Trắc nghiệm bài Ông già và biển cả (có đáp án)

Trắc nghiệm bài Ông già và biển cả (có đáp án)

A. Vài nét về tác giả Hê-Minh-Uê

Câu 1 : Hê – minh – uê là nhà văn của nước nào?

A. Mĩ

B. Đức

C. Pháp

D. Ý

Hê-minh-uê là nhà văn Mĩ

Chọn đáp án : A

Câu 2 : Hê-minh-uê sinh ra trong một gia đình:

A. Công giáo

B. Trí thức

C. Thượng lưu

D. Tiểu tư sản

Hê-minh-uê sinh ra trong một gia đình trí thức tại một vùng ngoại ô

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Sau khi tốt nghiệp trung học, Hê-minh-uê làm công việc gì?

A. Nhà văn

B. Y tá

C. Phóng viên

D. Bác sĩ

Sau khi tốt nghiêp trung học, Hê-minh-uê làm phóng viên mặt trận.

Chọn đáp án : C

Câu 4 : Nội dung sau về Hê-mi-uê đúng hay sai?

“Hê-minh-uê bước vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất”.

A. Đúng

B. Sai

Hê-minh-uê bước vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn đáp án : B

Câu 5 : Hê-minh-uê gia nhập quân y Hội chữ thập đỏ trong Thế chiến thứ I năm bao nhiêu tuổi?

A. 18 tuổi

B. 19 tuổi

C. 20 tuổi

D. 21 tuổi

Hê-minh-uê gia nhập quân y Hội chữ thập đỏ trong Thế chiến thứ I năm 19 tuổi.

Chọn đáp án : B

Câu 6 : Quan điểm sáng tác của Hê-minh-uê:

A. “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”

B. Nguyên lí sáng tác: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”

C. Theo đuổi lối viết đúng với sự thật; kết hợp giữa chất bi và hùng, chất sử thi và tâm lí; bám sát các vấn đề số phận đất nước và số phận con người

D. Đáp án A và B

- Quan điểm sáng tác của Hê-minh-uê”

+ Dù viết về đề tài nào ông cũng nhằm mục đích: “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

+ Ông là người đề ra nguyên lí tảng băng trôi

Chọn đáp án : D

Câu 7 : Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Hê-minh-uê?

A. Mặt trời vẫn mọc

B. Sông Đông êm đềm

C. Giã từ vũ khí

D. Chuông nguyện hồn ai

Tác phẩm Sông Đông êm đềm – Sô-lô-khốp

Chọn đáp án : B

Câu 8 : Tác phẩm Chuông nguyện hồn ai của Hê-minh-uê thuộc thể loại:

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Truyện vừa

D. Kịch

Tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai – Hê-minh-uê

Chọn đáp án : A

Câu 9 : Năm 1954, Hê-minh-uê vinh dự được nhận giải thưởng:

A. Giải Nô-ben về hòa bình

B. Giải Nô-ben về y học

C. Giải Nô-ben về văn học

D. Giải Locus cho tiểu thuyết hay nhất

Năm 1954, Hê-minh-uê được trao giải thưởng Nô-ben về văn văn học.

Chọn đáp án : C

Câu 10 : Nội dung sau về tác giả Hê-minh-uê đúng hay sai?

“Hê-minh-uê là nhà văn Mĩ nổi tiếng thế kỉ XX, người góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của các nhà văn trên thế giới”.

A. Đúng

B. Sai

Hê-minh-uê là nhà văn Mĩ thế kỉ XX, người góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều nhà văn trên thế giới. Nhiều tác phẩm của ông hiện nay được coi là những tác phẩm kinh điển của nền văn học Mĩ.

Chọn đáp án : A

B. Tìm hiểu chung về Ông già và biển cả

Câu 1 : Ông già và biển cả của tác giả nào?

A. Sê – khốp

B. Sô – lô – khốp

C. Hê – minh – uê

D. Puskin

Ông già và biển cả – Hê-minh-uê

Chọn đáp án : C

Câu 2 : Tác phẩm Ông già và biển cả thuộc thể loại:

A. Kịch

B. Truyện ngắn

C. Truyện vừa

D. Tiểu thuyết

Tiểu thuyết ngắn Ông già và biển cả – Hê-minh-uê

Chọn đáp án : D

Câu 3 : Tiểu thuyết Ông già và biển cả được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1952

B. 1953

C. 1954

D. 1955

Ông già và biển cả được sáng tác năm 1952.

Chọn đáp án : A

Câu 4 : Nội dung sau về tiểu thuyết Ông già và biển cả đúng hay sai?

Ông già và biển cả là một kết tinh tiêu biểu cho những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Hê-minh-uê”.

A. Đúng

B. Sai

Ông già và biển cả là một kết tinh tiểu biểu cho những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Hê-minh-uê.

Chọn đáp án : A

Câu 5 : Đoạn trích Ông già và biển cả (SGK/127) nằm ở vị trí nào của tác phẩm?

A. Phần đầu tác phẩm Ông già và biển cả

B. Phần giữa tác phẩm Ông già và biển cả

C. Phần cuối tác phẩm Ông già và biển cả

Đoạn trích nằm ở phần cuối tác phẩm, kể việc lão Xan-ti-a-go đuổi theo và bắt được con cá kiếm.

Chọn đáp án : C

Câu 6 : Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Mặt trời đang mọc lên lần thứ ba kể từ lúc lão ra khơi thì con cá bắt đầu lượn vòng. Lão chưa thể nhìn độ nghiêng của sợi dây để biết con cá đang bơi tròn. Hãy còn quá sớm cho điều đó. Lão chỉ cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại và dùng tay phải, lão bắt đầu nhẹ nhàng kéo vào. Sợi dây chững lại, như mọi khi, nhưng ngay lúc lẽo kéo đến điểm sắt đứt thì sợi dây bắt đầu thu vào. Lão lách vai và đầu ra khỏi sợi dây và bắt đầu liên tục kéo nhẹ nhàng. [...] Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung phía trên ông lão và chiếc thuyền. Thoáng chốc nó rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”.

A. Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô

B. Hành trình Xan-ti-a-gô đưa con cá trở về bờ

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Nội dung chính: Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô

Chọn đáp án : A

Câu 7 : Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Ông lão cảm thấy choáng váng, đau đớn và ông lão không thể nhìn rõ. Nhưng lão vẫn gỡ sợi dây của ngọn lao rồi để nó từ từ chạy qua đôi tay sây sát, và khi có thể nhìn rõ, lão thấy con cá nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời. [...] Họ lái thuyền êm, ông lão nhúng hai bàn tay xuống nước mặn và cố giữ đầu óc tỉnh táo. Có những đám mây tích trên cao và nhiều dải mây tơ bên trên, vì vậy ông lão biết gió nhẹ sẽ còn thổi suốt đêm. Ông lão thuyền xuyên nhìn con cá để chắc chắn là nó có thực. Một tiếng đồng hồ sau, con cá mập đầu tiên tấn công”.

A. Cuộc chiến đấu của Xan-ti-a-gô

B. Hành trình Xan-ti-a-gô đưa con cá về bờ

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Nội dung chính: Hành trình Xan-ti-a-gô đưa con cá kiếm về bờ.

Chọn đáp án : B

Câu 8 : Giá trị nội dung của tiểu thuyết Ông già và biển cả :

A. Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.

B. Từ hai hình tượng “nhân vật” chính thấy được các lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn, thể hiện nguyên lí sáng tác của Hê-minh-uê: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Giá trị nội dung tiểu thuyết Ông già và biển cả : Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng đẹp về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa từ bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn – đó chính là phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê và cũng là sự thể hiện nguyên lí sáng tác của ông: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”.

Chọn đáp án : C

Câu 9 : Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của tác phẩm Ông già và biển cả ?

A. Bút pháp hiện thực táo báo

B. Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khoảng trống”

C. Hình tượng được chọn lựa kĩ lưỡng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa

D. Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm

* Giá trị nghệ thuật:

- Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khoảng trống”

- Hình tượng được chọn lựa kĩ lưỡng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa

- Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm

Chọn đáp án : A

Câu 10 : Tiểu thuyết Ông già và biển cả được sáng tác sau 10 năm tác giả Hê-minh-uê sống ở:

A. Itali

B. Đức

C. Cuba

D. Pháp

Ông già và biển cả ra đời năm 1952, sau 10 năm tác giả sống ở Cuba

Chọn đáp án : C

C. Phân tích Ông già và biển cả

Câu 1 : Nhân vật chính trong đoạn trích Ông già và biển cả (SGK/127)

A. Ông lão Xan-ti-a-gô

B. Cá mập

C. Cá kiếm

D. Ông lão Xan-ti-a-gô và cá kiếm

Nhân vật chính: ông lão Xan-ti-a-gô và con cá kiếm

Chọn đáp án : D

Câu 2 : Nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê được hiểu như thế nào?

A. Dựa vào hiện tượng tự nhiên: nếu tảng băng trôi trên đại dương thì chỉ có một phần nổi trên mặt nước và bảy phần chìm dưới mặt nước

B. Nhà văn phải hiểu biết cặn kẽ về điều muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại những phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã lược bỏ

C. Người đọc phải đồng sáng tạo mới có thể hiểu được “bảy phần chìm”, những hình tượnng, những hình ảnh,…giàu tính tượng trưng đa nghĩa.

D. Tất cả các đáp án trên

Nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê:

- Dựa vào hiện tượng tự nhiên: nếu tảng băng trôi trên đại dương thì chỉ có một phần nổi trên mặt nước và bảy phần chìm dưới mặt nước

- Nhà văn phải hiểu biết cặn kẽ về điều muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại những phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã lược bỏ

- Người đọc phải đồng sáng tạo mới có thể hiểu được “bảy phần chìm”, những hình tượnng, những hình ảnh,…giàu tính tượng trưng đa nghĩa.

Chọn đáp án : D

Câu 3 : “Một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền/ Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm/ Thân hình đồ sộ và những sọc màu tía trên mình. Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng”

Những chi tiết trên Hê-minh-uê dùng để miêu tả con cá mập. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Những chi tiết trên miêu tả hình tượng con cá kiếm.

Chọn đáp án : B

Câu 4 : Chi tiết nào thể hiến sức mạnh của con cá kiếm?

A. Lượn “những vòng tròn rất lớn”

B. Ông lão thấy hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ, mồ hôi xát muối vào mắt lão bà xát muối lên vết cắt phía trên mắt và trán.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

- Những chi tiết miêu tả sức mạnh của con cá kiếm:

+ Lượn những vòng tròn rất lớn

+ Ông lão thấy hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ, mồ hôi xát muối vào mắt lão bà xát muối lên vết cắt phía trên mắt và trán.

Chọn đáp án : C

Câu 5 : Hình ảnh các vòng lượn của con cá kiếm được lặp đi lặp lại nhiều lần thể hiện:

A. Những cố gắng cuối cùng của con cá kiếm

B. Những cố gắng hết sức mãnh liệt, kiên trì của con cá kiếm

C. Những cố gắng của con cá kiếm nhằm tìm cách thoát khỏi sợi dây câu của ông lão để dành lại cuộc sống tự do, tự nhiên theo bản năng.

D. Tất cả các đáp án trên

Hình ảnh các vòng lượn được lặp đi lặp lại nhiều lần thể hiện những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt, kiên trì của con cá kiếm nhằm tìm cách thoát khỏi sợi dây câu của ông lão để dành lại cuộc sống tự do, tự nhiên theo bản năng.

Chọn đáp án : D

Câu 6 : Vẻ đẹp con cá kiếm được ông lão Xan-ti-a-gô cảm nhận qua những giác quan nào?

A. Thị giác

B. Xúc giác

C. Thính giác

D. Đáp án A và B

Vẻ đẹp con cá kiếm qua cảm nhận của ông lão Xan-ti-a-gô:

* Thị giác

- Đến vòng thứ ba thấy con cá, một con cá khổng lồ

- Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, thân hình đồ sộ, cánh vi xếp lại, bộ vi to sụ bên sườn xòe rộng.

- Khi xuất hiện đến khi chết, con cá kiếm đều đẹp

⇒ Cảm nhận trực tiếp

* Xúc giác

- Qua những vòng lượn của con cá kiếm (Vòng tròn lớn (xa) ⇒ Vòng tròn nhỏ (gần)

- Áp lực sợi dây câu, nhận ra sức nặng của con cá kiếm

- Sự vùng vẫy của con cá kiếm

- Cảm giác đau đớn đôi bàn tay

⇒ Cảm nhận gián tiếp

Chọn đáp án : D

Câu 7 : Ý nghĩa hình tượng con cá kiếm:

A. Tượng trưng cho vẻ đẹp kì vĩ, hoành tráng của tự nhiên

B. Biểu tượng cho phần thưởng xứng đáng của quá trình lao động vất vả, khó nhọc

C. Biểu tượng những khó khăn, thử thách trong cuộc sống

D. Biểu tượng khát vọng, ước mơ chân chính, cao đẹp

E. Tất cả các đáp án trên

* Ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm:

- Tượng trưng cho vẻ đẹp kì vĩ, hoành tráng của tự nhiên

- Biểu tượng cho phần thưởng xứng đáng của quá trình lao động vất vả, khó nhọc

- Biểu tượng những khó khăn, thử thách trong cuộc sống

- Biểu tượng khát vọng, ước mơ chân chính, cao đẹp

⇒ Tập trung miêu tả con cá kiếm làm cho chiến thắng của ông lão trở nên vẻ vang, vĩ đại hơn.

Câu 8 : Ông lão Xan-ti-a-gô đã phải chiến đấu với con cá kiếm bao lâu mới khuất phục được nó?

A. 1 ngày

B. 2 ngày

C. 3 ngày

D. 4 ngày

Xan-ti-a-gô đã phải chiến đấu với con cá kiếm khổng lồ mà ông câu được. Sang đến ngày thứ ba, ông dùng lao đâm chết được con cá.

Chọn đáp án : C

Câu 9 : Nội dung sau đúng hay sai?

“Sau khi dành chiến thắng trước con cá kiếm, ông lão Xan-ti-a-gô có thể mang thành quả của mình trở về nhà mà không gặp bất cứ trở ngại nào nữa.”.

A. Đúng

B. Sai

Đàn cá mập đã đánh hơi được mùi con cá kiếm mà ông lão Xan-ti-a-gô bắt được nên chúng ùa tới. Một tiếng đồng hồ sau, con cá mập đầu tiên tấn công.

Chọn đáp án : B

Câu 10 : Chi tiết nào không đúng về ngoại hình ông lão Xan-ti-a-gô được Hê-minh-uê miêu tả trong đoạn trích Ông già và biển cả ?

A. Gầy gò, giơ xương, gáy nhiều nếp nhăn, mặt đầy nám, tay hằn sẹo sâu.

B. Mọi thứ từ ông lão đều toát lên vẻ già nua ngoại trừ đôi mắt

C. Thân thể kềnh càng, hai tay thô lỗ, quần áo rách như xơ mướp

D. Đôi mắt – vui vẻ và không hề thất bại

* Ngoại hình ông lão:

- Gầy gò, giơ xương, gáy nhiều nếp nhăn, mặt đầy nám, tay hằn sẹo sâu.

- Mọi thứ từ ông lão đều toát lên vẻ già nua ngoại trừ đôi mắt

- Đôi mắt – vui vẻ và không hề thất bại

Chọn đáp án : C

Câu 11 : Hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô được khắc họa chủ yếu qua nghệ thuật:

A. Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm

B. Nghệ thuật đối thoại

C. Nghệ thuật miêu tả lí tưởng hóa

D. Tất cả các đáp án trên

Hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô được khắc họa chủ yếu qua những lời độc thoại và độc thoại nội tâm.

Chọn đáp án : A

Câu 12 : Sự chiến thắng của ông lão đối với con cá kiếm thể hiện điều gì?

A. Thể hiện niềm tin tưởng vào bản thân, vào khả năng con người có thể chiến thắng và chinh phục thiên nhiên

B. Thể hiện ý chí nghị lực phi thường của ông lão

C. Thể hiện khát khao chiến thắng, chinh phục thiên nhiên, vũ trụ của con người

D. Tất cả các đáp án trên

* Sự chiến thắng của ông lão:

- Thể hiện niềm tin tưởng vào bản thân, vào khả năng con người có thể chiến thắng và chinh phục thiên nhiên

- Thể hiện ý chí nghị lực phi thường của ông lão: “mệt thấu xương” nhưng vẫn cố gắng chiến đấu.

- Thể hiện khát khao chiến thắng, chinh phục thiên nhiên, vũ trụ của con người

⇒ Qua hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô, tác giả muốn thể hiện niềm tin yêu và ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, vũ trụ.

Chọn đáp án : D

Câu 13 : Ý nghĩa hình tượng ông lão Xan-ti-a-go:

A. Biểu tượng cho vẻ đẹp của con người lao động

B. Biểu tượng cho con người cô đơn trong cuộc sống

C. Biểu tượng cho hình tượng con người vượt qua chính mình

D. Tất cả các ý kiến trên

* Ý nghĩa hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô:

- Biểu tượng cho vẻ đẹp con người lao động: cần cù, chịu khó, kiên trì, nỗ lực, giàu kinh nghiệm

- Biểu tượng cho con người cô đơn, con người không tìm được chỗ đứng trong xã hội, thiếu đi sự kết nối với mọi người.

- Biểu tượng cho con người biết vượt lên chính mình, vượt lên những nghịch cảnh.

Chọn đáp án : D

Câu 14 : Ông lão Xan-ti-a-gô đi câu cùng với ai khi bắt được con cá kiếm?

A. Đi câu một mình

B. Đi câu với một cậu bé

C. Đi với dân làng

D. Đi với con trai

Ông lão đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá kiếm khổng lồ.

Chọn đáp án : A

Câu 15 : Đã bao lâu ông lão Xan-ti-a-gô chưa săn bắt được mống cá nào?

A. 44 ngày

B. 64 ngày

C. 84 ngày

D. 94 ngày

Đã 84 ngày qua ông lão Xan-ti-a-gô không bắt được mống cá nào. Bốn mươi ngày đầu có một thằng bé đi với ông lão. Nhưng sau bốn mươi ngày không câu được cá, cha mẹ thằng bé không cho câu cùng ông lão nữa.

Chọn đáp án : C

Bài giảng: Ông già và biển cả - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên