(Siêu ngắn) Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử trang 45 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.

(Siêu ngắn) Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử - Kết nối tri thức

Quảng cáo

* Yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học:

- Giới thiệu được nhân vật và sự việc có thật liên quan đến nhân vật đó.

- Kể được sự việc theo một trình tự hợp lí, có sử dụng các yếu tố miêu tả trong khi kể.

- Nêu được ý nghĩa của sự việc.

- Nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết về sự việc được kể.

* Phân tích bài viết tham khảo

Phân tích bài viết Thô-mát Ê-đi-xơn (Thomas Edison) và màn “trình diễn” ánh sáng

- Bài viết kể về màn “trình diễn” ánh sáng.

- Sự việc đó có thật và liên quan đến nhà khoa học nổi tiếng Thô-mát Ê-đi-xơn.

- Diễn biến: Ê-đi-xơn đã treo hàng trăm bóng đèn điện quanh phòng thí nghiệm, quanh nhà và dọc con đường nơi ông sống.

- Ý nghĩa: Màn “trình diễn ánh sáng của Ê-đi-xơn” mở đầu cho việc đưa ánh sáng đèn điện đến cuộc sống của con người.

Quảng cáo

- Người viết bày tỏ suy nghĩ về sự việc: “Màn trình diễn” đó đã mở ra một kỉ nguyên ánh sáng mới, làm thay đổi thế giới.

- Yếu tố miêu tả: Những chiếc bóng đèn có vỏ ngoài được làm bằng thuỷ tinh cách nhiệt, bên trong có chứa dây đốt làm bằng sợi cacbon, toả ra thứ ánh sáng liên tục và dìu dịu.

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

- Chọn nhân vật lịch sử là nhà quân sự, chính trị, khoa học, văn hóa,…. : Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, …

- Chọn sự việc liên quan đến cuộc sống hay chiến công, thành tựu của nhân vật.

b. Tìm ý

- Thời gian, không gian diễn ra sự việc.

- Diễn biến sự việc.

- Ý nghĩa sự việc.

- Suy nghĩ của bản thân về sự việc được kể.

c. Lập dàn ý

Dàn ý gồm 3 phần:

Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về nhân vật.

- Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.

Thân bài

- Kể diễn biến của sự việc. Lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả.

- Nêu ý nghĩa của sự việc.

Kết bài

- Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc.

Quảng cáo

2. Viết bài

* Bài văn mẫu tham khảo:

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” - chúng ta may mắn được sống trong không khí hòa bình của dân tộc nhưng có lẽ mỗi khi nhắc đến lời kêu gọi của Bác, cùng nhau hưởng niềm vui Tết Độc lập, nghe những câu chuyện thiêng liêng mang cả hồn phách non sông, ta lại không khỏi nghẹn ngào, xúc động. Và trong số những câu chuyện tôi vinh dự được nghe thì chuyện lá cờ được cắm trên nóc dinh độc lập ngày 30/04/1975 khiến tôi cứ tự hào, nhớ mãi!

Ông nội tôi là bộ đội đã trực tiếp tham gia chiến tranh và sau này may mắn trở về bình an. Ông vẫn kể chúng tôi nghe đồng đội của mình, họ ăn chung, ngủ chung những ngày kháng chiến, hàng ngày ngóng trông phút giây trở về với gia đình vậy mà rồi họ lại ra đi mãi mãi. Năm nào gia đình cũng có truyền thống quây quần bên nhau ăn Tết Độc lập và hôm ấy là 30/4 hồi tôi học lớp 7, tôi được ông kể cho nghe về anh hùng Bùi Quang Thận cùng câu chuyện lá cờ được cắm trên nóc dinh độc lập. Truyện kể rằng từ lúc 8 giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, trận đánh đã diễn ra vô cùng căng thẳng và khốc liệt, Lữ đoàn trưởng Nguyễn Tất Tài đã lệnh cho quân ở phía sau vượt lên, chiếm đầu cầu rồi chớp thời cơ rồi chọc thẳng vào mạng sườn địch. Bị đánh bất ngờ quân địch thoáng chững lại và đội hình cũng có phần nhốn nháo. Lúc đó, xe tăng của ta tiến đến đầu cầu Thị Nghè thì bất ngờ có mấy chiếc xe tăng của địch chẳng biết ở đâu lù lù hiện ra, hình như chúng muốn chặn ta ngay trên cầu. Đúng lúc đóm đại đội trưởng Lê Tiến Hùng – người chỉ huy chiếc xe tăng thứ hai bị thương nên bắt buộc ta phải dừng lại.

Quảng cáo

Nhận thấy tình thế khá nguy cấp nên lúc này anh hùng Bùi Quang Thận tức tốc cho xe 843 vượt lên, bắn cháy cả hai chiếc M.41 và M.113 của địch. Trong xe lúc này chỉ có hai viên đạn nhưng mãi sau này bác Thận mới biết đó là hai viên “đạn thối”. Xe thì hết đạn mà đường thì còn xa, phải vượt qua biết bao nhiêu tuyến phòng thủ kiên cố dày đặc của địch mới đến được Dinh Độc Lập. Vừa qua khỏi cầu Thị Nghè, bác lại đụng phải ba chiếc xe tăng của địch nhưng may sao chính trị viên đại đội 4 là Vũ Đăng Toàn ngồi trên chiếc xe tăng 390 đã chỉ huy bắn luôn ba chiếc xe của địch. Đạn nổ toang toác, không gian sặc sụa mùi thép cháy, địch ngồi lố nhố trên mấy chiếc xe bọc thép gần đấy thấy vậy liền hốt hoảng mà nhảy khỏi xe, vậy là tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch đã hoàn toàn bị phá vỡ.

Theo lời ông nội kể thì khi ấy do được sự chỉ dẫn của dân và biệt động thành, lữ đoàn tăng 203 đã chia ra làm 2 mũi, hướng theo đường Hồng Thập Tự tốc thẳng vào Dinh Độc Lập. Vào khoảng 10 giờ 15 phút, chiếc xe tăng của Bùi Quang Thận dẫn đầu và đã vượt qua các ổ đề kháng, vượt qua khu Nhà Xanh, vượt qua cả những họng súng đang ngơ ngác của địch, lừng lững mà tiến thẳng vào Dinh Độc Lập. Khi vừa thấy tòa nhà trắng lóa hiện ra trước cửa xe, anh hùng Bùi Quang Thận của chúng ta cho lắp một viên đạn nã thẳng vào Dinh để thị uy. Nhưng trớ trêu thay là đạn thối không nổ, viên cuối cùng cũng không nổ. Vậy là Dinh Thống Nhất đã thoát được hai viên đạn của bác.

Chiếc xe tăng của quân ta lao thẳng vào cánh cổng Dinh Độc Lập, lúc này bác Thận cho xe lùi ra, húc tiếp vào cánh cổng bên trái của Dinh. Ông nội tôi bảo đây là đòn tấn công cuối cùng của chiếc xe tăng không còn vũ khí. Khi ấy cũng thật may cho người anh hùng của chúng ta và các đồng đội của ông vì một người vô danh nào đó trong Dinh đã kịp cắt cầu dao hàng rào điện tử, nếu không có lẽ lúc ấy cả xe lẫn người của ta đã nổ tung. Và phải đến cú thúc thứ ba chiếc cổng sắt mới sập, người anh hùng Bùi Quang Thận đã cho xe lao thẳng vào Dinh. Cũng nhờ tinh thần và sự tính toán, ứng biến linh hoạt mà bác Thận cùng đồng đội đã vượt qua cầu Rạch chiếc, cầu Sài Gòn đến cầu Thị Nghè với số thương vong ít nhất để tiếp cận mục tiêu chủ yếu của cuộc chiến, đó là Dinh Độc Lập.

Đến đích thì phải cắm cờ vậy nhưng lúc này ông không biết phía trước mình có tay súng nào không, cũng không có cờ sẵn. Theo như được kể lại thì ông nhanh chóng giật phắt lá cờ trận mạc cắm trên xe tăng, mặc cho đây chỉ là lá cờ hiệu của một chiếc xe tăng, nó đã đi qua bao nhiêu trận đánh, rong ruổi hàng nghìn cây số nên đã bạc màu, lỗ chỗ vỏ đạn, nhuốm màu của bụi, dính đầu dầu mỡ lính tăng. Bùi Quang Thận lấy cờ rồi quay lại bảo lái xe Lữ Văn Hóa, pháo thủ Thái Bá Minh:

- Các cậu ở lại, mình vào Dinh nhé. Nếu không thấy mình quay lại cũng không thấy lá cờ này nhô lên thì tức là mình đã chết ở trong Dinh rồi.

Khi ấy, mọi thứ đã được chuẩn bị rất kỹ và đặc biệt là việc cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập. Đơn vị được chọn làm công việc cuối cùng của cuộc kháng chiến cứu nước ấy là một Đơn vị Anh hùng, nhưng rồi chiếc xe tăng chở lá cờ được chuẩn bị rất kỹ ấy lại đi lạc rồi lại phải đánh nhau rất dữ dội ở mãi ngoài Dinh. Có lẽ Bùi Quang Thận là người được lịch sử chọn, mọi việc bác làm vô cùng giản dị, sau này khi nhớ lại khoảnh khắc này ông nói rằng vì muốn lưu lại mãi dấu mốc trọng đại ấy nên khi kéo lá cờ lên nửa chừng thì bác hạ xuống và ghi cẩn thận vào một góc cờ “Bùi Quang Thận – 11.30 ngày 30/04/1975”. Và khi hạ lá cờ ba sọc từ nóc Dinh xuống ông đã định vứt đi nhưng thấy nó to hơn cả chiếc chiếu, vải dày dặn, sờ vào mát rượi bất chợt người anh hùng ấy lại nhớ lại những trận sốt rét trên núi rừng A Lưới nên ông đã nghĩ giữ lại làm chăn, sau không ở bộ đội nữa thì mang về nhà tránh rét. Cũng chính bởi quyết định này mà về sau khi cần xác nhận lại người cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập, chính lá cờ “ba sọc” mà Bùi Quang Thận còn giữ khớp với cái diềm cờ còn sót lại trên sợi dây kia chính là bằng chứng thuyết phục để rồi tên tuổi của ông được ghi vào lịch sử.

Trong bài thơ “Nước non ngàn dặm của nhà thơ Tố Hữu có viết:

“Lá cờ nửa đỏ nửa xanh

Màu đỏ của đất, màu xanh của trời

Ngôi sao chân lí của đời

Việt Nam vàng của lòng người hôm nay”

Mỗi khi nhắc về ngày 30 tháng 4 năm 1975, có lẽ hình ảnh người anh hùng Bùi Quang Thận và lá cờ được cắm trên nóc dinh độc lập – khoảnh khắc lá cờ tung bay đã đánh dấu mốc son chói lọi, đi sâu vào tâm thức của người Việt Nam qua bao thế hệ. Điều đặc biệt là lá cờ này không phải cờ đỏ sao vàng mà là lá cờ nửa đỏ nửa xanh có ngôi sao vàng ở giữa, nửa trên màu đỏ tượng trưng cho miền Bắc độc lập còn nửa  màu xanh dương tượng trưng cho miền Nam còn nằm dưới ách đô hộ của đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm. Sự kiện thiêng liêng ấy đã kết thúc vẻ vang công cuộc giải phóng đất nước khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Khẳng định độc lập dân tộc, hai miền Nam – Bắc đã được thống nhất, non sông thu về một mối. Hơn thế nữa, hình ảnh người anh hùng Bùi Quang Thận còn trở thành tấm gương sáng, là “người truyền lửa” cho tình yêu cũng như lòng tự tôn dân tộc để biết bao thế hệ học tập và noi theo. Bác cùng tất cả những gì đã khắc sâu trong lịch sử nước nhà lại càng khiến chúng ta – những thế hệ người Việt Nam thêm yêu và tự hào về quê hương, dân tộc mình, thêm biết ơn thế hệ cha anh đã hi sinh để chúng ta được sống trong không khí hòa bình, độc lập như ngày hôm nay!

Mỗi năm được cùng người thân và bạn bè hân hoan trong không khí của tết Độc lập ta lại càng thêm tự hào trước những sự hi sinh của ông cha để đổi lấy nền độc lập, tự do cho dân tộc. Thời gian có thể xóa nhòa đi mọi thứ nhưng có lẽ những sự kiện, chiến tích lịch sử thì sẽ còn mãi để rồi mỗi khi nhớ về, những dấu ấn ấy lại trào dâng mạnh mẽ, lay động phần Việt trong bất cứ ai. Ta nhắc nhau nhớ, ta không quên lí do mình tồn tại để ngày càng nỗ lực, cố gắng trở thành công dân tốt, góp phần phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn!

3. Chỉnh sửa bài viết

Rà soát bài viết và chỉnh sửa theo gợi ý sau:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được nhân vật và sự việc liên quan đến nhân vật

Đọc lại phần Mở bài để đảm bảo đúng yêu cầu đề ra.

Cung cấp được thông tin về sự việc mà bài viết nói tới.

Kiểm tra độ xác thực của thông tin và chỉnh sửa nếu có sai sót.

Trình bày được diễn biến của sự việc. có sử dụng yếu tố miêu tả trong khi kể. Nêu được ý nghĩa của sự việc được nói tới.

Lưu ý về trình tự của sự việc được kể. Sắp xếp sự việc theo trình tự trước sau. Bổ sung nếu thấy thiếu yếu tố miêu tả và phần nêu ý nghĩa của sự việc.

Nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết về sự việc được được nói tới.

Đánh dấu những từ ngữ thể hiện suy nghĩ, ấn tượng về sự việc. Nếu chưa có hoặc chưa đủ thì cần bổ sung.

Đảm bảo yêu cầu về chính tả, diễn đạt (dùng từ, đặt câu, sử dụng từ ngữ liên kết câu và liên kết đoạn văn,…)

Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, liên kết giữa các câu trong đoạn văn, giữa các đoạn văn trong bài viết; chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn văn 7 Kết nối tri thức siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên