(Siêu ngắn) Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động (trang 91) - Kết nối tri thức
Bài viết soạn bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động trang 91 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động (hay nhất)
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động (ngắn nhất)
- Top 30 bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- (Cánh diều) Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi
- (Chân trời sáng tạo) Viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
(Siêu ngắn) Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động (trang 91) - Kết nối tri thức
* Yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học:
- Giới thiệu được những thông tin cần thiết về trò chơi hay hoạt động (hoàn cảnh diễn ra, đối tượng tham gia).
- Miêu tả được quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động.
- Nêu được vai trò, tác dụng của trò chơi hay hoạt động đối với con người.
- Nêu được ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động.
* Phân tích bài viết tham khảo
Phân tích bài viết Chơi chuyền
Giới thiệu trò chơi |
- Chơi truyền |
Miêu tả quy tắc chơi |
- Số người tham gia trò chơi: 2 – 6 người chơi theo cặp, hoặc chơi luân phiên theo nhóm, hoặc chia đội. - Đồ vật dùng cho trò chơi: 10 que chuyền nhỏ, 1 quả tròn nặng. - Cách chơi: + Người chơi tay cầm tung lên không trung, đồng thời nhặt que truyền đã được rải sẵn dưới đất, kịp để bắt quả khi rơi xuống. + Chơi từ bàn 1 đến 10, người chơi vừa tung quả, nhặt que chuyền, vừa đọc đồng dao. |
Luật chơi |
- Khi đến lượt chuyền, ai không bắt được quả hay que chuyền đúng sẽ mất lượt, đối phương sẽ được chơi. |
Tác dụng của trò chơi |
- Luyện sự khéo léo, nhanh tay, nhanh mắt, khả năng tính toán. - Gắn kết, hòa đồng, củng cố tinh thần đồng đội. - Mang đến sự vui vẻ |
Ý nghĩa của trò chơi |
- Chơi chuyền thể hiện nét đẹp dân gian văn hóa người Việt. |
* Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn đề tài |
- Em hãy nhớ lại những trò chơi hay hoạt động mà em biết hoặc từng tham gia. Ngày nay, có khá nhiều trò chơi hay hoạt động được tổ chức trong các sự kiện như đi dã ngoại, cắm trại,… - Em có thể thuyết minh về những trò chơi hay hoạt động đó. Em cũng có thể chọn những trò chơi dân gian mình đã tham gia hoặc thấy thích thú và muốn tìm hiểu. |
||||||
b. Tìm ý |
- Học sinh tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây: + Trò chơi hay hoạt động đó thường diễn ra ở đâu? + Trò chơi hay hoạt động đó dành cho lứa tuổi nào? + Hiện nay người ta còn chơi trò chơi đó hay duy trì hoạt động đó nữa không? + Trò chơi hay hoạt động đó diễn ra như thế nào? + Quy tắc của trò chơi hay hoạt động đó là gì? + Trò chơi hay hoạt động đó có tác dụng như thế nào đối với con người? + Ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động đó là gì? |
||||||
c. Lập dàn ý |
Gồm 3 phần:
--- |
2. Viết bài
* Bài văn mẫu tham khảo:
Các trò chơi dân gian không chỉ giúp con người giải trí, mà còn đem lại nhiều lợi ích. Một trong những trò chơi dân gian được yêu thích có thể kể đến như cướp cờ.
Trò chơi cướp cờ được chơi ở nơi rộng rãi, sạch sẽ. Ví dụ như các khoảng sân, khu vui chơi… Về số lượng, trò chơi này không hạn chế người chơi. Tuy nhiên, người chơi cần chia làm hai đội để thi đấu nên số người chơi cần phải chẵn. Mỗi đội chơi gồm có khoảng ba đến năm thành viên. Một người được cử làm quản trò.
Luật chơi cướp cờ khá đơn giản. Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị cờ (có thể sử dụng vật thay thế như khăn đỏ, cành cây nhỏ…). Tiếp đến, việc cần làm là kẻ sân chơi: vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân có đường kính khoảng 20 - 25cm, giữa vòng tròn sẽ đặt cờ. Ở mỗi đầu sân, kẻ hai đường thẳng song song, đối xứng với nhau qua vòng tròn, đó sẽ là vị trí xuất phát của mỗi đội.
Về cách chơi, đầu tiên, người chơi của hai đội sẽ đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc tại hai đầu sân chơi. Các thành viên lần lượt điểm danh từ một đến hết và phải nhớ chính xác số của mình. Khi quản trò sẽ hô số thứ tự nào, thì người chơi có số thứ tự đó của mỗi đội sẽ cùng chạy thật nhanh lên vị trí cắm cờ, tìm cách để giật được cờ. Người chơi cướp được cờ thi rồi chạy thật nhanh về phía đội mình. Người của đội bạn sẽ tìm cách chặn lại để cướp cờ bằng cách đập (vỗ) vào người chạy cầm cờ. Người cầm cờ bị đập (vỗ) phải bỏ cờ xuống đất và người kia cướp cờ chạy về đội của mình. Cuộc rượt đuổi cứ thế tiếp tục, cho đến khi người chơi nào về đến đội của mình với cờ trên tay là thắng cuộc và được tính điểm. Sau đó, cờ được đặt lại vị trí đã quy định để trọng tài gọi người chơi tiếp theo của hai đội. Trò chơi tiếp tục, lần lượt đến khi hết người chơi của hai đội.
Một số lưu ý khi chơi cướp cờ như: Người chơi chỉ được chạy lên khi được gọi số đúng với số của mình. Chỉ được đập (vỗ) nhẹ vào người chơi đối phương khi họ đang cầm cờ. Khi người chơi đã cầm cờ chạy qua được vạch của đội mình thì người chơi của đội kia không được đập vào người bạn chơi. Người chơi chạy sai số sẽ trừ một điểm vào điểm của đội mình. Quản trò có thể gọi nhiều cặp đôi của hai đội cùng lên cướp cờ. Kết thúc cuộc chơi, đội nào được nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.
Như vậy, cờ giúp rèn luyện phản xạ, sự dẻo dai và nhanh nhẹn của mỗi người. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp rèn luyện tinh thần đồng đội, khả năng hợp tác của mỗi người.
Cướp cờ là một trò chơi thú vị, hấp dẫn. Chúng ta cần phải tích cực gìn giữ trò chơi dân gian này, để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
3. Chỉnh sửa
- Rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải.
Yêu cầu |
Gợi ý chỉnh sửa |
- Giới thiệu được những thông tin cần thiết về trò chơi hay hoạt động. |
- Nếu bài viết chưa giới thiệu cụ thể tên trò chơi hay hoạt động, hoàn cảnh diễn ra trò chơi hay hoạt động, đối tượng tham gia,… thì cần bổ sung. |
- Miêu tả chi tiết, rõ ràng quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động. |
- Bổ sung thông tin (nếu cần) hoặc điều chỉnh các câu, đoạn cho bài viết mạch lạc. |
- Nêu được tác dụng và ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động. |
- Nếu việc nêu tác dụng, ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động còn sơ sài hoặc chưa chính xác thì cần bổ sung hoặc điều chỉnh. |
- Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt. |
- Rà soát lỗi chính tả, dùng tư, đặt câu,… trong bài viết và chỉnh sửa (nếu có). |
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:
Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
Thực hành đọc: “Thân thiện với môi trường” trang 98, 99, 100
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Soạn văn 7 Kết nối tri thức siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT