(Siêu ngắn) Soạn bài (Nói và nghe trang 95) Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Nói và nghe: Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động trang 95 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.

(Siêu ngắn) Soạn bài (Nói và nghe trang 95) Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động - Kết nối tri thức

Quảng cáo

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Đánh dấu đoạn giải thích quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động trong bài viết

- Tóm lược những ý chính của đoạn văn đó

- Chuẩn bị tranh ảnh, hình vẽ dạng sơ đồ, dụng cụ liên quan đến trò chơi hay hoạt động

b. Tập luyện

- Em có thể tập nói một mình

- Nếu em chuẩn bị thuyết trình thì nói theo bản trình chiếu đã chuẩn bị.

2. Trình bày bài nói

a. Mở đầu

- Hãy thu hút người nghe bằng thái độ hào hứng của em với trò chơi hay hoạt động

- Em hãy đặt câu hỏi cho người nghe

b. Triển khai

- Trình bày theo đề cương đã chuẩn bị

- Trong khi nói, em có thể dùng cử chỉ, điệu bộ

c. Kết luận

- Em khẳng định sự thú vị của trò chơi hay hoạt động

- Em hẹn các bạn cùng tham gia chơi vào một dịp phù hợp

Quảng cáo

* Bài nói tham khảo:

Xin chào các bạn, tôi là Mai Lan là học sinh lớp 7A. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu với các bạn một trò chơi truyền thống từ quê hương Tuyên Quang của tôi, mà thường được tổ chức vào mỗi dịp Tết. Đó là trò chơi ném còn. Ném còn là một trò chơi dân gian phổ biến của các dân tộc Tày, Nùng ở Tuyên Quang. Vào mỗi dịp lễ hội, Tết, ở địa phương có đông người Tày, Nùng sinh sống thì đều tổ chức trò chơi này với mong muốn cho một mùa màng bội thu, nhân dân ấm no.

Theo quan niệm của người dân ở đây, quả còn biểu trưng cho linh hồn của núi, sông, đất và nước. Vì vậy, quả còn thường được làm từ vải màu đỏ, đen, xanh và trắng. Trước ngày lễ ném còn, các cô gái khéo tay đã chuẩn bị những quả còn với nhiều múi vải màu sắc, được ghép nối với nhau. Bên trong quả còn, họ nhồi thóc, hạt vừng, hạt cải, hạt bông. Những loại hạt này thể hiện mong muốn cho sự sống nảy nở, thóc nuôi sống con người và bông cho sợi vải. Thông thường, quả còn có 4 - 8 múi, nhưng với những người khéo tay, họ có thể may quả còn với 12 múi hoặc nhiều hơn.

Cây còn thường được làm từ thân cây tre mai có chiều cao khoảng 20 m - 30 m, tùy thuộc vào sự lựa chọn của người dân. Ngọn cây còn được uốn cong thành hình vòng cung, có dán giấy đỏ và hồng tâm để người dân có thể tung còn vào vòng tròn đó. Người Tày, Nùng tin rằng, khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng).

Quảng cáo

Người chơi đứng đối diện nhau qua cây còn. Người tung quả còn lên cao, mang theo cả may mắn và rủi ro, đau đớn và niềm vui của cuộc sống. Khi quả còn rơi xuống, người đón sẽ nhận được sự may mắn, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho một năm mới. Khi ném còn, người tung cố gắng tung cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời và người đón cố gắng không để quả còn rơi xuống đất. Mỗi người đều được tung và đều được đón, quả còn phơi phới trên bầu trời, bay đi và bay lại như một con rồng uốn luồn, tạo ra một vũ điệu tươi vui, tràn đầy hạnh phúc và ấm no.

Với người Tày, Nùng, trò chơi ném còn mang ý nghĩa của sự cầu mùa. Nếu ném trúng vòng tròn và làm rơi giấy, đó là dấu hiệu của sự hòa hợp giữa âm và dương, đảm bảo cuộc sống tràn đầy và mùa màng bội thu. Đó chính là trò chơi truyền thống ở quê hương Tuyên Quang của tôi. Hãy chia sẻ với tôi những trò chơi truyền thống ở quê hương của bạn nhé.

3. Sau khi nói

- Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Quảng cáo

Người nghe

Người nói

- Chú ý theo dõi quy tắc hay luật lệ của trò chơi hay hoạt động trong bài nói để cảm nhận được sự thú vị của trò chơi hay hoạt động; bày tỏ cảm nhận của mình.

- Nếu em có ý định chơi trò chơi (hoặc tham gia hoạt động) đó với các bạn thì ghi nhớ những quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động; nêu thắc mắc của mình (nếu có) để hiểu thấu đáo quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động.

- Nhận xét về cách trình bày bài nói của bạn (giọng nói, tính mạch lạc của bài nói,…)

- Lắng nghe chia sẻ của người nghe về bài nói.

- Giải đáp thắc mắc của người nghe (nếu có).

- Cảm ơn nhận xét của người nghe.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn văn 7 Kết nối tri thức siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên