Câu hỏi trắc nghiệm Số phận con người (có đáp án)

Câu hỏi trắc nghiệm Số phận con người (có đáp án)

VietJack giới thiệu 33 câu hỏi trắc nghiệm Số phận con người môn Ngữ văn lớp 12 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.

A. Vài nét về Sô-Lô-Khốp

Câu 1: Năm 21 tuổi, Sô-lô-khốp đã in hai tập truyện ngắn. Đó là hai tập truyện nào?

A. Truyện sông Đông và Số phận con người

B. Thảo nguyên xanh và Số phận con người

C. Truyện sông Đông và Thảo nguyên xanh

D. Thảo nguyên xanh và Đất vỡ hoang

Đáp án: C

Năm 21 tuổi, ông đã in hai tập truyện ngắn là Truyện sông ĐôngThảo nguyên xanh

Câu 2: Tác phẩm Sông Đông êm đềm của Sô-lô-khốp thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Truyện dài

C. Kịch

D. Tiểu thuyết

Đáp án: D

Tiểu thuyết Sông Đông êm đềm

Câu 3: Đáp nào dưới đây không đúng khi nói về phong cách sáng tác của Sô – lô – khốp?

A. Theo đuổi lối viết sự thật

B. Sự kết hợp giữa chất bi và hùng; chất sử thi và chất tâm lí

C. Bám sát các vấn đề về số phận của đất nước và số phận cá nhân

D. Có khả năng phát hiện các vấn đề, khả năng phân tích tâm lí nhân vật, giọng điệu đôn hậu, trầm lắng, chiêm nghiệm.

Đáp án: D

GIẢI THÍCH: Phong cách nghệ thuật của Sô-lô-khốp:

Ông theo đuổi lối viết đúng với sự thật; kết hợp giữa chất bi và hùng, chất sử thi và tâm lí, bám sát các vấn đề số phận đất nước và số phận cá nhân.

Câu 4 : Nội dung sau về tác giả Sô – lô – khốp đúng hay sai?

“Ông là nhà tiểu thuyết có tài, ông được liệt vào hàng các nhà văn lớn nhất thế kỉ XX.”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

GIẢI THÍCH: Sô – lô – khốp là nhà tiểu thuyết có tài, ông được liệt vào hàng các nhà văn lớn nhất thế kỉ XX.

Câu 5: Sô – lô – khốp trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô năm bao nhiêu?

A. 1931

B. 1932

C. 1933

D. 1934

Đáp án: B

GIẢI THÍCH: Sô – lô – khốp trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1932.

Câu 5 : Năm 1965, Sô – lô – khốp đã được trao tặng giải thưởng gì?

A. Giải thưởng Nô-ben về hòa bình

B. Giải thưởng Nô-ben về kinh tế

C. Giải thưởng Nô-ben về văn học

D. Giải thưởng Nô-ben về y học

Đáp án: C

Câu 6 : Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Sô – lô – khốp?

A. Ngày đẹp trời

B. Truyện Sông Đông

C. Thảo nguyên xanh

D. Sông Đông êm đềm

Đáp án: A

Câu 7: Sô – lô – khốp là nhà văn của nước nào?

A. Nga

B. Đức

C. Pháp

D. Ý

Đáp án: A

Câu 8: Nội dung sau về tác giả Sô – lô – khốp đúng hay sai?

“Sô – lô – khốp sinh tại thị trấn Vi-ô-sen-xcai- a thuộc tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo nguyên sông Lena”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

GIẢI THÍCH: Sô – lô – khốp sinh tại thị trấn Vi-ô-sen-xcai- a thuộc tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông.

Câu 9: Sô – lô – khốp đã từng làm các công việc nào?

A. Đập đá

B. Khuân vác

C. Kế toán

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

B. Tìm hiểu chung về Số phận con người

Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Thường thì cứ chạy xe xong trở về thành phố, việc đầu tiên cũng dễ hiểu thôi, là tôi vào hiệu giải khát, nhấm nháp chút gì đó và tất nhiên, có uống một li rượu lử người. Phải nói rằng tôi đã quá say mê cái món nguy hại ấy…Thế rồi, tôi thấy chú bé ở cửa hàng giải khát, hôm sau vẫn lại thấy – thằng bé rách bươm xơ mướp…Tức là, ông bố đẻ của nó đã có thời mặc bành tô da, và nó chợt nhớ lại, Đấy, trí nhớ trẻ con cứ như quầng sáng mùa hạ, soi sáng tất cả trong chốc lát rồi vụt tắt. Trí nhớ của chú bé ấy cũng như vậy, như quầng sáng, cứ chợt lóe lên như thế”.

A. Trước khi Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a gặp nhau

B. Cuộc gặp gỡ giữa Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a

C. Số phận hẩm hiu của Xô-cô-lốp và niềm tin vào sức mạnh của con người Nga

D. Cuộc sống của Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a

Đáp án: B

GIẢI THÍCH:

Nội dung chính: Cuộc gặp gỡ giữa Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a.

Câu 2: Nội dung sau về truyện ngắn Số phận con người đúng hay sai?

“Truyện ngắn Số phận con người của Sô-cô-lốp là một cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Dung lượng tư tưởng của truyện khiến có người liệt nó vào loại tiểu anh hùng ca. Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực; sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tích cách Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người lính Xô viết”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

GIẢI THÍCH:

Truyện ngắn Số phận con người của Sô-cô-lốp là một cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Dung lượng tư tưởng của truyện khiến có người liệt nó vào loại tiểu anh hùng ca. Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực; sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tích cách Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người lính Xô viết.

Câu 3: Giá trị nội dung của truyện ngắn Số phận con người :

A. Thấy được vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất lớn lao của đời mình

B. Thấy được sức mạnh tinh thần, tình yêu thương có thể cứu vớt con người và nhờ nó, con người có thể vượt qua sự tàn phá, hủy diệt của chiến tranh, xây dựng cuộc sống tự do, yên bình

C. Truyện ngắn là hồi chuông cảnh báo căn bệnh mê muội của người Xô viết đầu thế kỉ XX

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: B

GIẢI THÍCH:

* Giá trị nội dung truyện ngắn Số phận con người :

- Thấy được sức mạnh tinh thần, tình yêu thương có thể cứu vớt con người và nhờ nó, con người có thể vượt qua sự tàn phá, hủy diệt của chiến tranh, xây dựng cuộc sống tự do, yên bình.

Câu 4: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của tác phẩm Số phận con người ?

A. Cách kể truyện giản dị nhưng chứa đựng sức khái quát rộng lớn, chân thực và sâu sắc.

B. Nhân vật được miêu tả đặc sắc, sinh động

C. Bút pháp hiện thực táo bạo

D. Sử dụng nguyên lí “tảng băng trôi”

Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

* Giá trị nghệ thuật:

- Cách kể truyện giản gị nhưng chứa đựng sức khái quát rộng lớn, chân thực và sâu sắc

- Nhân vật được xây dựng và miêu tả sinh động, đặc sắc.

- Bút pháp hiện thực táo bạo

Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Cũng có thể là tôi và cháu bé còn ở U-rin-pin-xcơ, chừng hơn một năm nữa, nếu như hồi tháng mười một không bị chuyện rủi ro. Hôm ấy tôi lái xe đường lầy, đến một thôn nọ thì xe bị trượt, vừa lúc đó có một con bò quay lại, xe tôi chạm phải chân nó. Thế là như ta biết đấy, các bà gào thét ầm lên, người ta xúm lại, anh kiểm tra xe hơi lập tức đến ngay…Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng làm cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”.

A. Trước khi Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a gặp nhau

B. Cuộc gặp gỡ giữa Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a

C. Số phận hẩm hiu của Xô-cô-lốp và niềm tin vào sức mạnh của con người Nga

D. Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh kết thúc

Đáp án: C

Câu 6: Truyện ngắn Số phận con người được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1954

B. 1955

C. 1956

D. 1957

Đáp án: D

Câu 7: Truyện ngắn Số phận con người được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Trước khi cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra

B. Trong khi cuộc chiến tranh về quốc vĩ đại diễn ra

C. Sau khi cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại kết thúc

D. Khi Sô – lô – khốp về nghỉ dưỡng tuổi già ở quê hương

Đáp án: C

Câu 8: Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Tôi đã chôn trên đất người, đất Đức, niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng của tôi; đại đội pháo đã nổ súng tiễn biệt người chỉ huy của họ tới nơi an nghỉ cuối cùng; trong người tôi như có cái gì đó vỡ tung ra…Chúng tôi trở các thứ hàng hóa về các huyện, và mùa thu thì chuyển sang chở lúa mì. Chính vào hồi ấy tôi gặp chú con trai mới của tôi, đấy chú bé đang nghịch cát đấy”.

A. Trước khi Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a gặp nhau

B. Cuộc gặp gỡ giữa Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a

C. Số phận hẩm hiu của Xô-cô-lốp và niềm tin vào sức mạnh của con người Nga

D. Cuộc sống của Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a

Đáp án: A

Câu 9: Số phận con người của tác giả nào?

A. Sê – khốp

B. Sô – lô – khốp

C. Hê – minh – uê

D. Lỗ Tấn

Đáp án: B

Câu 10: Tác phẩm Số phận con người thuộc thể loại:

A. Kịch

B. Truyện ngắn

C. Truyện vừa

D. Tiểu thuyết

Đáp án: B

C. Phân tích Số phận con người

Câu 1: Qua chi tiết: “Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ…Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước?” tác giả thể hiện thái độ:

A. Tác giả bày tỏ nỗi băn khoăn lo lắng về tương lai của hai nhân vật

B. Tác giả khẳng định sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến thầm lặng của thế hệ Xô-cô-lốp

C. Tác giả thể hiện sự tin tưởng vào thế hệ Xô-cô-lốp

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

GIẢI THÍCH:

Tác giả bày tỏ nỗi băn khoăn lo lắng về tương lai của 2 nhân vật: Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ…Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước ?

Câu 2 : Qua chi tiết: “Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như Tổ quốc kêu gọi” tác giả thể hiện thái độ:

A. Tác giả bày tỏ nỗi băn khoăn lo lắng về tương lai của hai nhân vật

B. Tác giả khẳng định sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến thầm lặng của thế hệ Xô-cô-lốp nói riêng và nhân dân Nga nói chung cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

C. Tác giả thể hiện sự tin tưởng vào thế hệ Xô-cô-lốp

D. Đáp án B và C

Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

Nhà văn thể hiện thái độ tin tưởng, đồng thời khẳng định sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến thầm lặng của một thế hệ Xô-cô-lốp nói riêng và nhân dân Nga nói chung cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 3: Lời trữ tình ngoại đề: “Không, không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc trong chiêm bao đâu. Họ cũng khóc trong thực tại đấy. Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đùng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh”, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

A. Là lời nhắc nhở, kêu gọi tới mọi người hãy quan tâm tới những số phận bất hạnh

B. Trách nhiệm của mọi người lên án chiến tranh phi nghĩa

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án: C

Câu  4: Khi được Xô-cô-lốp nhận nuôi, Va-ni-a đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động như thế nào?

A. Va-ni-a vô cùng sung sướng và xúc động

B. Hồn nhiên, vui vẻ, quyến luyến người bố không rời

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

GIẢI THÍCH:

Sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động của Va-ni-a khi được Xô-cô-lốp nhận nuôi:

- Cậu vô cùng sung sướng và xúc động: nhảy chồm lên cổ, hôn vào má, vào môi, vào trán, áp sát vào người…

- Cậu hồn nhiên, vui vẻ, quyến luyến bố không rời.

Câu 5: Khi nhận nuôi Va-ni-a, Xô-cô-lốp đã có những thay đổi như thế nào?

A. Xúc động cực độ, Xô-cô-lốp không nghĩ việc anh nhận cậu bé làm con lại khiến cậu xúc động tới vậy.

B. Anh lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống, cảm nhận được sự bình an, niềm hạnh phúc và không khí gia đình.

C. Anh lo lắng sợ mình không chăm lo được cho Va-ni-a một cuộc sống hạnh phúc.

D. Đáp án A và B

Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

Sự thay đổi của Xô-cô-lốp:

- Xúc động cực độ, Sô-cô-lốp không nghĩ việc anh nhận nuôi Va-ni-a lại khiến cậu bé hạnh phúc tới vậy.

- Anh lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống, cảm nhận được sự bình an, niềm hạnh phúc và không khí gia đình dù còn đó những vất vả, những vụng về trong cách cách chăm sóc con.

⇒ Xô-cô-lốp và Va-ni-a đã nương tựa vào nhau để sống, chính tình yêu chân thành đã giúp họ vượt qua nỗi cô đơn và những mất mát, bi kịch của số phận mình.

Câu 6: Vì sao Xô-cô-lốp bị mất việc?

A. Do anh làm mất xe

B. Do anh làm hỏng xe

C. Do anh đâm vào một con bò và bị tước bằng lái

D. Do anh bị thương ở tay nên không thể lái xe

Đáp án: C

Câu 7: Nội dung sau đúng về nhân vật Xô-cô-lốp đúng hay sai?

“Dù bị mất việc nhưng thể chất của Xô-cô-lốp vẫn còn rất khỏe mạnh, anh tin rằng mình sẽ nhanh chóng tìm được công việc khác để kiếm sống và nuôi Va-ni-a”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

GIẢI THÍCH:

Thể chất của Xô-cô-lốp cũng đang yếu đi dần: “Trái tim tôi đã rệu rã lắm rồi, có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại và giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi”.

⇒ Nỗi đau ám ảnh anh không dứt, nỗi đau không gì bù đắp nổi, thời gian cũng không xoa dịu được vết thương lòng.

Câu 8: Sau chiến tranh, cuộc sống rơi vào bi kịch. Xô-cô-lốp luôn sống trong nỗi thất vọng, cô đơn. Anh đã làm như thế nào để quên đi thực tại của mình?

A. Xô-cô-lốp tìm đến rượu

B. Xô-cô-lốp lái xe đi lang thang khắp nơi

C. Xô-cô-lốp tìm đi câu cá cùng bạn bè

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

GIẢI THÍCH:

Trong công việc, Xô-cô-lốp gặp nhải những rủi ro, bất trắc, luôn sống trong nỗi thất vọng, cô đơn, luôn như người mất hồn “cặp mắt buồn nguội lạnh lúc nào cũng buồn thê thảm”, ngày ngày anh tìm đến quan rượu, suýt trở thành kẻ nghiện rượu.

Câu 9: Chi tiết nào không đúng về miêu tả ngoại hình của bé Va-ni-a:

A. “Rách như xơ mướp”

B. “Mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm, đầu tóc rối bù”

C. Thằng bé đang chơi trên nền cát, mồ hôi đầm đìa”

D. “Cặp mắt – cứ như những ngôi sao sau trận mưa đêm”

Đáp án: C

GIẢI THÍCH:

Những chi tiết miêu tả ngoại hình Va-ni-a: Rách như xơ mướp. Mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, nhưng cặp mắt – cứ như những ngôi sao sau trận mưa đêm”.

Câu 10: Hoàn cảnh của bé Va-ni-a như thế nào trước khi gặp Xô-cô-lốp?

A. Bố chết trên mặt trận

B. Mẹ chết trên tàu hỏa

C. Không quê hương, không họ hàng thân thiết

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

Hoàn cảnh của Va-ni-a: Bố chết ở mặt trận, mẹ bị bom chết trên tàu hỏa, không quê hương, không bà con thân thiết.

Câu 11: Xô-cô-lốp đã gặp Va-ni-a trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Khi Xô-cô-lốp đang tham gia chiến đấu ở Vô-rô-ne-giơ

B. Khi Xô-cô-lốp làm lái xe cho một đội vận tải

C. Khi Xô-cô-lốp làm thợ mộc ở Ka-sa-rư

D. Trong một lần Xô-cô-lốp đi đến quán rượu

Đáp án: B

GIẢI THÍCH:

- Xô-cô-lốp đến xin làm lài xe cho một đội vận tải. Xô-cô-lốp trở cách thứ hàng hóa về các huyện, và mùa thu thì chuyển sang trở lúc mì. Chính vào hồi ấy anh đã gặp Va-ni-a. Cảm thương cho số phận của Va-ni-a, Xô-cô-lốp đã lập tức quyết định nhận nuôi Va-ni-a.

⇒ Xô-cô-lốp là người có trái tim nhân ái, nhạy cảm trước nỗi đau của con người.

Câu 12: Hoàn cảnh của Xô – cô – lốp sau chiến tranh như thế nào?

A. Vợ và hai cô con gái đều bị bọn phát xít giết hại

B. Đứa con trai cũng bị bắn chết

C. Xô-cô-lốp được trở về đoàn tụ với gia đình

D. Đáp án A và B

Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

- Hoàn cảnh của Xô-cô-lốp sau chiến tranh:

+ Vợ và hai cô con gái bị bọn phát xít giết hại từ giữa năm 1942

+ Đứa con trai – niềm hi vọng cuối cùng cũng bị bắn chết vào ngày 9/5/1945

⇒ Xô-cô-lốp trở thành người không gia đình, không chốn trở về và anh rơi vào bi kịch của cuộc sống.

Câu 13: Sau chiến tranh, trước khi gặp Va-ni-a, Xô-cô-lốp làm công việc gì?

A. Lái xe

B. Khuân vác

C. Thợ mộc

D. Vẽ tranh thuê

Đáp án: A

GIẢI THÍCH:

Sau khi chiến tranh kết thúc, Xô-cô-lốp làm lái xe cho một đơn vị vận tải.

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 mới nhất chọn lọc, có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên