Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 mới nhất có đáp án, chọn lọc | Trắc nghiệm Văn 12
Trọn bộ 1000 Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 mới nhất có đáp án đầy đủ Học kì 1, Học kì 2 giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao môn Ngữ Văn 12.
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 mới nhất (có đáp án)
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Học kì 1
Tuần 1
Tuần 3
Tuần 9
Tuần 12
Tuần 14
500 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Học kì 2 (có đáp án)
Tuần 19
Tuần 20
Tuần 25
Tuần 27
Tuần 29
Tuần 33
Tuần 34
Câu hỏi Trắc nghiệm bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX
Câu 1: Quan niệm về độc giả của văn học Việt Nam sau năm 1975 có gì mới?
A. Độc giả là những đối tượng để tuyên truyền, giác ngộ
B. Độc giả là người mua hàng, nhà văn là người bán hàng
C. Độc giả là những người bạn để giao lưu, dối thoại một cách bình đẳng
D. Độc giả là người hoàn toàn quyết định số phận của nhà văn
Đáp án: C
Câu 2: Giai đoạn 1945-1975, văn học Việt Nam đã tìm đến những hình thức nghệ thuật nào để phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của đại chúng
A. Mới mẻ đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ nghệ thuật tinh tế, trau chuốt.
B. Hấp dẫn đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ cầu kì, đa nghĩa
C. Quen thuộc đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu
D. Dễ dãi đối với nhân dân, được thể hiện bằng ngôn ngữ bình dân, suồng sã
Đáp án: C
Câu 3: Nhiệm vụ của văn học trong giai đoạn đất nước bước vào cuộc chiến tranh gian khổ, trường kì là
A. Phản ánh chân thực và cổ vũ công cuộc xây dựng đất nước
B. Nêu bật được những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước
C. Tập trung phục vụ chính trị tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu
D. Đưa tin nhanh chóng về những chiến thắng trên các chiến trường
Đáp án: C
Câu 4: Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975 trải qua mấy chặng đường chính?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: B
Câu 5: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975?
A. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
B. Nền văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
C. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
D. Nền văn học hướng về đại chúng.
Đáp án: B
Câu 6: Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm khuynh hướng lãng mạn được thể hiện như thế nào trong văn học giai đoạn 1945-1975
A. Là khuynh hướng tràn đầy mơ ước, hướng tới tương lai
B. Khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới
C. Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
D. Các tác phẩm đều có kết thúc có hậu, được hưởng cuộc sống hạnh phúc, no ấm
Đáp án: D
Câu 7 : Giai đoạn 1945-1975, văn học Việt Nam đã tìm đến những hình thức nghệ thuật nào để phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của đại chúng?
A. Mới mẻ đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ nghệ thuật tinh tế, trau chuốt.
B. Hấp dẫn đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ cầu kì, đa nghĩa.
C. Quen thuộc đối với nhân dân, được thể hiện bằng một ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu.
D. Dễ dãi đối với nhân dân, được thể hiện bằng ngôn ngữ bình dân, suồng sã.
Đáp án: C
Câu 8 : Nhiệm vụ của văn học trong giai đoạn đất nước bước vào cuộc chiến tranh gian khổ, trường kì là:
A. Phản ánh chân thực và cổ vũ công cuộc xây dựng đất nước.
B. Nêu bật được những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước.
C. Tập trung phục vụ chính trị tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu.
D. Đưa tin nhanh chóng về những chiến thắng trên các chiến trường.
Đáp án : C
Câu 9 : Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 không mắc phải hạn chế nào?
A. Một số cây bút chạy theo thị hiếu thấp kém của 1 bộ phận công chúng, biến sáng tác văn học mọt thứ hàng hóa để câu khách.
B. Nhiều tác phẩm thể hiện con người và cuộc sống một cách đơn giản, xuôi chiều, phiến diện, công thức.
C. Yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm nhiều khi bị hạ thấp.
D. Cá tính, phong cách riêng của nhà văn chưa được phát huy mạnh mẽ.
Đáp án : A
Câu 10 : Đại hội Đảng lần thứ VI đã đánh dấu sự đổi mới mạnh mẽ của nền văn học nước ta như thế nào?
A. Tạo nên một phong trào nói thẳng, nói thật trong sáng tác văn học.
B. Khuyến khích các nhà văn, nhà thơ nghĩ ra những thể loại mới.
C. Đưa kịch lên vị trí hàng đầu của các thể loại văn học.
D. Đề cao nội dung tư tưởng của các tác phẩm văn học Việt Nam ở nước ngoài.
Đáp án : A
Câu 11 : Lí do nào làm cho tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1975, nhất là sau 1986 nhạt dần chất sử thi và tăng dần chất liểu thuyết?
A. Nội dung chính trong các tác phẩm là cuộc sống con người được quan sát chủ yếu ở góc độ đời tư.
B. Không gian, thời gian nghệ thuật là cuộc sống hiện tại đang diễn ra với tất cả tính chất bề bộn, phức tạp của nó.
C. Nhân vật được nhìn nhận như là những con người bình thường gần gũi xung quanh chúng ta.
D. Cả A, B và C
Đáp án : D
Câu 12 : Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 trải qua mấy chặng đường chính?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án : B
Câu 13 : Đặc điểm nào không phải là đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975?
A. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
B. Nền văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
C. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
D. Nền văn học hướng về đại chúng.
Đáp án : B
Câu 14 : Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm khuynh hướng lãng mạn được thể hiện như thế nào trong văn học giai đoạn 1945-1975.
A. Là khuynh hướng tràn đầy mơ ước, hướng tới tương lai.
B. Khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới
C. Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
D. Các tác phẩm đều có kết thúc có hậu, được hưởng cuộc sống hạnh phúc, no ấm.
Đáp án : D
Câu 15 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với cảm hứng sử thi trong văn học giai đoạn 1945 – 1975?
A. Đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, liên quan đến giai cấp, đồng bào, Tổ quốc và thời đại.
B. Chủ đề các tác phẩm đều viết về niềm vui chiến thắng, né tránh những tổn thất, hi sinh trong chiến tranh.
C. Nhận vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng.
D. Cái đẹp ở mỗi cá nhân là ở ý thức công dân, lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Nếu nói đến cái riêng thì cũng phải hoà với cái chung.
Đáp án : B
Câu 16 : Quan niệm về độc giả của văn học Việt Nam sau năm 1975 có gì mới?
A. Độc giả là những đối tượng để tuyên truyền, giác ngộ.
B. Độc giả là người mua hàng, nhà văn là người bán hàng.
C. Độc giả là những người bạn để giao lưu, đối thoại một cách bình đẳng.
D. Độc giả là người hoàn toàn quyết định số phận của nhà văn.
Đáp án : C
Câu hỏi trắc nghiệm Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Câu 1. Các thao tác của một bài văn Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
A. Giải thích – bàn luận - mở rộng - rút ra ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động.
B. Bàn luận - giải thích - rút ra ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động - mở rộng.
C. Bàn luận - giải thích - mở rộng - rút ra ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động.
D. Giải thích – bàn luận - rút ra ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động - mở rộng.
Đáp án: A
Câu 2. Trong những đề bài sau, đề bài nào không thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?
A. Suy nghĩ về đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc
B. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa
C. Suy nghĩ về câu Có chí thì nên
D. Suy nghĩ về sự vô cảm ở một bộ phận giới trẻ hiện nay
Đáp án: D
Câu 3. Ý nào dưới đây nói không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?
A. là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
B. Bài viết có bố cục 3 phần, trình bày rõ ràng và thuyết phục thông qua các luận điểm, dẫn chứng
C. Văn viết cần trau chuốt, bóng bảy, giàu hình ảnh, giàu biện pháp tu từ.
D. Vận dụng linh hoạt thao tác chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích, đối chiếu… để trình bày vấn đề
Đáp án: C
Câu 4. Nội dung giải thích nào sau đây không phù hợp với đề bài "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống".
A. Lí tưởng là cái đích tốt đẹp để con người hướng tới.
B. Lí tưởng giúp cho con người không đi lạc đường.
C. Trong cuộc sống, có nhiều người không có lí tưởng vẫn có một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa.
D. Có lí tưởng, con người có động lực thúc đẩy, có nghị lực để vượt qua thử thách, hướng tới mục đích sống rõ ràng, cuộc sống sẽ ý nghĩa.
Đáp án: C
Câu 5 : Cho đề văn sau: “Có ba điều trong đời không được đánh mất: sự thanh thản, niềm hi vọng và lòng trung thực”. Anh chị suy nghĩ như thế nào về những điều đó?
A. Ý nghĩa và tầm quan trọng của sự thanh thản.
B. Ý nghĩa và tầm quan trọng của niềm hi vọng.
C. Ý nghĩa và tầm quan trọng của đời sống tinh thần.
D. Ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng trung thực.
Đáp án: C
Câu 6 : Có thể diễn đạt lại câu nói: “Chẳng có phát minh nào có dấu cộng mà không có dấu trừ” bằng cách nào là đúng nhất?
A. Không có cái mới nào ra đời lại chỉ có ưu điểm.
B. Không có cái mới nào ra đời mà không có ưu điểm.
C. Cái mới nào ra đời cũng có nhược điểm.
D. Mọi sự vật, hiện tượng đều có ưu điểm và nhược điểm.
Đáp án: A
Câu 7 : Dòng nào nêu không đúng đặc điểm của đề văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
A. Nội dung bàn về một tư tưởng, quan điểm về cuộc sống, cách sống….
B. Thường xuất phát từ một danh ngôn, một câu ca dao, tục ngữ.
C. Câu lệnh của đề thường yêu cầu thao tác giải thích.
D. Phạm vi dẫn chứng chủ yếu lấy từ hiện thực cuộc sống.
Đáp án: C
Câu 8 : Cho đề văn: “Anh chị suy nghĩ như thế nào khi nhà thơ R.Gam-da-tốp nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác.” ? Câu tục ngữ nêu không chính xác tinh thần và quan điểm sống đúng đắn được rút ra từ đề văn trên?
A. Hậu sinh khả úy
B. Uống nước nhớ nguồn
C. Gieo gió gặt bão
D. Ác giả, ác báo
Đáp án: B
Câu 9 : Mở bài của một bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần đạt những yêu cầu nào?
A. Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.
B. Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận.
C. Nêu vấn đề cần nghị luận.
D. Cả ba đều đúng
Đáp án: A
Câu 10 : Cho đề bài sau: “Vì sao có thể nói: Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn trong quá khứ. Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn ngày hôm nay?”. Thao tác nghị luận bắt buộc phải sử dụng trong bài văn triển khai cho đề bài trên là gì?
A. Bình luận và so sánh
B. So sánh và phân tích
C. Giải thích và chứng minh
D. Bác bỏ và bình luận
Đáp án: C
Câu 11 : Sự khác nhau cơ bản nhất của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội với nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
A. Khác nhau về nội dung nghị luận.
B. Khác nhau về hình thức.
C. Khác nhau về các thao tác.
D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt.
Đáp án: A
Câu 12 : Ý nào dưới đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?
A. Nội dung đem ra bài luận về một vấn đề tư tưởng, văn hóa, đạo đức,… của con người.
B. Bài biết có bố cục 3 phần, các luận điểm, luận cứ đúng đắn, sáng tỏ, chính xác.
C. Lời văn trau chuốt, bóng bẩy, sử dụng biện pháp tu từ.
D. Sử dụng các thao tác lập luận như so sánh, phân tích, chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề.
Đáp án: C
Câu 13 : Trong các đề sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
A. Suy nghĩ của em về câu ca dao “Học thầy không tày học bạn”.
B. Suy nghĩ của em về “Bệnh ngôi sao” của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.
C. Suy nghĩ của em về câu nói “Đọc sách hay cũng như được trò chuyện với một người bạn thông minh” (L.Tonstoi).
D. Suy nghĩ của em về vấn đề: Tài năng và lòng tốt của con người.
Đáp án: A
Câu 14 : Sắp xếp theo trình tự các bước để trình bày một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
A. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn- Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động
B. Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá.
C. Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động.
D. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn.
Đáp án: C
Câu 15 : Một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có những yêu cầu gì về mặt nội dung?
A. Nội dung làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí thông qua các thao tác lập luận như chứng minh, phân tích,… để làm sáng rõ vấn đề.
B. Nghị luận làm sáng tỏ các vần đề về tư tưởng đạo lí bằng cách đưa ra những mặt hại.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
Đáp án: A
Câu hỏi trắc nghiệm Tuyên Ngôn Độc Lập phần Tác giả
Câu 1: Ý nào không đúng khi nói vè quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh
A. Người xem văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng
B. Người chú trọng tính chân thật và tính dân tộc trong văn học
C. Người coi văn học là một hình thức giải trí, hướng tới sự lãng mạn, bay bổng
D. Nhà văn cũng là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
Đáp án: C
Câu 2: Thể loại nào không có trong di sản văn học của Hồ Chí Minh :
A. Văn chính luận
B. Thơ
C. Tiểu thuyết chương hồi
D. Kí
Đáp án: C
Câu 3: Khi sáng tác báo chí và văn chương, Hồ Chí Minh luôn đặt ra những câu hỏi nào?
A. Viết cho ai?
B. Viết để làm gì?
C. Cách viết thế nào?
D. Cả ba đáp án trên
Đáp án: D
Câu 4: Trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, thể loại văn học nào thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Bác?
A. Kí và các tiểu phẩm.
B. Các truyện ngắn.
C. Thơ ca.
D. Văn chính luận.
Đáp án: C
Câu 5 : Tác phẩm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc thể loại nào?
A. Truyện
B. Văn chính luận
C. Kí
D. Thơ
Đáp án: B
Tác phẩm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc thể loại văn chính luận.
Câu 6 : Tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ra đời năm nào?
A. 1945
B. 1930
C. 1946
D. 1932
Đáp án : C
Câu 7 : Dòng nào dưới đây không phù hợp với phong cách văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. Ngôn ngữ trau chuốt, bỏng bẩy.
B. Kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc.
C. Giàu tính luận chiến.
D. Giọng điệu uyển chuyển.
Đáp án: A
Phong cách nghệ thuật của văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.
Câu 8 : Đáp án nào dưới đây phù hợp với phong cách nghệ thuật của chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. Thống nhất
B. Đa dạng
C. Cả A và B đều đúng.
D. Không có đáp án đúng.
Đáp án: C
- Phong cách nghệ thuật:
+ Tính thống nhất: Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác. Về cách viết ngắn gọn.
+ Tính đa dạng: Về các thể loại từ văn chính luận, kí, truyện ngắn, thơ.
Câu 9 : Tại sao nói phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh đa dạng?
A. Đa dạng mục đích sáng tác.
B. Đa dạng trong quan điểm sáng tác.
C. Đa dạng các thể loại.
D. Đa dạng nguyên tắc sáng tác.
Đáp án C
Tính đa dạng được thể hiện rõ ràng trong các thể loại từ văn chính luận, kí, truyện ngắn, thơ.
Câu 10 : Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước năm nào?
A. 1930
B. 1923
C. 1911
D. 1912
Đáp án: C
Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ( Hồ Chí Minh) trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
Câu 11 : Tác phẩm nào là tác phẩm văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. “Vi hành”
B. “Pari”
C. “Con người biết mùi hun khói”
D. “Bản án chế độ thực dân Pháp”
Đáp án: D
Tác phẩm " Bản án chế độ thực dân Pháp" là tác phẩm thuộc văn bản chính luận.
Câu 12: Đáp án nào dưới đây không phải là quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. Luôn chú trọng đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
B. Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc
C. Quan điểm nghệ thuật “vị nghệ thuật"
D. Coi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp Cách Mạng.
Đáp án: C
- Quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Người xem văn nghệ là vũ khí, nghệ sĩ là chiến sĩ vì văn chương phải phục vụ cách mạng, phục vụ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống lại cái ác, cái bất công ngang trái.
+ Người quan niệm văn chương phải có nội dung chân thật, phản ánh hùng hồn những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, nêu gương tốt, phê phán cái xấu. Văn chương phải có tính dân tộc, phát huy cốt cách dân tộc. Người cũng quan niệm văn chương cần có hình thức giản dị, trong sáng, ngôn từ chọn lọc, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ .
+ Hồ Chí Minh coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ và thưởng thức của văn chương. Người nêu kinh nghiệm trước khi cầm bút viết, nhà văn cần trả lời được các câu hỏi: viết cho ai? ( xác định đối tượng), viết để làm gì? (xác định mục đích) rồi mới xác định viết cái gì? (xác định nội dung) và cách viết thế nào? (xác định hình thức nghệ thuật).
....................................
....................................
....................................
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều