Câu hỏi trắc nghiệm Thực hành một số phép tu từ ngữ âm (có đáp án)
Câu hỏi trắc nghiệm Thực hành một số phép tu từ ngữ âm (có đáp án)
VietJack giới thiệu 15 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành một số phép tu từ ngữ âm môn Ngữ văn lớp 12 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.
Câu 1: Điệp vần là gì?
A. Là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ.
B. Là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những từ cuối của mỗi câu thơ, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ.
C. Là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết ở đầu mỗi câu thơ, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ.
Đáp án: A
Câu 2: Khái niệm về diệp thanh?
A. Là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta sử dụng lặp lại các thanh điệu cùng nhóm (bằng/trắc) để tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính nhạc cho câu thơ.
B. Là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta sử dụng chọn lọc một số thanh điệu cùng nhóm (bằng/trắc) để tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính nhạc cho câu thơ.
C. Là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta lược bỏ các thanh điệu cùng nhóm (bằng/trắc) để tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính nhạc cho câu thơ.
Đáp án: A
Câu 3: Biện pháp tại nhịp điệu được hiểu như thế nào?
A. Là biện pháp tu từ ngữ âm được dùng chủ yếu trong văn xuôi chính luận, trong đó người ta cốt tạo nên một âm hưởng hấp dẫn bằng những hình thức cân đối, nhịp nhàng của lời văn, nhằm làm cho lí luận có sức thuyết phục mạnh mẽ.
B. Là biện pháp tu từ ngữ âm được dùng chủ yếu trong thơ, trong đó người ta cốt tạo nên một âm hưởng hấp dẫn bằng những hình thức cân đối, nhịp nhàng của câu thơ.
C. Là biện pháp tu từ ngữ âm được dùng chủ yếu trong thể thơ song thất lục bát, trong đó người ta cốt tạo nên một âm hưởng hấp dẫn bằng những hình thức cân đối, nhịp nhàng của lời thơ, nhằm tạo sức uyển chuyển cho nhịp thơ.
Đáp án: A
Câu 4: Biện pháp tạo âm hưởng là biện pháp tu từ ngữ âm được dùng chủ yếu trong văn xuôi nghệ thuật, trong đó người ta phối hợp âm thanh, nhịp điệu của câu văn không phải chỉ cốt tạo ra một sự cân đối, nhịp nhàng, uyển chuyển, êm ái, du dương, mà cao hơn thế, phải tạo ra một âm hưởng hoà quyện với nội dung hình tượng của câu văn. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Câu 5: Cần lưu ý điều gì khi vận dụng và khai thác giá trị biểu đạt của âm thanh?
A. Trên thực tế, mỗi một sự diễn đạt thông thường không phải chỉ có một biện pháp tu từ được vận dụng, mà có thể được phối hợp nhiều biện pháp tu từ với nhau. Do đó khi phân tích tác dụng của âm thanh thì cần chú ý đến sự phối hợp của các biện pháp và hiệu quả mà chúng đưa lại.
B. Khi khai thác hiệu quả gợi cảm của các quy tắc diễn đạt cần phải luôn luôn gắng với một văn cảnh cụ thể.
C. Người phân tích cần phải nắm vững những tri thức cần thiết về đặc tính âm học của hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Đồng thời cũng cần có khả năng nhạy cảm, năng lực cảm thụ văn học mới có thể tiếp nhận các tín hiệu âm thanh một cách nhạy bén, tinh tế, tránh sự gán ghép máy móc các thuộc tính âm thanh cho nội dung biểu đạt sẽ dẫn đến khô khan, khiêng cưỡng và phản khoa học.
D. Tất cả các nội dung trên.
Đáp án: D
Câu 6: Chức năng của biện pháp hài thanh chủ yếu phát huy tác dụng trong những tác phẩm thơ bởi thơ ca tiếng Việt luôn chú ý đến tính nhạc, có thể xem đây là một trong những tiêu chí quan trọng để góp phần làm nên một bài thơ hay, nhất là những bài thơ được quy định bởi tính chất niêm luật chặt chẽ về cả vần và điệu. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Câu 7: Biện pháp tu từ tượng thanh là gì?
A. Là biện pháp tu từ trong đó người ta cố ý bắt chước mô phỏng, biểu hiện một âm hưởng trong thực tế khách quan ngoài ngôn ngữ, bằng cách phối hợp những yếu tố ngữ âm có dáng vẻ tương tự.
B. là biện pháp tu từ trong đó người ta dùng âm nhạc để biểu hiện một âm hưởng trong thực tế khách quan.
C. Là biện pháp tu từ trong đó người ta cố ý bỏ qua một âm hưởng trong thực tế khách quan mà không phù hợp với nội dung muốn diễn tả.
Đáp án: A
Câu 8: Biện pháp tu từ tượng thanh được chia làm mấy loại?
A. Tượng thanh trực tiếp là bắt chước mô phỏng những âm thanh bên ngoài.
B. Tượng thanh gián tiếp là sự kết hợp của nhiều âm tố tạo nên một ấn tượng âm thanh, nó như tiếng dội lại của hiện thực.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Đáp án: C
Câu 9: Biện pháp tu từ hài âm là gì?
A. Là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý sử dụng một cách tổng hợp các biện pháp tu từ ngữ âm nhằm tạo nên một sự phù hợp giữa hiệu quả biểu cảm - cảm xúc của hình tượng âm thanh với nội dung biểu cảm của câu thơ.
B. Là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta lược bỏ các biện pháp tu từ ngữ âm nhằm đơn giản hóa cách diễn đạt nội dung biểu cảm của câu thơ.
C. Là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta sử dụng một số các biện pháp tu từ ngữ âm theo một quy luật nhất định nhằm tạo nên một sự phù hợp giữa hiệu quả biểu cảm - cảm xúc của hình tượng âm thanh với nội dung biểu cảm của câu thơ.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Đáp án: A
Câu 10: Biện pháp điệp âm và điệp phụ âm đầu có gì khác nhau?
A. Điệp âm là biện pháp cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, vần hoặc thanh) để tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm nhạc tính.
B. Điệp phụ âm đầu là biện pháp tu từ ngữ âm lặp lại phụ âm đầu để tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ. Tuỳ theo đặc điểm của phụ âm đầu được chọn làm phương tiện mà nó có thể gợi những liên tưởng tinh tế khác nhau.
C. Cả A và B
Đáp án: C
Câu 11: Khái niệm của pháp tu từ ngữ âm?
A. Là những cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ một cách nghệ thuật, có giá trị biểu cảm, hình tượng và hấp dẫn hơn bình thường (còn được gọi là cách thức tu từ hay phép tu từ).
B. Là những cách thức sử dụng các quy luật của các thể thơ để tăng sức biểu cảm và hấp dẫn hơn.
C. Là sự sáng tạo của người viết trong cách tạo nhịp điệu hay âm hưởng cho câu thơ.
Đáp án: A
Câu 12: Cách thức tu từ được phân ra thành mấy loại?
A. Tu từ ngữ âm, tu từ từ vựng – ngữ nghĩa, tu từ cú pháp.
B. Tu từ ngữ âm, tu từ từ vựng – ngữ nghĩa.
C. Tu từ ngữ âm, tu từ cú pháp.
D. Tu từ ngữ âm, tu từ từ vựng – ngữ nghĩa, tu từ cú pháp, tu từ tự do.
Đáp án: A
Câu 13: Các biện pháp tu từ ngữ âm được hiểu như thế nào?
A. Gồm có hài thanh, tượng thanh, điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh,...
B. Gồm có so sánh tu từ, ẩn dụ tu từ, nhân hóa, hoán dụ tu từ, phúng dụ, tượng trưng, đột giáng, chơi chữ,...
C. Gồm có điệp ngữ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ, im lặng,...
Đáp án: A
Câu 14: Khái niệm về biện pháp tu từ hài thanh?
A. Là biện pháp tu từ dùng sự lựa chọn và kết hợp các âm thanh sao cho hài hoà để có thể gợi lên một trạng thái, một cảm xúc tương ứng với cái được biểu đạt.
B. Là biện pháp tu từ dùng sự lựa chọn và kết hợp các thanh dấu trong tiếng Việt sao cho hài hoà để có thể gợi lên một trạng thái, một cảm xúc tương ứng với cái được biểu đạt.
C. Là biện pháp tu từ dùng sự lựa chọn thanh sắc sao cho hài hoà để có thể gợi lên một trạng thái, một cảm xúc tương ứng với cái được biểu đạt.
Đáp án: A
Câu 15: Đặc điểm của biện pháp tu từ hài thanh là gì?
A. Nhằm hài hoà các mặt đối lập về thanh điệu: cao/thấp; gãy /không gãy, tức là đối lập âm vực và đường nét thanh điệu.
B. Nhằm làm bật lên các mặt đối lập về thanh điệu: cao/thấp; gãy /không gãy, tức là đối lập âm vực và đường nét thanh điệu.
C. Nhằm làm mất đi các mặt đối lập về thanh điệu: cao/thấp; gãy /không gãy, tức là đối lập âm vực và đường nét thanh điệu.
Đáp án: A
Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 mới nhất chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm bài Dọn về làng
- Trắc nghiệm bài Tiếng hát con tàu
- Trắc nghiệm bài Đò lèn
- Trắc nghiệm bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp
- Trắc nghiệm bài Sóng
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều