(Siêu ngắn) Soạn bài Chinh phục những cuốn sách mới - Kết nối tri thức
Bài viết soạn bài Chinh phục những cuốn sách mới siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.
(Siêu ngắn) Soạn bài Chinh phục những cuốn sách mới - Kết nối tri thức
A/ Hướng dẫn soạn bài Chinh phục những cuốn sách mới
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy bổ sung những cuốn sách mới cho góc đọc sách, thư viện mở của lớp học. Tự làm mới góc đọc sách theo cách mà em và các bạn cảm thấy hứng khởi và thú vị nhất.
Trả lời:
- Em có thể tìm những cuốn như: Đất rừng Phương Nam, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, …
Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Cùng thảo luận để xây dựng mục tiêu đọc sách của cá nhân và của nhóm. Trình bày mục tiêu đó và trao đổi để tìm hiểu cách đọc sách hiệu quả trong dự án đọc mới của em và các bạn.
Trả lời:
- Mục tiêu đọc sách là nhằm bồi dưỡng tri thức, những kiến thức về các tác phẩm văn học, các tác giả, hiểu biết thêm về các khía cạnh của cuộc sống …để từ đó có thể hoàn thiện và nâng cao hiểu biết của bản thân.
- Cách đọc sách có hiệu quả:
+ Tạo không gian đọc sách thoải mái.
+ Lựa chọn những cuốn sách phù hợp với bản thân.
+ Ứng dụng ít nhất một điều đã học được từ sách vào cuộc sống
+ Trao đổi với bạn bè về những điều thú vị, những nội dung mình chưa hiểu trong cuốn sách để cùng nhau giải đáp.
Cùng đọc và trải nghiệm
Cuốn sách mới – chân trời mới
Câu 1(trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Từ mục tiêu đọc sách đã xác định, hãy chọn một số cuốn sách văn học, sách khoa học hoặc sách bàn luận về những vấn đề của cuộ sống để tìm hiểu, khám phá những điều bổ ích, thú vị. Việc đọc sách sẽ hiệu quả hơn nếu các em tập trung vào một số chủ đề của các bài đã học để chọn sách: Bầu trời tuổi thơ, Khúc nhạc tâm hồn, Cội nguồn yêu thương, Giai điệu đất nước, Màu sắc trăm miền, Bài học cuộc sống, Thế giới viễn tưởng, Trải nghiệm để trưởng thành, Hòa điệu với tự nhiên, Có thể đọc trọn vẹn một số cuốn sách có đoạn trích đã học như: Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi); Tốt-tô-chan bên cửa sổ (Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô); Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần); Người thầy đầu tiên (Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp) hoặc Những bức thư gửi cháu Sam (Đa-ni-en Gốt-li-ép); Nóng, Phẳng, Chật (Thô-mát L. Phrít-man).
Trả lời:
- Gợi ý: Em có thể đọc trọn vẹn một số cuốn sách như Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi); Tốt-tô-chan bên cửa sổ (Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô); Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần); Người thầy đầu tiên (Trin-ghi-đơ Ai-tơ-ma-tốp) hoặc Những bức thư gửi cháu Sam (Đa-ni-ên Cốt-li-ep); Nóng, Phẳng, Chật (Thô-mát L, Phrít-man).
Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tập trung vào một hoặc hai cuốn sách mà em thấy hữu ích và thú vị nhất, đọc và ghi chép những thông tin cần thiết để có thể trao đổi với các bạn sau khi đọc. Cùng với những thông tin về tên sách, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc tái bản, em cần chú ý xác định những vấn đề sau:
a. Đề tài: Cuốn sách đề cập phạm vi nào của đời sống?
b. Bố cục và nội dung chính: Cuốn sách có mấy chương, phần? Nội dung chính của từng chương, phần là gì?
c. Nhân vật, sự kiện, bối cảnh nổi bật nào được thể hiện trong cuốn sách.
d. Có những chi tiết nào quan trọng? Những đoạn văn, câu văn nào có thể gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách?
e. Chủ đề, ý nghĩa, bài học mà em có thể rút ra sau khi đọc cuốn sách là gì?
Trả lời:
a. Đề tài |
Cuốn sách đề cập đến phạm vi vai trò của gia đình, nhà trường trong việc phát triển của trẻ em |
b. Bố cục và nội dung chính |
- Cuốn sách có mấy chương, phần? Nội dung chính của từng chương, phần là gì? - Tác phẩm chỉ có 207 trang (tính cả phần phụ lục) được chia thành nhiều chương nhỏ, có đoạn rất ngắn. - Học sinh tự tìm đọc và nắm nội dung chính từng phần |
c. Nhân vật, sự kiện, bối cảnh nổi bật |
- Có nhiều nhân vật: Totto – chan, Rocky, mẹ Totto – chan, thầy hiệu trưởng, … |
d. Chi tiết quan trọng |
- “Hãy để các em phát triển tự nhiên. Đừng cản trở khát vọng của các em nhỏ. Ước mơ của các em lớn hơn mơ ước của các thầy cô nữa đấy” |
e. Chủ đề, ý nghĩa, bài học |
- Chắc chắn mỗi học sinh đều mơ ước được như Tốt-tô-chan may mắn vào học một trường như Tô-mô-e, với một thầy hiệu trưởng như ông Kô-ba-y-a-si. Riêng tôi chỉ mong cho nhiều giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, các bậc cha mẹ đọc sách này, để giúp thoát khỏi khuôn nếp cũ, tự tạo ra "tư duy mới" trong việc chăm sóc dạy dỗ con em. |
Đọc cùng nhà phê bình: Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vấn đề được nêu bàn luận.
Trả lời:
- Vấn đề được nêu ra để bàn luận:
+ Mỗi tác phẩm có một lối, một ngón nghê riêng trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết.
+ Tảng sáng cũng như Quê nội là những tập truyện dài, gần như không có cốt truyện nhưng lại có sức hấp dẫn lạ lùng.
Câu 2 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ý kiến của người viết về hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm
Trả lời:
- Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình.
Câu 3 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ý kiến của người viết về thế giới nhân vật trong tác phẩm.
Trả lời:
- Những nhân vật đáng yêu, mang cá tính riêng nhưng lại giống nhau ở sự tích cực làm việc xã hội
Câu 4 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Cách nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của người viết.
Trả lời:
- Tác giả đưa ra bằng chứng cụ thể về các tuyến nhân vật để chứng minh cho ý kiến của mình.
Câu 5 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ý kiến của người viết về người kể chuyện trong tác phẩm.
Trả lời:
Vai “tôi” dễ có điều kiện dẫn dắt bạn đọc đi vào những suy nghĩ thầm kín của nhân vật, từ đó đẩy ống kính cận cảnh vào các nhân vật vệ tinh khác của mình. Tuy nhiên, vai “tôi” cũng có nhiều nhược điểm, nhược điểm lớn nhất là không nhìn được xa, không nói được nội tâm, suy nghĩ của các nhân vật trực diện khác.
Câu 6 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhận xét chung về sức hấp dẫn của tác phẩm.
Trả lời:
- Tác phẩm khiến người đọc xúc động, xao xuyến với những cảnh sinh hoạt của người dân nơi đây.
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người viết tập trung bàn luận về vấn đề gì trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng?
Trả lời:
Trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng, người viết tập trung bàn luận về:
+ Nội dung của câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.
+ Vai trò của vai "tôi" trong tác phẩm.
Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến gì về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm? Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?
Trả lời:
- Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:
+ Về nghệ thuật:
• Truyện gần như không có cốt truyện với nhiều tuyến và nhiều khóm nhân vật hoạt động.
• Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng "tôi".
+ Về nội dung: Những câu chuyện xảy ra trong khủng cảnh quê hương với đề tài xây dựng chế độ xã hội mới.
- Căn cứ vào nội dung văn bản, em có thể khẳng định như vậy.
Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy tìm những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội. Cách trình bày bằng chứng của người viết có điều gì đáng chú ý?
Trả lời:
- Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội:
+ Lí lẽ: Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.
+ Bằng chứng:
• Không gian: Nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phước, bên con sông Thu Bồn.
• Thời gian: Vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng - sau Cách mạng tháng Tám thành công.
• Nhân vật: Những người nông dân bình thường, mấy cô bác kèm luôn theo bên chân mấy chú nhóc hiếu động trong thôn, trong làng.
• Hoạt động: Vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương vừa chuẩn bị chống giặc giữ làng.
- Cách trình bày bằng chứng của người viết đáng chú ý ở chỗ, người viết đã lần lượt nêu ra các bằng chứng theo chủ đề nhất định: không gian, thời gian, nhân vật, hoạt động.
Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện như thế nào trong bài viết này?
Trả lời:
- Mục đích viết của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Làm sáng tỏ một vấn đề về tác phẩm đó.
- Đặc điểm, nội dung chính của văn bản: Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến hoặc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
Như vậy, mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản là mối quan hệ hai chiều. Mục đích viết là cái để cho đặc điểm và nội dung chính của văn bản hướng đến; trong khi đặc điểm và nội dung chính của văn bản sẽ hiện thực hóa mục đích viết.
* Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.
Trả lời:
Bài thơ Bài thơ Hắc Hải của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ về chủ đề quê hương, đất nước. Có thể nói vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện một cách tài tình trong văn bản qua hình thức thơ lục bát - một hình thức thơ đậm chất Việt Nam. Hầu hết, người đọc sẽ nhớ đến bốn câu đầu trong văn bản của Nguyễn Đình Thi: "Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều". Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi tha thiết, một tiếng gọi đầy rung cảm trước vẻ đẹp quê hương. Như vậy, tác giả đã vừa tả cảnh, vừa ngụ tình. Phải thế nào đê một nhà thơ thảng thốt lên như vậy? Hẳn quê hương Việt Nam phải đẹp lắm! Cũng tương tự như cảnh, con người Việt Nam kiên trung, bất khuất nhưng cũng rất hiền lành, nghĩa tình và thơ mông: "Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/ Đạp quân thù xuống bùn đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa", "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung", "Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ". Thể thơ lục bát tưởng như quen thuộc, ít sự sáng tạo, nhưng đã thành công trong việc chuyển tải tâm ý của tác giả. Bài thơ xứng đáng để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.
B/ Học tốt bài Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)
1/ Nội dung chính Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)
Bài văn là tấm lòng yêu mến, trân trọng và xúc động của tác giả khi bình về vẻ đẹp giản dị và chân thật của tác phẩm Quê nội (Võ Quảng).
2/ Bố cục văn bản Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)
Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội có bố cục gồm 4 phần:
Phần một: Từ đầu đến “Cách mạng tháng Tám thành công”: Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận.
Phần hai: Tiếp theo đến “an phận thủ thường”: Bàn luận về thế giới nhân vật trong tác phẩm.
Phần ba: Tiếp theo đến “nhân vật trực diện khác”: Bàn luận về người kể chuyện trong tác phẩm.
Phần cuối: Còn lại: Nhận xét của tác giả về sức cuốn hút của tác phẩm.
3/ Tóm tắt văn bản Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)
Mỗi tác giả đều có một nét riêng trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết. Tảng sáng và Quê nội là những tập truyện dài không có cốt truyện nhưng lại có sức quyến rũ lạ lùng. Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương, nhân vật là những người nông dân bình thường, mấy chú nhóc hiếu động vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương, vừa chuẩn bị chống giặc giữa làng. Quê nội và Tảng sáng được viết theo lối tự sự qua vai “tôi” nên tác giả có thể dễ dàng đi sâu vào thế giới tâm hồn của các nhân vật.
4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)
- Nội dung:
Văn bản là lời bàn luận sâu sắc của nhà phê bình Võ Quảng, qua những đánh giá, nhận định, phân tích của ông người đọc có thể hiểu rõ hơn về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm nổi tiếng Quê nội.
- Nghệ thuật:
+ Lập luận chặt chẽ, logic, rành mạch.
+ Lối viết cuốn hút, thể hiện rõ quan điểm cá nhân.
+ Cách so sánh hấp dẫn.
Đọc và trải nghiệm cùng nhân vật
- Em có thể tìm thấy trong cuốn sách đã đọc những nhân vật mà em yêu thích. Đó là nhân vật văn học được xây dựng theo sự tưởng tượng của tác giả, nhưng vẫn có mối liên hệ với những mẫu người trong đời thực. Để tìm hiểu về nhân vật, em có thể tưởng tượng cảnh mình đang đối thoại với nhân vật yêu thích trong một cuộc gặp gỡ.
- Bằng cách đặt ra những câu hỏi phỏng vấn nhân vật như trong một cuộc trò chuyện, em có thể tìm được câu trả lời về nhân vật trong và sau khi đọc. Chọn cách xưng hô, gọi nhân vật bằng tên hoặc dùng các đại từ nhân xưng, danh từ thay thế đại từ phù hợp với đặc điểm, tuổi tác của nhân vật: bạn, ông, bà, cô, chú, cậu,
* Tham khảo những câu hỏi sau:
- Bạn đến từ đâu?
- Vì sao và bằng cách nào mà bạn trở thành nhân vật trong tác phẩm này?
- Bạn có sở thích, tính cách hay đặc điểm gì nổi bật?
- Để kể về cuộc đời của mình, bạn muốn nói điều gì nhất?
- Ai hay điều gì khiến bạn quan tâm nhất?
- Nếu sống tiếp cuộc đời không chỉ trong trang sách, điều bạn muốn làm nhất sẽ là gì?
Em có thể đặt thêm một số câu hỏi mà cuộc đời nhân vật gợi ra cho em và tìm kiếm câu trả lời từ cuốn sách hoặc liên hệ với thực tế cuộc sống để cùng nhân vật có một cuộc trò chuyện thật bổ ích, thú vị.
Trả lời:
- Học sinh tự tìm đọc và chọn nhân vật mình yêu thích theo gợi ý:
+ Lời chào nhân vật.
+ Hỏi han, trò chuyện với nhân vật về xuất thân, đặc điểm, cuộc đời nhân vật,…
- Cảm nhận của mình về nhân vật.
Đọc và trò chuyện cùng tác giả: Mon và Mên đang ở đâu?
Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đọc bài thuật lại cuộc “phỏng vấn” rất thú vị của một độc giả nhỏ tuổi với nhà văn Nguyễn Quang Thiều – tác giả truyện ngắn Bầy chim chìa vôi – để có thể hiểu thêm về sự ra đời và cuộc sống của nhân vật do nhà văn sáng tạo trong tác phẩm.
Trả lời:
- Học sinh đọc bài thuật lại cuộc “phỏng vấn” thú vị giữa một độc giả nhỏ tuổi với nhà văn Nguyễn Quang Thiều – tác giả của tác phẩm truyện ngắn Bầy chim chìa vôi trong SGK Ngữ Văn 7 – Kết nối tập 1 trang 107, 108.
- Gạch chân sau đó ghi lại những thông tin chính của văn bản.
Câu 2 (trang 109 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trả lời câu hỏi:
a. Mon và Mên là ai trong mối quan hệ với nhà văn – tác giả truyện ngắn Bầy chim chìa vôi?
b. Vì sao nhà văn khẳng định rằng “tất cả lũ trẻ làng chú đều thức để lắng nghe tiếng mưa, cùng nghĩ về bãi sông và lo cho bầy chim chìa vôi non” ?
c. Cậu bé – người “phỏng vấn” tác giả - ngạc nhiên vì điều gì?
d. Ngoài Mon và Mên, ai là người có trải nghiệm và kỉ niệm sâu sắc về đêm mưa, bãi sông và bầy chim chìa vôi?
e. Theo em, Mon và Mên đang ở đâu? Bầy chim chìa vôi đã bay đi đâu?
Trả lời:
a. Mon và Mên là bạn cùng lứa tuổi với nhà văn - tác giả truyện ngắn Bầy chim chìa vôi.
b. Theo em, nhà văn khẳng định rằng "tất cả lũ trẻ làng chú đều thức để lắng nghe tiếng mưa, cùng nghĩ về bãi sông và lo cho bầy chim chìa vôi non" vì lũ chim non là điều bọn trẻ quan tâm nhất lúc đó, lũ trẻ đã nói về bầy chim chìa vôi non ở ngoài bãi sông, nên trong đêm mưa, lũ trẻ sẽ lo nghĩ cho bầy chim.
c. Cậu bé - người "phỏng vấn" tác giả - ngạc nhiên vì tác giả biết được trong đêm mưa, Mon và Mên đã lo nghĩ cho bầy chìa vôi. Cậu bé cho rằng tác giả đã ở cùng Mon và Mên trong đêm hôm đó, hỏi tại sao tác giả không đi cùng Mon, Mên và ngăn cản họ vì họ mới chỉ là trẻ con, cần phải có người lớn đi cùng.
d. Ngoài Mon và Mên, lũ trẻ trong làng (bao gồm cả tác giả lúc đó) là người có trải nghiệm và kỉ niệm sâu sắc về đêm mưa, bãi sông và bầy chim chìa vôi.
e.
- Mon và Mên vẫn ở trong kí ức của nhà văn và độc giả.
- Bầy chim chìa vôi đã bay đến nơi rất xa, nơi thiên nhiên không bị tàn phá, nơi mà chúng có thể sinh sống.
Câu 3 (trang 109 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chọn đọc một cuốn sách đang gây sự tò mò, chú ý đối với em (có thể đọc một truyện, một bài thơ, một chương, phần,… nếu cuốn sách có nhiều nội dung). Trong quá trình đọc, thử hình dung em có thể đặt ra những câu hỏi nào để làm rõ hơn điều em muốn biết: cách tác giả tạo nên nhân vật hoặc những chi tiết tiêu biểu, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong cuốn sách.
Trả lời:
- Chọn cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh
- Đặt câu hỏi:
+ Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?
+ Tác phẩm được kể dựa trên ngôi thứ mấy?
+ Nội dung chính của cuốn sách ấy là gì?
+ Những chi tiết tiêu biểu trong cuốn sách?
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:
Từ ý tưởng đến sản phẩm: Tham khảo một số sản phẩm sáng tạo của các bạn học sinh
Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Soạn văn 7 Kết nối tri thức siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT