Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 105 Cánh diều
Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 trang 105 trong Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào KHTN 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 105.
Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 105 Cánh diều
Tìm hiểu thêm trang 105 KHTN lớp 7: Thí nghiệm: Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến tốc độ hô hấp của cá vàng. Bằng cách đếm số lần đóng – mở nắp mang của cá vàng/phút ở các nhiệt độ nước khác nhau ta có thể biết được ảnh hưởng của nhiệt độ lên hô hấp của cá vàng. Hãy tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn dưới đây:
Đổ nước ấm (30oC) vào bình thủy tinh và thả vào đó một con cá vàng. Sau một vài phút, đếm số lần đóng – mở nắp mang của cá vàng trong 5 phút (ở nhiệt độ của nước từ 26 – 30oC), ghi lại số liệu. Sử dụng nước đá để hạ từ từ nhiệt độ của nước (để giữ nguyên mức nước không thay đổi thì khi sử dụng nước đá có thể lấy bớt nước trong bình đi một lượng tương đương), đếm số lần cá đóng – mở nắp mang trong 5 phút (ở nhiệt độ của nước từ 16 – 20oC. Lặp lại quá trình này ở nhiệt độ 6 – 10 oC). Ghi số liệu thí nghiệm vào bảng 22.1. Từ kết quả thí nghiệm, em rút ra nhận xét gì?
Trả lời:
- Kết quả thí nghiệm tham khảo:
Nhiệt độ nước |
Số lần đóng – mở nắp mang |
26 – 30oC |
65 |
16 – 20oC |
57 |
6 – 10 oC |
45 |
- Nhận xét từ thí nghiệm: Khi nhiệt độ giảm xuống cá hô hấp chậm lại. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho quá trình hô hấp của cá vàng là 26 – 30oC.
Câu hỏi 2 trang 105 KHTN lớp 7: Vì sao muốn cho hạt giống nảy mầm, trước tiên người ta thường ngâm hạt vào nước?
Trả lời:
Nước vừa là môi trường vừa là chất tham gia trực tiếp vào các phản ứng hoá học trong hô hấp tế bào mà hạt giống đang tồn tại ở trạng thái tiềm sinh nhờ có hàm lượng nước thấp → Khi hạt đủ nước sẽ làm đẩy nhanh quá trình kích thích hạt nảy mầm. Hay nói cách khác trong trường hợp này, nước chính là điều kiện tiên quyết đầu tiên để kích thích hạt nảy mầm. Bởi vậy, muốn cho hạt giống nảy mầm, trước tiên người ta thường ngâm hạt vào nước.
Câu hỏi 3 trang 105 KHTN lớp 7: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết tỉ lệ oxygen trong không khí là bao nhiêu phần trăm. Nêu ảnh hưởng của nồng độ oxygen trong không khí đến hô hấp tế bào.
Trả lời:
- Tỉ lệ oxygen trong không khí là 21%.
- Ảnh hưởng của nồng độ oxygen trong không khí đến hô hấp tế bào: Oxygen chính là nguyên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình hô hấp tế bào. Nếu nồng độ khí oxygen là 5%, hô hấp tế bào xảy ra chậm. Khi thiếu oxygen, hô hấp tế bào giảm, có thể dẫn đến ngừng hẳn.
Câu hỏi 4 trang 105 KHTN lớp 7: Giải thích vì sao nồng độ carbon dioxide cao thì tốc độ hô hấp giảm?
Trả lời:
Nồng độ CO2 cao khiến cho sự chênh lệch hàm lượng giữa khí O2 và CO2 trong môi trường thấp. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc hấp thu O2 để cung cấp cho quá trình hô hấp đồng thời CO2 là sản phẩm thải ra của hô hấp cũng sẽ không được thải ra ngoài, gây độc cho tế bào. Chính vì vậy, quá trình hô hấp tế bào chậm lại.
Vận dụng 1 trang 105 KHTN lớp 7: Vì sao khi bị sốt cao, nhịp thở lại tăng lên?
Trả lời:
Khi bị sốt cao, quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh đòi hỏi cần cung cấp nhiều oxygen và thải ra nhiều khí carbon dioxide. Do đó, để cung cấp đủ oxygen và để tránh cơ thể bị nhiễm độc khí carbon dioxide thì nhịp thở tăng lên.
Vận dụng 2 trang 105 KHTN lớp 7: Vì sao cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?
Trả lời:
Khi bị ngập úng lâu ngày cây sẽ chết vì: Khi đất bị ngập nước, oxygen trong không khí không thể vào đất, rễ cây không thể lấy oxygen để thực hiện hô hấp tế bào. Điều này dẫn tới, các tế bào rễ không có năng lượng để thực hiện các hoạt động sống đồng thời áp suất thẩm thấu của các tế bào cũng không được duy trì khiến cho các lông hút trên rễ sẽ bị chết, rễ bị thối hỏng, không còn lấy được nước và các chất dinh dưỡng cho cây → Cây bị chết dần.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
KHTN 7 Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
KHTN 7 Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
KHTN 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều