (Hoá trị VI) SO3 Lưu huỳnh trioxit H2SO4 Axit Sunfuric
2 P (Hoá trị V) P2O5 Đi photpho pentaoxit H3PO4 Axit photphoric
3 C (Hoá trị IV) CO2 Cacbon đioxit H2CO3 Axit cacbonic
4 S (Hoá trị IV) SO2 Lưu huỳnh đioxit H2SO3 Axit Sunfurơ

Bài 2: Viết công thức của các hợp chất sau đây:

a) Bari oxit

b) Kali nitrat

c) Canxi clorua

d) Đồng(II) hidroxit

e) Natri Sunfit

f) Bạc oxit

Quảng cáo

Lời giải:

a) Bari oxit: BaO

b) Kali nitrat: KNO3

c) Canxi clorua: CaCl2

d) Đồng(II) hidroxit: Cu(OH)2

e) Natri Sunfit: Na2SO3

f) Bạc oxit: Ag2O

Bài tập tự luyện

Câu 1: Công thức hóa học của sulfuric acid là

A. H2SO4

B. HCl.

C. CH3COOH.

D. H2CO3.

Câu 2: Dãy các chất thuộc loại acid là

A. HCl, H2SO4, Na2S, H2S.                        

B. Na2SO4, H2SO4, HNO3, H2S.                            

C. HCl, H2SO4, HNO3, Na2S.

D. HCl, H2SO4, HNO3, H2S.

Câu 3: Công thức hóa học của sodium chloride là

A. NaF.

B. NaCl.

C. KF.

D. KCl.

Câu 4: Công thức hóa học là BaSO4 ứng với tên gọi là

A. barium sulfate.

B. barium carbonate.

C. sodium sulfate.

D. sodium carbonate.

Câu 5: Tên gọi carbon dioxide ứng với công thức nào sau đây?

A. CO2.   

B. CO.   

C. C2O.   

D. H2CO3.

Câu 6: Chất nào sau đây là oxide base?

A. CO2.   

B. CaO.   

C. SO3.   

D. Ba(OH)2.

Câu 7: Công thức hóa học là P2O5 ứng với tên gọi là

A. diphosphorus pentoxide

B. pentphosphorus dioxide

C. phosphorus(V) oxide

D. phosphorus(II) oxide

Câu 8: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base?

A. NaOH, CaO, KOH, Mg(OH)2.                 

B. NaOH, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2.

C. NaOH, CaSO4, KOH, Mg(OH)2.             

D. NaOH, Ca(OH)2, KOH, MgO.

Câu 9: Công thức hóa học của iron(III) hydroxide là

A. Fe2O3.

B. Al(OH)3.

C. Al2O3.

D. Fe(OH)3.

Câu 10: Công thức hóa học KOH ứng với tên gọi là

A. potassium hydroxide.

B. potassium chloride.

C. potassium oxide.

D. potassium sulfate.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


chuong-1-cac-loai-hop-chat-vo-co.jsp


Tài liệu giáo viên