Câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn (có đáp án)

Câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn (có đáp án)

VietJack giới thiệu 11 câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn môn Ngữ văn lớp 12 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.

Câu 1 : Ý nào sau đây không thuộc các bước viết văn bản?

A. Phân tích để, xác định yêu cầu của bài viết.

B. Tìm ý, chọn ý và lập dàn ý cho bài văn.

C. Viết văn bản theo dàn ý đã xác định và đọc kiểm tra lại.

D. Xây dựng hệ thống nhân vật và sự kiện.

Đáp án: D

Câu 2 : Mở bài có vai trò như thế nào với bài văn?

A. Mở bài thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài.

B. Hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày.

C. Mở bài gợi mở phương hướng triển khai phần thân bài.

D. Cả ba ý trên.

Đáp án: D

Câu 3 : Ý nào sau đây không thuộc về yếu tố lập luận?

A. Luận điểm

B. Luận cứ

C. Đề tài nghị luận

D. Các phương tiện liên kết, lập luận

Đáp án: C

Câu 4 : Mở bài phải đạt yêu cầu cơ bản nào?

A. Nêu và giới hạn được vấn đề, nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề.

B. Trích dẫn (nếu có), hướng giải quyết vấn đề.

C. Diễn đạt trong sáng, ngắn gọn.

D. Cả ba câu trên.

Đáp án: D

Câu 5 : Ý nào sau đây không thuộc đề tài của văn nghị luận?

A. Một tư tưởng, đạo đức; một hiện tượng đời sống.

B. Một sản phẩm hàng hóa.

C. Một vấn đề văn học, một tác phẩm hoặc đoạn trích.

D. Một nhân vật văn học.

Đáp án: B

Câu 6 : Làm kiểu văn bản nào cũng phải rèn luyện bốn nhóm kĩ năng lớn là:

A. Kĩ năng tìm hiểu phân tích đề, kĩ năng tìm ý, kĩ năng lập dàn ý, kĩ năng trình bày. 

B. Kĩ năng tìm hiểu phân tích đề, kĩ năng trình bày, kĩ năng viết mở bài, kĩ năng viết kết bài.

C. Kĩ năng tìm hiểu phân tích đề; kĩ năng tìm ý, lập dàn ý; kĩ năng diễn đạt; kĩ năng trình bày. 

D. Kĩ năng tìm hiểu phân tích đề, kĩ năng tìm ý, kĩ năng lập dàn ý, kĩ năng viết mở bài.

Đáp án: C

Câu 7 : Vai trò của phần kết bài là:

A. Tạo ra dư vang cho bài viết.

B. Kết thúc vấn đề đã đặt ra ở phần mở bài và đã giải quyết ở phần thân bài.

C. Thông báo về việc kết thúc việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề, gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.

D. Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

Đáp án: C

Câu 8 : Cách sắp xếp các nội dung của bài nghị luận trong phần thân bài là:

A. Sắp xếp theo trình tự của vấn đề.

B. Sắp xếp theo trình tự không gian hoặc thời gian.

C. Phối hợp theo trình tự không gian và thời gian.

D. Sắp xếp theo từng khía cạnh của đề tài.

Đáp án: A

Câu 9 : Thân bài trong văn nghị luận có chức năng gì?

A. Giải quyết vấn đề nêu ra ở đề bài.

B. Kết thúcvấn đề nêu ra ở đề bài.

C. Khái quát lại vấn đề nêu ra ở đề bài.

D. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

Đáp án: A

Câu 10 : Nhóm bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học khác nhau cơ bản về điểm nào sau đây?

A. Ngôn ngữ trình bày.

B. Bố cục bài viết.

C. Yêu cầu lập luận.

D. Đối tượng nghị luận.

Đáp án: D

Câu 11 : Ý nào không nằm trong hệ thống câu hỏi tìm ý của bài nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ)?

A. Bài thơ (đoạn thơ) có mấy ý? Bài thơ (đoạn thơ) là cảm xúc của tác giả về con người (hay sự vật, hiện tượng) gì?

B. Bài nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ) có bố cục như thế nào?

C. Giá trị của bài thơ (đoạn thơ) đối với văn học và cuộc sống như thế nào?

D. Từng ý thơ được diễn đạt bằng những hình ảnh, từ ngữ,...đặc sắc nào?

Đáp án: C

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 mới nhất chọn lọc, có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên