500 Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Học kì 2 mới nhất có đáp án, chọn lọc

Tài liệu 500 Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Học kì 2 mới nhất có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao môn Ngữ Văn 12.

500 Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 Học kì 2 mới nhất




Câu hỏi trắc nghiệm Vợ chồng A Phủ

A. Vài nét về tác giả Tô Hoài

Câu 1: Ý nào sau đây chưa chính xác về nhà văn Tô Hoài?

A. Ông là một nhà văn lớn, với các tác phẩm văn xuôi hiện thực

B. Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.

C. Ông sinh ra trong một gia đình giàu có, có truyền thống văn học

D. Nghệ thuật trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có,  nhiều khi rất bình dân và thông tục. 

Đáp án : C

Câu 2: Trong các tác phẩm sau đây, tác phẩm nào không phải của Tô Hoài?

A. O Chuột.

B. Cát bụi chân ai.

C. Miền Tây.

D. Trăng sáng.

Đáp án : D

Câu 3:  Nhận định nào sau đây là đúng với đặc điểm phong cách nghệ thuật của Tô hoài?

A. Màu sắc dân tộc đậm đà, chất thơ chất chữ tình thấm đượm, ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình.

B. Thể hiện một sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, giàu tính chính luận triết lí.

C. Tài hoa uyên bác, ý tưởng sâu sắc, diễn đạt độc đáo, chữ nghĩa giàu có và giàu tính tạo hình.

D. Văn phong vừa đậm chất trí tuệ vừa hiện đại

Đáp án : A

Câu 4: Tác giả Tô Hoài đoạt giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1956 với tác phẩm nào?

A. Truyện Tây Bắc

B. Tiểu thuyết Quê nhà

C. Tiểu thuyết Miền Tây

D. Ba người khác

Đáp án : A

GIẢI THÍCH:

Tô Hoài đạt giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc)

Câu 5: Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Tô Hoài?

A. Dế Mèn phiêu lưu kí

B. O chuột

C. Truyện Tây Bắc

D. Nắng trong vườn

Đáp án : D

GIẢI THÍCH:

Sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, Tô Hoài đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941); O chuột (tập truyện, 1942); Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953); Miền Tây (tiểu thuyết, 1967); Ba người khác (tiểu thuyết, 2006),...

Câu 6: Nội dung sau về phong cách nghệ thuật của Tô Hoài đúng hay sai?

“Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài hấp dẫn người đọc bởi giọng văn trữ tình – chính luận sâu lắng thiết tha, vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án : B

GIẢI THÍCH:

Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài: Hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động lòng người.

Câu 7: Bút danh của Tô Hoài gắn với hai địa danh là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án : A

Câu 8 : Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc năm bao nhiêu?

A. 1941

B. 1942

C. 1943

D. 1944

Đáp án : C

Câu 9: Địa danh nào dưới đây là quê nội của Tô Hoài?

A. Làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định

C. Làng Hảo, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên

D. Thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông

Đáp án : D

Câu 10: Tô Hoài xuất thân trong gia đình như thế nào?

A. Gia đình công chức

B. Gia đình có truyền thống yêu nước

C. Gia đình thợ thủ công

D. Gia đình nha nho khi Hán học đã suy tàn

Đáp án : C

Câu 11: Tên khai sinh của Tô Hoài là:

A. Nguyễn Sen

B. Nguyễn Mạnh Khải

C. Đinh Trọng Đoàn

D. Phạm Minh Tài

Đáp án : A

Câu 12Tô Hoài đã từng làm công việc nào sau đây?

A. Dạy trẻ

B. Bán hàng

C. Kế toán hiệu buôn

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

B. Tìm hiểu chung Vợ chồng A Phủ

Câu 1:  Sự kiện nào dưới đây không có trong cốt truyện Vợ chồng A Phủ?

A. Cha mẹ Mị phải vay nặng lãi của nhà thống lí Pá Tra để làm đám cưới.

B. Mị cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ bỏ trốn khỏi Hồng Ngài.

C. Vì món nợ, Mị đã phải khước từ lời cầu hôn của A Phủ.

D. Mị và A Phủ đến Phiềng Sa, gặp cán bộ A Châu, được giác ngộ cách mạng, trở thành du kích và thành vợ thành chồng.

Đáp án : C

Câu 2: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài được rút từ tập truyện nào sau đây?

A. Đồng bạc trắng hoa xòe

B. Rẻo cao

C. Truyện Tây Bắc

D. Miền Tây

Đáp án : C

Câu 3: Truyện Vợ chồng A Phủ đã đạt được giải thưởng cao quý nào sau đây?

A. Giải nhất - giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

B. Giải nhất - giải thưởng Báo Văn nghệ 

C. Giải nhất - liên hoan văn nghệ toàn quốc

D. Giải Nhất - giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam

Đáp án : D

Câu 4: Dòng nào sau đây là đúng nhất khi nói về tác phẩm “Truyện Tây Bắc”?

A. Là một truyện ngắn về đề tài miền núi.

B. Là một tập truyện kí về đề tài miền núi gồm: Cứu đất, cứu mường, Mường Giơn, Vợ chồng A Phủ.

C. Là một tập truyện về đề tài miền núi.

D. Là một tập truyện về đề tài miền núi gồm các truyện: Truyện Tây Bắc; Cứu Đất Cứu Mường; Mường Giơn; Vợ chồng A Phủ.

Đáp án : B

Câu 5:  Thông tin nào sau đây không chính xác khi nói về “Truyện Tây Bắc”?

A. Tác phẩm là kết quả của chuyến thâm nhập cuả Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1953.

B. Tác phẩm dược hoàn thành năm 1953.

C. Tác phẩm đã thể hiện một cách xúc động cuộc sống tủi nhục của dồng bào Thía – Tây Bắc dưới ách phong kiến và thực dân.

D. Cùng với việc phản ánh về số phận nhân dân, tác phẩm còn tái hiện sinh động bức tranh sinh hoạt va phong tục của Tây Bắc

Đáp án : C

Câu 6: Nội dung sau về tác phẩm Vợ chồng A Phủ đúng hay sai?

“Vợ chồng A Phủ là sản phẩm của chuyến thâm nhập thực tế, cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc suốt 8 tháng của Tô Hoài trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án : A

GIẢI THÍCH:

Viết năm 1952, đây là sản phẩm của chuyến thâm nhập thực tế, cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc suốt 8 tháng của Tô Hoài trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng

Câu 7: Vợ chồng A Phủ được in trong tác phẩm nào?

A. Truyện Tây Bắc

B. O chuột

C. Nhà nghèo

D. Cát bụi chân ai

Đáp án : A

Câu 8: Tập Truyện Tây Bắc đã đạt giải thưởng nào dưới đây?

A. Giải Nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.

B. Giải Nhì giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.

C. Giải Ba giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955.

D. Giải Nhất giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1954 -1955.

Đáp án : A

Câu 9: Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1950

B. 1951

C. 1952

D. 1953

Đáp án : C

Câu 10: Chủ đề của tác phẩm là:

A. Phản ánh số phận đau thương và quá trình đến với con đường tự do, con đường cách mạng của các dân tộc ít người ở Đông Bắc.

B. Phản ánh số phận đau thương và quá trình đến với con đường tự do, con đường cách mạng của các dân tộc ít người ở Tây Bắc.

C. Phản ánh số phận đau thương và quá trình đến với con đường tự do, con đường cách mạng của các dân tộc ít người ở Nam Bộ

D. Phản ánh số phận đau thương và quá trình đến với con đường tự do, con đường cách mạng của đồng bào miền xiên.

Đáp án : B

C. Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Câu 1: Nỗi đau khổ lớn nhất của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là?

A. Bị chồng là A Sử đọa đày, hành hạ dã man.

B. Phải trải qua cuộc sống giam hãm như tù ngục trong nhà thống lí Pá Tra.

C. Bị cướp mất tuổi trẻ, tình yêu, tự do và quyền được hưởng hạnh phúc.

D. Phải làm việc cực nhọc để trả món nợ truyền kiếp của cha mẹ.

Đáp án : C

Câu 2: Điều gì đã đánh thức khát vọng sống hạnh phúc tưởng như đã chết trong tâm hồn của Mị?

A. Bát rượu ngày xuân mà Mị uống.

B. Hình ảnh A Sử đi chơi.

C. Tiếng sáo gọi bạn tình.

D. Không khí cả mùa xuân đang đến.

Đáp án : C

Câu 3:  Nỗi đau khổ lớn nhất  mà Mị phải chịu đựng là gì?

A. Phải làm lụng cơ cực để trả món nợ truyền kiếp của cha mẹ.

B.Bị cướp mất tuổi trẻ, tình yêu tự do, quyền làm người.

C. Phải trải qua cuộc sống giam hãm như tù ngục ở nhà thống lí Pá TrA.

D.Bị hành hạ, đày đoạ, vùi dập tàn bạo.

Đáp án : B

Câu 4: Tội ác lớn nhất của nhà thống lí là đã cướp mất của Mỵ là…?

A. Tự do.         

B. Tình yêu.

C. Tuổi trẻ.  

D.Sự ý thức, xúc cảm.

Đáp án : D

Câu  5: Ý nghĩa của hình ảnh: “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết sương hay là nắng” được Tô Hoài miêu tả là

A. Qua không gian sống để tô đậm nỗi khổ của nhân vật.

B. cho thấy Mị phải sống kiếp tù nhân và mất dần ý thức của con người.

C. Lên án sự đối sử tàn nhẫn của nhà thống lí đối với Mỵ.

D. Cho thấy Mị không hề hưởng một chút gì hạnh phúc.

Đáp án : B

Câu 6: Chi tiết nào sau đây không có trong hồi tưởng của Mị về hình ảnh đẹp trong cuộc sống quá khứ?

A. Mị thổi sáo, thổi (kèn) lá rất hay.

B. Mùa xuân, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo.

C. Mị có giọng hát rất hay, được nhiều người mê thích.

D. Có biết bao chàng trai say mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.

Đáp án : C

Câu 7: Trong Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã xây dựng các nhân vật theo kiểu nào

A. Nhân vật số phận và tâm trạng.

B. Nhân vật số phận và tính cách.

C. Nhân vật tâm trạng.

D. Nhân vật tâm lí, tính cách và số phận.

Đáp án : A

Câu  8:  Trong truyện “Vợ chồng A Phủ”  địa danh Hồng Ngài gắn với sự kiện nào trong dường đời của Mỵ và  A Phủ?

A. Hai người nên vợ nên chồng. 

B. Hai người bị hành hạ như nô lệ.

C. Gặp gỡ cách mạng. 

D. Trở thành du kích.

Đáp án : B

Câu  9: Chi tiết nào không có trong hồi tưởng của Mỵ về hình ảnh đẹp ca cuộc sống quá khứ?   

A. Mỵ thổi sáo giỏi.

B. Mỵ thổi lá cũng hay như thổi sáo.

C. Mỵ có giọng hát ngọt ngào làm bao người say mê.

D.Bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mỵ.

Đáp án : C

Câu  10: Trong truyện “Vợ Chồng A Phủ” hình ảnh “nắm lá ngón” được nhắc đến mấy lần?

A. Một lần. 

B. Hai lần.     

C. Ba lần.  

D. Bốn lần.

Đáp án : C

Câu 11:  Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) đã cắt dây mây cởi trói cho A Phủ vì lí do nào sau đây?

A. Vì Mị nhìn thấy những giọt nước mắt của A Phủ

B. Mị muốn rủ  A Phủ cùng bỏ trốn.

C. Vì A Phủ van xin Mị cởi trói.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án : A

Câu  12: Chi tiết nào không thể hiện sự phản kháng lại kiếp sống tủi nhục của Mỵ?     

A. Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mỵ cũng khóc. 

B. Ngày tết, Mị cũng uống ruợu. Mị lén lấy hũ ruợu, cứ uống ừng ực từng bát.

C. Mị không còn tưởng đến Mỵ có thể ăn lá ngón để tự tử nữa.

D. Mị chuẩn bị để đi chơi xuân.

Đáp án : C

Câu 13: Ý nào dưới đây nhận xét chưa thỏa đáng về ý nghĩa bức tranh mùa xuân mở đầu cho những đêm tình mùa xuân của Mị?

A. Đó là một phần nằm ngoài cốt truyện để nhà văn thể hiện những hiểu biết nhiều mặt của hiện thực cuộc sống.

B. Là một bức tranh thiên nhiên, phong tục, đời sống để nhà văn gửi vào đó lòng mến yêu đất nước và con người Tây Bắc.

C. Là hình ảnh biểu tượng cho tâm hồn Mị đang bừng lên một sức sống thanh xuân.

D. Một không gian nghệ thuật thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả: về sự kì diệu của mùa xuân, về sức mạnh của khát vọng sống.

Đáp án : C

Câu 14: Nỗi đau khổ lớn nhất của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là:

A. Phải làm việc cực nhọc để trả món nợ truyền kiếp của cha mẹ.

B. Phải trải qua cuộc sống giam hãm như tù ngục trong nhà thống lí Pá Tra.

C. Bị chồng là A Sử đọa đày, hành hạ dã man.

D. Bị cướp mất tuổi trẻ, tình yêu, tự do và quyền được hưởng hạnh phúc.

Đáp án : D

Câu 15:  Trong đoạn miêu tả cảnh Tết, có một âm thanh được nhắc lại nhiều lần và có tác động đặc biệt tới Mị, đó là

A. Tiếng khèn.

B. Tiếng hát.

C. Tiếng chiêng.

D. Tiếng sáo gọi bạn tình.

Đáp án : D

Câu 16: Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu về nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài? 

A. Phủ không có cha mẹ, không có ruộng, không có bạc, không thể lấy nổi vợ.

B. A Phủ là thanh niên khoẻ mạnh, chạy nhanh như ngựa.

C. A Phủ là người yêu trước kia của Mị.

D. A Phủ cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.

Đáp án : C

Câu 17: Đặc điểm phong cách nào dưới đây không phải là nét nổi bật của Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ?

A. Ngôn ngữ và lời văn giàu chất tạo hình.

B. Thể hiện trong trang viết những tư liệu quý giá cùng những nhận xét, đánh giá sắc sảo về con người.

C. Có nhiều trang viết thấm đượm chất thơ, chất trữ tình.

D. Thể hiện được màu sắc dân tộc theo (bao hàm cả các dân tộc thiểu số) đậm đà.

Đáp án : B

Câu 18:  "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi", Mị như đã trở thành người vô cảm. Nhưng cũng có lúc Mị đã bừng tỉnh khát vọng sống, đó là khi

A. thấy A Phủ bị trói chờ chết.

B. Mị ngồi một mình trong căn buồng kín mít của mình.

C. Tết đến và "những đêm tình mùa xuân đã tới".

D. Mị bị A Sử trói không cho đi chơi Tết.

Đáp án : C

Câu 19: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)?

A. Chăm chỉ.

B. Hiếu thảo.

C. Thổi sáo giỏi.

D. Hát hay.

Đáp án : D

Câu 20: Khi đuổi kịp A Phủ, Mị có nói với A Phủ hai câu liên tiếp là gì?

A. A Phủ cho tôi đi. / Ở đây thì khổ lắm.

B. A Phủ chờ tôi với. / Ở đây thì khổ lắm.

C. A Phủ chờ tôi với. / Ở đây thì chết mất.

D. A Phủ cho tôi đi. / Ở đây thì chết mất.

Đáp án : D

Câu 21:  Đoạn trích giảng Vợ chồng A Phủ kể chuyện

A. Mị và A Phủ ở Phiềng Sa.

B. Mị ở Phiềng Sa.

C. Mị và A Phủ ở Hồng Ngài.

D. Mị ở Hồng Ngài.

Đáp án : C

Câu 22: Ý kiến nào sau đây là chính xác khi nhận xét về nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài?

A. Mị là con người giàu nghị lực vươn lên.

B. Mị là con người ủy mị, yếu đuối.

C. Mị là con người tiềm ẩn sức sống mãnh liệt.

D. Mị là con người luôn cam chịu, nhẫn nhục.

Đáp án : C

Câu 23: Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà Thống Lí Pá Tra bởi món nợ truyền kiếp của cha mẹ Mị, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án :A

GIẢI THÍCH:

Mị là con dâu gạt nợ của nhà Thống lí: cha mẹ nghèo, không trả được nợ (món nợ từ ngày cưới, lớn dần lên vì nặng lãi), Mị làm dâu gạt nợ cho cha mẹ.

....................................

....................................

....................................

Câu hỏi trắc nghiệm Nhân vật giao tiếp

Câu 1: Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong những vai nào?

A. Vai người nói 

B. Vai người nghe 

C. Vai người viết 

D. Vai người đọc

E. Tất cả các đáp án trên 

Đáp án : E

Câu 2: Trong giao tiếp dạng nói, vai của các nhân vật giao tiếp có điểm gì khác so với giao tiếp bằng ngôn ngữ?

A. Các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luân phiên lượt lời với nhau.

B. Các nhân vật giao tiếp thường đổi vai với nhau.

C. Các nhân vật giao tiếp thường đổi vai khi có tín hiệu.

D. Các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và có nhịp nghỉ giữa các lượt lời với nhau.

Đáp án : A

Câu 3: Yếu tố nào chi phối lời nói của người tham gia hoạt động giao tiếp về nội dung và hình thức?

A. Vị thế của từng người

B. Quan hệ của những người tham gia hoạt động giao tiếp

C. Những đặc điểm riêng của từng người (lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, văn hóa,...)

D. Tất cả các yếu tố trên

Đáp án : D

Câu 4: Để đạt được hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp cần chú ý điều gì?

A. Ngữ cảnh giao tiếp

B. Chiến lược giao tiếp

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án : C

Câu 5: Nhân vật giao tiếp trong đoạn trích dưới đây là ai?

"Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:

Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!

Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!

Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:

 -  Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!

Thị cong cớn:

 -  Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?

Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:

 -  Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!

Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.

 -   Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc mắt, cười tít."

                                        (Kim Lân, Vợ nhặt)

A. Nhân vật Tràng

B. Thị và mấy cô gái

C. Kim Lân

D. A và B đúng

Đáp án: D

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải của anh Mịch?

"Anh Mịch nhăn nhó, nói: 

-Lạy ông, ông làm phúc cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông nghị, kẻo ông ấy đánh chết.

Ông lí cau mặt lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa: 

-Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.

-Cắn cỏ, con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông nghị ghét co, cả nhà con khổ.

-Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy không được à?

- Đối với ông nghị con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không vợ con con chết đói.

- Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân để quan gắt, tao trình thì rũ tù.

-Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.

-Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay, nhưng ai thương tao. Hôm ấy mà mày không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu."

   (Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

A. Đầy tớ nhà ông nghị

B. Người dân nghèo hèn

C. Gia đình bần nông, có vợ và con nhỏ

D. Làm sai nha cho quan lớn

Đáp án: D

Câu 7: Những nhân vật nào tham gia cuộc hội thoại?

"Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: 

- Bác trai đã khá rồi chứ?

- Cảm ơn cụ nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý vẫn còn lề bề, lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Cứ nằm đấy, chốc nữa họ lại vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. 

- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.

- Thế phải giục anh ấy ăn mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!

Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn."

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn) 

A. Bà lão láng giềng, chị Dậu, chồng chị Dậu 

B. Bà lão láng giềng, tác giả

C. Bà lão láng giềng, chị Dậu

Đáp án: C

Câu 8: Điều kiện vị thế không chi phối lời nói về nội dung và hình thức ngôn ngữ. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

GIẢI THÍCH:

Vị thế của nhân vật giao tiếp chi phối lời nói về nội dung và hình thức ngôn ngữ.

Câu 9: Những điều kiện chi phối lời nói về nội dung và hình thức của ngôn ngữ là:

A. Vị thế, lứa tuổi

B. Giới tính

C. Nghề nghiệp

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

Những điều kiện chi phối lời nói về nội dung và hình thức ngôn ngữ:

+ Vị thế: ngang hàng hoặc cách biệt, có thể xa lạ hay có quan hệ thân tình.

+ Những đặc điểm khác của từng người (lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, văn hóa,....)

Câu 10: Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào:

A. Ngữ cảnh

B. Đối tượng giao tiếp

C. C. Ngôn ngữ giao tiếp

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

GIẢI THÍCH:

Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện chiến lược giao tiếp phù hợp (bao gồm việc lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện ngôn ngữ, cách thức, thứ tự nói hoặc viết,...)

Câu 11: Để thực hiện chiến lược giao tiếp phù hợp, nhân vật giao tiếp cần:

A. Lựa chọn đề tài, nội dung giao tiếp

B. Lựa chọn phương tiện ngôn ngữ

C. Cách thức, thứ tự nói hoặc viết

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện chiến lược giao tiếp phù hợp (bao gồm việc lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện ngôn ngữ, cách thức, thứ tự nói hoặc viết,...)

Câu hỏi trắc nghiệm Vợ Nhặt

A. Vài nét về tác giả Kim Lân

Câu 1: Tác phẩm nào dưới đây không phải của tác giả Kim Lân?

A. Nên vợ nên chồng

B. Con chó xấu xí

C. O chuột

D. Làng

Đáp án: C

GIẢI THÍCH:

Tác phẩm chính:

- Nên vợ nên chồng

- Con chó xấu xí

- Làng

Câu 2: Thể loại của tác phẩm Con chó xấu xí (Kim Lân) là:

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Kịch

D. Tùy bút

Đáp án: B

GIẢI THÍCH:

Tập truyện ngắn Con chó xấu xí (Kim Lân)

Câu 3: Tập truyện ngắn Con chó xấu xí được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1955

B. 1960

C. 1962

D. 1964

Đáp án: C

Câu 4: Kim Lân là cây bút chuyên viết chuyện ngắn, có sở trường viết về:

A. Người trí thức

B. Người chiến sĩ

C. Nông thôn và người nông dân

D. Tầng lớp thành thị

Đáp án: C

Câu 5: Phong cách sáng tác của nhà văn Kim Lân là:

A. Biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật

B. Văn phong giản dị, gợi cảm, hấp dẫn

C. Ngôn ngữ sống động, am hiểu và gắn bó sâu sắc về đời sống và phong tục và làng quê Bắc Bộ

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

Có biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật; văn phong giản dị nhưng gợi cảm, hấp dẫn; ngôn ngữ sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày và mang đậm màu sắc nông thôn; am hiểu và gắn bó sâu sắc về phong tục và đời sống làng quê Bắc Bộ.

Câu 6: Nội dung sau về tác giả Kim Lân đúng hay sai?

“Sau khi tham gia Hội văn hóa cứu quốc, Kim Lân tiếp tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 7: Tác giả Kim Lân tên khai sinh là:

A. Nguyễn Văn Tài

B. Nguyễn Văn Tuấn

C. Nguyễn Văn Trấn

D. Nguyễn Văn Đức

Đáp án: A

Câu 8: Địa danh nào dưới đây là quê hương của Kim Lân:

A. Nam Định

B. Bắc Ninh

C. Quảng Nam

D. Nghệ An

Đáp án: B

Câu 9: Công việc nào dưới đây Kim Lân đã từng làm?

A. Thợ sơn guốc

B. Khắc tranh bình phong

C. Thầy giáo

D. Đáp án A và B

Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn.

Câu 10: Kim Lân tham gia hội văn hóa cứu quốc năm bao nhiêu?

A. 1944

B. 1945

C. 1946

D. 1947

Đáp án: A

B. Tìm hiểu chung về Vợ nhặt

Câu 1: Đề tài của truyện ngắn Vợ nhặt là

A. viết về người dân lao động sau Cách mạng tháng Tám.

B. viết về người dân lao động trong nạn đói năm 1945.

C. viết về số phận của người phụ nữ ở nông thôn Việt Nam.

D. viết về đời sống nông dân trong xã hội cũ.

Đáp án: B

Câu 2: Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân được hoàn thành

A. sau khi hòa bình lập lại (1954)

B. sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945)

C. trước Cách mạng tháng Tám (1941)

D. năm 1962.

Đáp án: A

Câu 3: Trước cách mạng, Kim Lân được người đọc chú ý ở đề tài nào?

A. Đời sống của người trí thức nghèo.

B. Đời sống người nông dân nghèo.

C. Tái hiện sinh hoạt văn hoá phong phú ở thôn quê.

D. Không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam thời bấy giờ.

Đáp án: C

Câu 4: Cái tên của nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt mang ý nghĩa gì?

A. Chỉ sự liên tiếp.

B. Chỉ một đồ vật trong nhà.

C. Không có ý nghĩa gì

D. Chỉ một con vật ngoài biển.

Đáp án: B

Câu 5 : Nội dung chính của đoạn sau là:

“Tràng chợt đứng dừng lại, lắng tai nghe. Ngoài đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre long khong đi vào…Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”.

A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà

B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng

C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ

D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới

Đáp án: C

Câu 6 : Nội dung chính của đoạn sau là:

“Ít lâu nay hắn đẩy xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mỗi chị con gái ngồi vêu ra ở đấy…Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con và vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về…”.

A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà

B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồn

C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ

D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới

Đáp án: B

Câu 7: Nội dung chính của đoạn sau là:

“Tràng chợt đứng dừng lại, lắng tai nghe. Ngoài đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre long khong đi vào…Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”.

A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà

B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng

C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ

D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới

Đáp án: C

GIẢI THÍCH:

Nội dung chính: Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ

Câu 8: Nội dung chính của đoạn sau là:

“Ít lâu nay hắn đẩy xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mỗi chị con gái ngồi vêu ra ở đấy…Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con và vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về…”.

A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà

B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồn

C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ

D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới

Đáp án: B

GIẢI THÍCH:

Nội dung chính: Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng

Câu 9: Nội dung chính của đoạn sau là:

“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra…Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.

A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà

B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng

C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ

D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới

Đáp án: D

Câu 10: Nhan đề “Vợ nhặt” mang ý nghĩa:

A. Thân phận con người trở nên rẻ rúng, có thể “nhặt” được như món đồ ngưởi ta đánh rơi hoặc bỏ quên

B. Thể hiện khát khao sống, khát khao hạnh phúc của con người trong hoàn cảnh khốn cùng

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

GIẢI THÍCH:

- Vợ là sự trân trọng, người vợ có vị trí trung tâm để xây dựng tổ ấm.

- Ở đây là nhặt được vợ, không phải lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi cưới xin mà như nhặt được đồ vật người ta đánh rơi hay quên.

 Cái giá con người trở nên rẻ rúng. Đồng thời cũng cho thấy trong hoàn cảnh khốn cùng con người ta vẫn luôn khao khát được sống hạnh phúc, niềm tin cuộc sống trong họ thật mãnh liệt.

Câu 11: Nội dung chính của đoạn sau là:

“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra…Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.

A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà

B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng

C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ

D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới

Đáp án: D

Câu 12: Nhan đề “Vợ nhặt” mang ý nghĩa:

A. Thân phận con người trở nên rẻ rúng, có thể “nhặt” được như món đồ ngưởi ta đánh rơi hoặc bỏ quên

B. Thể hiện khát khao sống, khát khao hạnh phúc của con người trong hoàn cảnh khốn cùng

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

GIẢI THÍCH:

- Vợ là sự trân trọng, người vợ có vị trí trung tâm để xây dựng tổ ấm.

- Ở đây là nhặt được vợ, không phải lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi cưới xin mà như nhặt được đồ vật người ta đánh rơi hay quên.

 Cái giá con người trở nên rẻ rúng. Đồng thời cũng cho thấy trong hoàn cảnh khốn cùng con người ta vẫn luôn khao khát được sống hạnh phúc, niềm tin cuộc sống trong họ thật mãnh liệt.

Câu 13: Ý nghĩa nhan đề vợ nhặt là

A.  thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945

B. bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.

C. Thể hiện sự khốn cùng của hoàn cảnh, thân phận con người bị rẻ rúng trong những năm tháng đói kém

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 14 : Vợ nhặt được in trong tác phẩm nào?

A. Con chó xấu xí

B. Nên vợ nên chồng

C. Nhà nghèo

D. O chuột

Đáp án: A

Câu 15: Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 16: Xóm ngụ cư được sáng tác trước cách mạng tháng Tám. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

GIẢI THÍCH:

Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

Câu 17: Nội dung chính của đoạn sau là:

“Trước kia mỗi chiều đi làm về, Tràng chỉ đi một mình, anh thường đùa vui với lũ trẻ trong xóm ngụ cư.…Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng.

A. Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà

B. Hoàn cảnh Tràng và thị trở thành vợ chồng

C. Tràng giới thiệu vợ với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ

D. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới

Đáp án: A

Nội dung chính: Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà

C. Phân tích tác phẩm Vợ nhặt

Câu 1: Anh Tràng nhặt được vợ sau khi:

A. Gặp gỡ và tìm hiểu nhiều lần

B. Tìm hiểu kĩ nguồn gốc, lai lịch

C. Gặp gỡ 2 lần với mấy câu bông đùa

D. Bà cụ Tứ làm mối cho con trai mình

Đáp án: C

Câu 2:  Đối với người phụ nữ lạ là "vợ nhặt" của con, bà cụ Tứ có thái độ

A. lạnh lùng.

B. khinh bỉ.

C. cảm thông, chấp nhận bằng sự thương xót.

D. xua đuổi, không chấp nhận.

Đáp án: C

Câu 3: Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ”  ở cuối truyện có ý nghĩa gì?

A. Hiện lên sự tang tóc, đói nghèo trong những năm chiến tranh

B. Hiện lên sự nghèo túng của làng quê nơi Tràng sinh sống

C. cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng.

D. Hiện lên sự vùng lên kháng chiến của nhân dân

Đáp án: C

Câu 4: Dòng nào sau đây diễn đạt không đúng tâm trạng bà cụ Tứ (Vợ nhặt - Kim Lân)?

A. Ngỡ ngàng và lo âu.

B. Sung sướng và mãn nguyện.

C. Mừng vui và tủi hờn.

D. Lo âu và hi vọng.

Đáp án: B

Câu 5:  Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân là hình ảnh

A. tiếng trống thúc thuế dồn dập, xoáy vào nỗi tuyệt vọng của mọi người.

B. đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời.

C. bữa cháo cám chát đắng, nghẹn ứ trong cổ và nỗi tủi hờn hiện ra trên nét mặt mọi người.

D. đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới vẫn ám ảnh trong óc Tràng.

Đáp án: D

....................................

....................................

....................................

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên