Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 131 Cánh diều

Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 trang 131 trong Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật KHTN 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 131.

Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 131 Cánh diều

Câu hỏi 4 trang 131 KHTN lớp 7: Trình bày và giải thích các bước của hai thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng và tính hướng nước.

Quảng cáo

Trả lời:

- Trình bày và giải thích các bước của thí ngiệm chứng minh tính hướng sáng:

Bước tiến hành

Giải thích

Bước 1: Chuẩn bị hai hộp A, B bằng bìa các tông đủ lớn để có thể đặt vào đó cốc trồng cây đậu. Ở hộp A, một bên thành hộp có một cửa sổ ngang tầm với ngọn cây đậu; ở hộp B, có một cửa sổ ở thành hộp phía trên.

Ở bước này tạo ra điều kiện chiếu sáng khác nhau ở 2 hộp:

- Hộp A, ánh sáng chỉ được chiếu từ một bên.

- Hộp B, ánh sáng được chiếu đều từ trên xuống dưới.

Bước 2: Dùng hai cốc đựng đất, trồng một hạt đậu nảy mầm vào mỗi cốc và tưới đủ ẩm hằng ngày.

Bước này giúp trồng cây để tạo ra đối tượng thí nghiệm.

Bước 3: Sau một tuần, khi các cây đậu đã đủ lớn, đặt một cốc vào hộp A và một cốc vào hộp B. Sau đó, đóng nắp hộp và đặt cả hai hộp ngoài sánh sáng.

Bước này là đưa đối tượng thí nghiệm – cây đậu vào các điều kiện chiếu sáng khác nhau ở hộp A và hộp B.

Bước 4: Sau hai ngày, quan sát hướng vươn lên của cây đậu ở hộp A và hộp B.

Bước này nhằm thử xem phản ứng hướng sáng của cây đậu trong điều kiện chiếu sáng khác nhau.

- Trình bày và giải thích các bước của thí ngiệm chứng minh tính hướng nước:

Bước tiến hành

Giải thích

Bước 1: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B).

Ở bước này nhằm tạo ra đối tượng thí nghiệm – cây con và điều kiện độ ẩm ban đầu như nau ở cả 2 hộp A và B.

Bước 2: Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày bổ sung nước vào cốc để nước từ từ thấm dần ra mùn cưa.

Ở bước này nhằm tạo ra sự khác nhau về điều kiện nước ở hai hộp:

- Hộp A, nước được tưới đều khắp từ mọi phía.

- Hộp B, nước chỉ được tưới từ một phía (phía có cốc giấy).

Bước 3: Sau 3 – 5 ngày, gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp.

Ở bước này nhằm thử xem phản ứng hướng nước của rễ.

Câu hỏi 5 trang 131 KHTN lớp 7: Nêu kết quả các thí nghiệm và giải thích.

Quảng cáo

Trả lời:

- Kết quả và giải thích kết quả thí nghiệm của thí nghiệm tính hướng sáng:

+ Kết quả: Cây ở hộp A sẽ có ngọn cây cong về phía có cửa sổ. Cây ở hộp B sẽ có ngọn cây vươn thẳng lên phía trên.

+ Giải thích: Ngọn cây có tính hướng sáng. Ở hộp A, ánh sáng chỉ được chiếu từ một phía nên ngọn cây sẽ cong về phía có ánh sáng chiếu vào. Ở hộp B, ánh sáng được chiếu thẳng khiến các phía của ngọn cây đều nhận được ánh sáng nên ngọn cây sẽ vẫn mọc thẳng.

- Kết quả và giải thích kết quả thí nghiệm của thí nghiệm tính hướng nước:

+ Kết quả: Cây ở hộp A sẽ có rễ tỏa đều về các phía. Cây ở hộp B sẽ có rễ mọc lệch về phía chứa nguồn nước (cốc giấy).

+ Giải thích: Rễ cây có tính hướng nước. Ở hộp A, mọi phía đều nhận được nước nên rễ cây sẽ tỏa đều. Ở hộp B, nước chỉ có ở một bên – nơi chứa cốc nước nên rễ cây sẽ mọc lệch phía phía đó để tìm kiếm được nguồn nước.

Luyện tập 1 trang 131 KHTN lớp 7: Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh cây có tính hướng tiếp xúc.sw

Quảng cáo

Trả lời:

- Thiết kế thí nghiệm chứng minh cây có tính hướng tiếp xúc:

+ Bước 1: Trồng 2 cây mướp con vào 2 thùng xốp với điều kiện nước tưới, chất dinh dưỡng và điều kiện chiếu sáng như nhau.

+ Bước 2: Cắm 1 cành cây (cách gốc mướp khoảng 1 gang tay) vào một trong 2 thùng xốp, thùng còn lại để nguyên.

+ Bước 3: Tiếp tục chăm sóc đều và quan sát sự phát triển của 2 cây mướp này sau 15 ngày.

- Kết quả: Ở thùng xốp không cắm cành cây, cây mướp sẽ bò lan ra mặt đất. Ở thùng xốp được cắm cành cây, cây mướp sẽ quấn lên trên cành cây được cắm.

Vận dụng 3 trang 131 KHTN lớp 7: Tìm hiểu các loại cây trồng cần có giàn ở gia đình hoặc ở địa phương em.

Trả lời:

Một số loại cây trồng cần có giàn là: cây mướp, cây đậu đũa, cây su su, cây bầu trắng,…

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên