Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 34 (có đáp án): Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu sách Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 9.

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 34 (có đáp án): Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

Câu 1.Lượng khí nhà kính tăng quá cao dẫn đến

Quảng cáo

A. hiện tượng ấm lên toàn cầu.

B. hiện tượng núi lửa phun trào.

C. hiện tượng mưa sao băng.

D. hiện tượng nhật thực.

Câu 2.Biến đổi khí hậu đang là

A. động lực thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia.

B. mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự sống trên Trái Đất.

C. cơ hội phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá.

D. điều kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật.

Quảng cáo

Câu 3. Nếu nhiệt độ trên Trái đất tiếp tục tăng sẽ dẫn đến hệ luỵ gì?

A. Nhiều thành phố ven biển bị ngập lụt do nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan.

B. Mực nước biển giảm xuống do nước bị bốc hơi vì thời tiết quá nóng.

C. Xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.

D. Băng ở 2 cực Trái Đất ngừng tan chảy.

Câu 4. Để hạn chế được hiệu ứng nhà kính, ta phải làm gì?

A. Thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO2 trong nước.

B. Thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO trong nước và toàn cầu.

C. Thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO2 trong nước và toàn cầu.

D. Thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO trong nước.

Câu 5. Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào dưới đây?

Quảng cáo

A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas.

B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.

C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.

D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide.

Câu 6. Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng

A. cao nguyên.

B. đồng bằng ven biển.

C. đồi.

D. núi.

Câu 7.Vì sao lượng khí nhà kính ngày càng tăng?

A. Do cháy rừng.

B. Do xả rác bừa bãi.

C. Do sử dụng nhiên liệu tái tạo.

D. Do hệ quả tất yếu của các hoạt động sử dụng nhiên liệu hoá thạch, sản xuất chăn nuôi của con người.

Quảng cáo

Câu 8. Nguyên nhân chính làm gia tăng phát thải khí nhà kính hiện nay là

A. do cháy rừng.

B. do núi lửa phun trào.

C. do con người đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng.

D. do phân hủy xác động thực vật trong tự nhiên.

Câu 9. Vì sao nước biển dâng lên?

A. Do mưa nhiều.

B. Do băng tan.

C. Do nước biển giãn nở.

D. Do băng tan và nước biển giãn nở khi nhiệt độ trung bình tăng.

Câu 10. Giải pháp quan trọng nhất để ngăn chặn sự “ấm dần lên của Trái Đất” hiện nay là gì?

A. Trồng nhiều cây xanh.

B. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ 4.0.

C. Giảm sử dụng nhiên liệu hoá thạch.

D. Giảm các hoạt động chăn nuôi gia súc.

Câu 11. Bằng chứng chứng minh Trái Đất đang bị biến đổi khí hậu.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng lên kể từ thời kì tiền công nghiệp.

b. Sự gia tăng các hiện tượng nóng, bão, lũ lụt, hạn hán,...

c. Các hệ sinh thái trên Trái Đất đang bị biến đổi.

d. Mực nước biển ngày càng thấp đi.

Câu 12.Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu là

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Tiết kiệm điện, nước.

b.Trồng nhiều cây xanh.

c.Giảm thiểu chất thải.

d.Khai thác tài nguyên rừng.

Câu 13. Để đun sôi hai nồi nước giống nhau, cùng chứa 30 L nước từ nhiệt độ ban đẩu 20 °C, người ta dùng hai bếp: bếp (1) dùng củi, hiệu suất nhiệt 20%; bếp (2) dùng khí methane, hiệu suất nhiệt 30%. Biết nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1 g củi là 20 kJ/g, khi đốt cháy 1 g methane là 55 kJ/g, nhiệt lượng cần thiết để 1 g nước lỏng tăng lên 1 °C là 4,2 J. Tính khối lượng củi và methane cần dùng.

Câu 14.Gas, nhiên liệu phổ biến hiện nay có thành phần chính là propane và butane. Nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg một loại gas là khoảng 50 400 kJ. Biết để làm nóng 1 kg nước lên 1 độ thì cần cung cấp nhiệt lượng là 4 200 J. Để đun sôi 30 kg nước từ nhiệt độ 20oC cần cung cấp bao nhiêu kJ nhiệt?

Câu 15. Theo một công bố thì trung bình quá trình sinh hoạt và sản xuất của mỗi người Anh sẽ phát thải vào khí quyển 7,01 tấn CO2 mỗi năm. Theo một công bố khác thì trung bình mỗi cây bạch đàn lâu năm có khả năng lưu trữ 167 kg CO2 mỗi năm. Hãy cho biết cần bao nhiêu cây bạch đàn lâu năm để hấp thụ và lưu trữ lượng CO2 mà một người Anh đã phát thải từ quá trình sinh hoạt vả sản xuất của họ trong 1 năm.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sgk KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên