Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 46 Kết nối tri thức

Với Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 46 trong Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 10 trang 46.

Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 46 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 46 KTPL lớp 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Em hãy phân tích số vốn của doanh nghiệp K trước và sau khi cổ phần hóa.

Quảng cáo

Lời giải:

- Trước khi cổ phần hóa, vốn của doanh nghiệp K là 100% của nhà nước.

- Sau khi cổ phần hóa, vốn của doanh nghiệp K chỉ còn 54% là của nhà nước, 46% còn lại là của tư nhân đầu tư.

Luyện tập 1 trang 46 KTPL lớp 10: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào sau đây?

Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào sau đây?

Quảng cáo


Lời giải:

- Em đồng tình với ý kiến a. Sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất, công ăn việc làm cho xã hội. Từ đó giảm tỉ lệ thất nghiệp và tệ nạn xã hội.

- Em không đồng tình với ý kiến b. Sản xuất kinh doanh sẽ giúp đỡ các nghề truyền thống ở địa phương phát triển, tới tay người tiêu dùng nhiều hơn.

- Em không đồng ý với ý kiến c. Kinh doanh trực tuyến cần nhà xưởng để sản xuất hàng hóa chất lượng và trí tuệ để có thể tạo ra hàng hóa, đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng,…

- Em đồng tình với ý kiến d. Sản xuất kinh doanh giúp tạo thu nhập cho lao động, đem lại cuộc sống ấm no cho mọi người trong xã hội. Từ đó đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

Luyện tập 2 trang 46 KTPL lớp 10: Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để nhận biết điểm khác nhau của các mô hình sản xuất kinh doanh:

Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để nhận biết điểm khác nhau

Quảng cáo

Lời giải:

a. So sánh mô hình hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

 

Hộ sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân

Bản chất

- Là một mô hình kinh doanh nhỏ lẻ do cá nhân hoặc nhóm cá nhân làm chủ (không phải doanh nghiệp)

Là mô hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ

Chủ thể

thành lập

- Cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- (Hoặc) Một số hộ gia đình làm chủ, tự tổ chức sản xuất kinh doanh

- Do một cá nhân đủ 18 tuổi,  có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài làm chủ.

Quy mô

Kinh doanh

- Sử dụng dưới 10 lao động

- Chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm

- Lớn hơn hộ kinh doanh

- Không giới hạn quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh, số lượng lao động

Đăng kí

kinh doanh

- Tùy từng trường hợp mới cần phải đăng kí kinh doanh

- Thực hiện đăng kí kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu

- Luôn bắt buộc phải thực hiện đăng kí kinh doanh theo thủ tục thành lập doanh nghiệp

- Thực hiện đăng kí kinh doanh ở Sở kế hoạch đầu tư. Được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và con dấu

Cơ cấu tổ chức

Quản lí

Không có hệ thống tổ chức quản lí rõ ràng

Cơ cấu quản lí chặt chẽ hơn hộ kinh doanh. Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định việc quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh

Chuyển nhượng

Không được chuyển nhượng hộ kinh doanh cho chủ thể khác

- Có thể bán hoặc cho thuê doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Giải thể

- Không áp dụng hình thức: phá sản, giải thể như quy định của Luật doanh nghiệp, luật phá sản

- Áp dụng hình thức: phá sản, giải thể như quy định của Luật doanh nghiệp, luật phá sản

b. So sánh mô hình hộ sản xuất kinh doanh và hợp tác xã

 

Hộ sản xuất kinh doanh

Hợp tác xã

Quyền hạn quyết định của thành viên

Do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình

Có quyền bình đẳng giữa các thành viên trong mọi quyết định, hoạt động của hợp tác xã

Người đại diện theo pháp luật

Chủ hộ kinh doanh

Chủ tịch hội đồng quản trị

Cơ cấu tổ chức

Chủ hộ kinh doanh, thành viên

Đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên

Căn cứ phân chia lợi nhuận

Phân chia lợi nhuận sẽ do cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình xác định, thống nhất.

Lợi nhuận được phân chia chủ yếu dựa theo công sức thành viên đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Phần còn lại mới được chia theo tỷ lệ vốn góp.

Quyền và trách nhiệm tài sản

Chịu trách nhiệm vô hạn

Chịu trách nhiệm hữu hạn

Quyền khắc và

sử dụng

con dấu

Không được khắc dấu

Được quyền khắc và sử dụng con dấu

c. So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên

Tiêu chí

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty TNHH 1 thành viên

 Chủ sở hữu

- Cá nhân

Tổ chức, cá nhân

 Điều khoản ràng buộc

- Có

- Không có

 Vốn điều lệ

- Góp đủ ngay khi đăng ký

- Góp đủ trong thời hạn 90 ngày

 Tài sản công ty và tài sản chủ sở hữu

- Không tách biệt

- Tách biệt

 Chịu trách nhiệm tài sản

- Vô hạn

- Hữu hạn

 Khả năng huy động vốn

- Hạn chế

- Đa dạng

 Tư cách pháp nhân

- Có 

- Không

 Quyền góp vốn, mua cổ phần vốn góp

- Không có

- Có

 Tăng, giảm vốn điều lệ

- Không có điều kiện

- Có điều kiện

 Cơ cấu tổ chức, quản lý

- Có 1 mô hình

- Có 2 mô hình

d. So sánh công ty tư nhân và công ty hợp danh

 

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty hợp danh

Tư cách

pháp  nhân

- Không có tư cách pháp nhân.

- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chủ thể

thành lập

- Do một cá nhân thành lập. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân.

- Ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân thành lập.

Cơ cấu

tổ chức

- Cơ cấu tổ chức đơn giản, gồm chủ sở hữu công ty. Chủ sở hữu công ty có thể là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, hoặc thuê người khác làm Giám đốc, Tổng giám đốc.

- Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc, Tổng Giám đốc.

Tài sản

doanh nghiệp

- Không có sự tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản của chủ sở hữu, chủ sở hữu có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các thành viên hợp danh phải thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản vốn góp cho công ty.

Trách nhiệm

tài sản

- Chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của doanh nghiệp.

- Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Đại diện theo

pháp luật

- Chủ sở hữu là người đại diện theo pháp luật.

- Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.

Vốn

- Vốn đầu tư do chủ sở hữu doanh nghiệp tự đăng ký.

- Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không hoàn toàn độc lập với tài sản của chủ sở hữu.

- Bao gồm vốn góp của thành viên hợp danh khi thành lập và vốn góp của thành viên góp vốn. Tài sản của công ty hợp danh độc lập hoàn toàn với tài sản của cá nhân thành viên hợp danh.

Quyền đối với phần vốn góp

- Chủ sở hữu có thể cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân.

- Thành viên hợp danh không có quyền chuyển nhượng phần góp vốn trừ trường hợp được các thành viên hợp danh khác đồng ý.

- Thành viên góp vốn được tự do chuyển nhượng vốn góp.

e. So sánh công ty cổ phần và công TNHH hai thành viên trở lên

 

Công ty cổ phần

Công TNHH hai thành viên trở lên

Số lượng

thành viên

- Tối thiểu là 03 thành viên và không giới hạn tối đa.

- Tối thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên.

Cấu trúc vốn

- Vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau, được ghi nhận bằng cổ phiếu.

- Vốn điều lệ không chia thành các phần bằng nhau.

Góp vốn

- Góp đủ số vốn đã đăng ký góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

- Góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Chỉ được góp bằng tài sản khác nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.

Huy động vốn

- Được phát hành cổ phiếu.

- Không được phát hành cổ phiếu.

Chuyển nhượng vốn

- Dễ dàng, tự do chuyển nhượng (trừ trong 03 năm đầu, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác và cho người khác không phải là cổ đông sáng lập khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông).

- Chuyển nhượng phải có điều kiện (ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên công ty).

Cơ cấu tổ chức công ty

- Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức giữ dưới 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát);

- Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị).

- Có một mô hình gồm Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát (công ty có ít hơn 11 thành viên không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát).

Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên