Câu hỏi trắc nghiệm Sóng (có đáp án)
Câu hỏi trắc nghiệm Sóng (có đáp án)
VietJack giới thiệu 39 câu hỏi trắc nghiệm Sóng môn Ngữ văn lớp 12 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.
A. Vài nét về nữ sĩ Xuân Quỳnh
Câu 1: Tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?
A. Sôi nổi, đắm say
B. Trắc trở, lo âu
C. Lắng sâu, đằm thắm
D. Hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng đời thường
Đáp án: D
Câu 2: Bài thơ nào sau đây trong số các bài thơ của Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc?
A. Anh.
B. Sóng.
C. Tự hát.
D. Thuyền và biển.
Đáp án: D
Câu 3: Tập thơ nào sau đây không phải của Xuân Quỳnh?
A. Hoa trên đá.
B. Gió Lào cát trắng.
C. Tự hát.
D. Hoa dọc chiến hào.
Đáp án: A
Câu 4: Năm sinh năm mất của nhà thơ Xuân Quỳnh là:
A. 1942
B. 1941
C. 1943
D. 1940
Đáp án: A
Câu 5: Thông tin nào sau đây không chính xác khi nói về tiểu sử nhà thơ Xuân Quỳnh?
A. Tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
B. Quê ở tỉnh Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội.
C. Ngay từ khi còn nhỏ đã làm thơ.
D. Năm 1955, làm diễn viên múa trong đoàn văn công.
Đáp án: D
Câu 6: Tác phẩm nào dưới đây không phải thơ của Xuân Quỳnh:
A. Hoa dọc chiến hào
B. Gió Lào cát trắng
C. Bầu trời vuông
D. Hoa cỏ may
E. Tự hát
Đáp án: C
GIẢI THÍCH: Bầu trời vuông – Nguyễn Duy
Câu 7: Chọn đáp án đúng:
A. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường
B. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp của họ
C. Thơ Xuân Quỳnh có phong cách độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, sáng tạo.
D. Đáp án A và B
Đáp án: A
GIẢI THÍCH: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
Câu 8 : Xuân Quỳnh quê ở:
A. La Khê, thành phố Hà Đông
B. Thanh Xuân, Hà Nội
C. Đông Vệ, Thanh Hóa
D. Quỳnh Lưu, Nghệ An
Đáp án: A
GIẢI THÍCH: Xuân Quỳnh quê ở La Khê, Hà Đông, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)
Câu 9: Xuân Quỳnh sinh ra trong một gia đình như thế nào?
A. Gia đình quan lại sa sút
B. Gia đình công giáo
C. Gia đình công chức
D. Gia đình nghèo
Đáp án: C
GIẢI THÍCH: Xuân Quỳnh xuất thân từ một gia đình công chức.
Câu 10: Chọn đáp án đúng:
A. Xuân Quỳnh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội
B. Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội
C. Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà ngoại
D. Vì cha mẹ đi công tác xa nên thuở nhỏ Xuân Quỳnh sống với bà nội
Đáp án: B
GIẢI THÍCH: Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội.
Câu 11: Nội dung sau về Xuân Quỳnh đúng hay sai?
“Cuộc đời Xuân Quỳnh đầy bất hạnh, luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử”
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
GIẢI THÍCH: - Cuộc đời Xuân Quỳnh đầy bất hạnh. Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn. Sau đó, bà kết hôn với nhà thơ Lưu Quang Vũ. Xuân Quỳnh, chồng và con trai của bà mất trong một vụ tai nạn giao thông tại cầu Phú Lương, Hải Dương. Mẹ mất sớm, bà luôn khao khát tình mẫu tử thiêng liêng.
B. Tìm hiểu chung về bài thơ Sóng
Câu 1: Bài thơ Sóng có thể chia tối cục thành mấy phần?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: B
Câu 2: Câu thơ nào dưới đây không được trích ra từ bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?
A. "Khi hai đứa cầm tay".
B. "Sóng bắt đầu từ gió".
C. "Ôi con sóng ngày xưa".
D. "Mây vẫn bay về xa".
Đáp án: D
Câu 3: Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác ở vùng biển nào?
A. Sầm Sơn - Thanh Hóa
B. Cô Tô - Quảng Ninh.
C. Diêm Điền - Thái Bình
D. Vân Đồng - Quảng Ninh
Đáp án: C
Câu 4: Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là:
A. Lời đoạn tuyệt của một người phụ nữ với người yêu của mình.
B. Lời oán thán của một tâm hồn phụ nữ bị phụ bạc trong tình yêu.
C. Lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu.
D. Lời khuyên nhủ của một người phụ nữ hạnh phúc trong tình yêu đối với các cô gái trẻ.
Đáp án: C
Câu 5: Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được in trong tập thơ:
A. Lời ru trên mặt đất.
B. Hoa cỏ may.
C. Tơ tằm - Chồi biếc.
D. Hoa dọc chiến hào.
Đáp án: D
Câu 6: Bố cục bài thơ gồm:
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Đáp án: C
GIẢI THÍCH:
Bố cục:
- Phần 1 (khổ 1 và 2): Sóng – Khát vọng tình yêu của người con gái
- Phần 2 (khổ 3 và 4): Ngọn nguồn của sóng – Truy tìm sự bí ẩn của tình yêu
- Phần 3 (khổ 5,6,7): Sóng – Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu
- Phần 4( khổ 8,9): Những suy tư về cuộc đời và khát vọng tình yêu
Câu 7: Qua bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa:
A.“Anh” và “em”
B. “Sóng” và “anh”
C. “Sóng” và “em”
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: C
GIẢI THÍCH: Bài thơ đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữ hình tượng sóng và em.
Câu 8: Giá trị nội dung bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh:
A. Diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người
B. Sự phẫn uất, đau buồn trước tình duyên lận đận, gắng gượng vươn lên để kiếm tìm đích đến của tình yêu
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án: A
GIẢI THÍCH: Giá trị nội dung:
Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
Câu 9: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ “Sóng”?
A. Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp
B. Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều đặn gợi sự nhịp nhàng
C. Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng
D. Cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế
Đáp án: D
GIẢI THÍCH: Giá trị nghệ thuật:
- Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp
- Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều đặn gợi sự nhịp nhàng
- Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng: hình tượng sóng trở đi trở lại với nhiều cung bậc, gợi những trạng thái cảm xúc đa dạng trong cõi lòng người con gái đang yêu
Câu 10: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ 5 chữ
B. Thể thơ 7 chữ
C. Thể thơ lục bát
D. Thể thơ tự do
Đáp án: C
Câu 11 : Bài thơ “Sóng” được in trong tập thơ nào dưới đây?
A. Hoa dọc chiến hào
B. Gió Lào cát trắng
C. Hoa cỏ may
D. Tự hát
Đáp án: A
GIẢI THÍCH: Bài thơ Sóng được in trong tập Hoa dọc chiến hào
Câu 12 : Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trong một lần về thăm vùng biển ở quê
B. Trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền
C. Trong một lần đi vận động nhân dân ở vùng biển Diêm Điền
D. Viết trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy đau thương
Đáp án: B
GIẢI THÍCH: Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ trong chuyến đi thực tế vùng biển Diêm Điền.
Câu 13 : Thể thơ của bài thơ “Sóng”:
A. Thơ năm chữ
B. Thơ sáu chữ
C. Thơ bảy chữ
D. Thơ tự do
Đáp án: A
Câu 14 : Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác ở vùng biển Điền Điền năm bao nhiêu?
A. 1964
B. 1965
C. 1966
D. 1967
Đáp án: D
GIẢI THÍCH: Bài thơ được Xuân Quỳnh sáng tác ngày 29 – 12 – 1967.
C. Phân tích bài thơ Sóng
Câu 1: Đánh giá nào sau đây là hợp lí khi nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng ước muốn được "Thành trăm con sóng nhỏ"?
A. Ước muốn vì tuyệt vọng, bất lực trước giới hạn của con người.
B. Ước muốn thành con sóng để trốn đi kiếp người đau khổ.
C. Ước muốn của người có tình yêu lớn, muốn được trường tồn với tình yêu.
D. Ước muốn viễn vông, phi thực tế.
Đáp án: C
Câu 2: Giữa "sóng" và "em" trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có mối quan hệ như thế nào?
A. "Sóng" là hóa thân của "em", "em" với "sóng" hòa tan từ đầu đến cuối bài.
B. Là một đôi "tình nhân" trong tưởng tượng.
C. Là một cặp hình ảnh song hành, quấn quýt.
D. Là một cặp hình ảnh đối lập, chia cách.
Đáp án: A
Câu 3: Đánh giá nào sau đây là hợp lí khi nhà thơ Xuân Quỳnh ước muốn được “Thành trăm con sóng nhỏ”:
A. Đó là ước mơ ngông cuồng, phi lí.
B. Ước muốn vì tuyệt vọng, bất lực, trước giới hạn đời người.
C. Ước muốn thành sóng để trốn kiếp làm người.
D. Ước muốn của những người có tình yêu lớn, muốn được trường tồn với tình yêu.
Đáp án: D
Câu 4: Những câu thơ dưới đây sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?
“Dẫu xuôi về phươg Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
A. Phép điệp, phép đối
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. So sánh
Đáp án: A
GIẢI THÍCH: Nghệ thuật: phép điệp, nghệ thuật đối lập
⇒ Dù hoàn cảnh có éo le, tình yêu có gặp nhiều trắc trở thì người con gái vẫn hướng về một phương duy nhất. Khẳng định sự chung thủy trong tình yêu.
Câu 5: Nội dung sau về khổ thơ thứ 8 trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh đúng hay sai?
“Khổ thơ thứ 8 là sự chiêm nghiệm cuả nhà thơ Xuân Quỳnh về thời gian, con người giữa thời gian và không gian ấy”
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
GIẢI THÍCH: - Khổ 8 là sự chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời của Xuân Quỳnh: Cuộc đời của mỗi người tuy dài nhưng vẫn luôn hữu hạn trong dòng thời gian, cũng như biển kia dẫu rộng vẫn không so được với cái bao la vô tận của bầu trời.
Câu 6: Khổ thơ cuối bài thơ “Sóng” thể hiện:
A. Khát vọng cống hiến
B. Khát vọng hóa thân, bất tử hóa tình yêu
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án: B
GIẢI THÍCH: Khổ cuối thể hiện khát vọng hóa thân, được “tan” vào sóng thật mạnh mẽ. Tình yêu đôi lứa thật sự hạnh phúc khi hòa nhập trong biển lớn tình yêu của cộng đồng.
Khát vọng hóa thân vào biển lớn tình yêu mang một giá trị văn hóa lớn, tạo nên sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung; giữa cái hữu hạn và vô hạn
⇒ Bộc lộ khát vọng bất tử hóa tình yêu của Xuân Quỳnh để “Ngàn năm còn vỗ”.
Câu 7: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Sông không hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể”
A. So sánh
B. Hoán dụ
C. Ẩn dụ, nhân hóa
D. Nghệ thuật đối lập
Đáp án: C
GIẢI THÍCH:
Sông không hiểu nổi mìn
Sóng tìm ra tận bể”
Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ
⇒ Để hướng tới một tình yêu rộng lớn, đích thực luôn là khát vọng của con người, cũng giống như những con sóng không chịu bó hẹp trong lòng sông mà muốn vươn ra biển cả
⇒ “Sóng tìm ra tận bể” là tìm thấy chính mình. Trong tình yêu của con người cũng vậy, đến với tình yêu con người mới tìm thấy chính mình và luôn tự hoàn thiện mình.
Câu 8: Trong khổ thơ thứ 3 và khổ thơ thứ 4, hình tượng sóng diễn tả điều gì?
A. Bản chất của tình yêu: Sự bí ẩn không thể lí giải
B. Cội nguồn của sóng, gió
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án: A
GIẢI THÍCH: Hình tượng sóng trong khổ thứ 3 và thứ 4 diễn tả bản chất của tình yêu, sự bí ẩn không thể lí giải. Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng cũng giống như điểm khởi đầu bí ẩn của tình yêu
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?”
Câu 9: Nội dung sau đây đúng hay sai?
“Trong khổ thơ thứ tư, nhà thơ Xuân Quỳnh đã lí giải được cội nguồn của tình yêu”.
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
GIẢI THÍCH: - Nhân vật trữ tình tự nhận thức về tình yêu trong lòng mình, tự soi vào lòng mình để tìm lời giải đáp cho sự khởi nguồn của tình yêu để rồi “em” bằng một sự chân thành, tự nhiên và rất nữ tính:
“Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
⇒ Tình yêu đến với con người như một điều kì diệu vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhận thức và lí trí. Đó chính là điều kì diệu và bí ẩn tạo nên sức hấp dẫn vĩnh cửu của tình yêu.
Câu 10: Trong khổ thơ thứ 5, hình tượng sóng diễn tả điều gì?
A. Nỗi nhớ
B. Tình yêu
C. Niềm hạnh phúc
D. Niềm mong chờ
Đáp án: A
GIẢI THÍCH: Hình tượng sóng diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu ở khổ thơ thứ 5.
Câu 11: Chọn đáp án đúng về nỗi nhớ được diễn tả trong khổ thơ thứ 5:
A. Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái cảm xúc của cuộc sống.
B. Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, đi sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hau đáp án trên đều sai
Đáp án: C
GIẢI THÍCH:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
- Nỗi nhớ nỗi nhớ được diễn tả mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái cảm xúc của cuộc sống.
- Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ.
⇒ Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu
Câu 12: Khổ thơ nói lên được nét riêng nào trong tình yêu của người phụ nữ (ít thấy ở thơ tình của nam giới).
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
(Sóng - Xuân Quỳnh)
A. Đôn hậu
B. Say đắm
C. Thủy chung
D. Nhớ nhung
Đáp án : C
Câu 13 :
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của:
A. Sóng
B. Người con gái trong tình yêu
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án: C
GIẢI THÍCH:
Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của con sóng: Dữ dội >< dịu êm ; Ồn ào >< lặng lẽ.
⇒ Đây chính là hình ảnh thật của những con sóng ngoài biển khơi, cũng chính là trạng thái của người con gái trong tình yêu. Tình yêu có lúc dịu dàng, sâu lắng nhưng cũng có những lúc cuồng nhiệt, mạnh mẽ.
Câu 14: Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ đầu bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh?
A. Nghệ thuật đối lập
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Đáp án: A
GIẢI THÍCH:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
⇒ Nghệ thuật đối lập thể hiện những trạng thái đối lập của con sóng, cũng là những trạng thái đối lập của người con gái trong tình yêu.
Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 mới nhất chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
- Trắc nghiệm bài Đàn ghi ta của Lor-ca
- Trắc nghiệm bài Bác ơi!
- Trắc nghiệm bài Tự do
- Trắc nghiệm bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều