Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 chọn lọc

Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 chọn lọc

Với 60 câu hỏi trắc nghiệm Đề đọc hiểu môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.

Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 1

Câu 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Thời gian là vàng

     Ngạn ngữ có câu: “Thời gian là vàng”. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian thì vô giá.

     Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chữa chạy thì sống, để chậm thì chết.

     Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất cơ hội là thất bại.

     Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

     Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được.

     Thế mới biết, tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau có hối cũng không kịp.

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Trả lời: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Đáp án cần chọn: B

Câu 2. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Thời gian là vàng

     Ngạn ngữ có câu: “Thời gian là vàng”. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian thì vô giá.

     Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chữa chạy thì sống, để chậm thì chết.

     Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất cơ hội là thất bại.

     Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

     Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được.

     Thế mới biết, tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau có hối cũng không kịp.

Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?

A. Nghị luận về hiện tượng đời sống

B. Nghị luận về tư tưởng đạo lý

C. Nghị luận về một bài thơ

D. Nghị luận về một nhân vật văn học

Trả lời: Văn bản trên thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.

Đáp án cần chọn: B

Câu 3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Thời gian là vàng

     Ngạn ngữ có câu: “Thời gian là vàng”. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian thì vô giá.

     Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chữa chạy thì sống, để chậm thì chết.

     Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất cơ hội là thất bại.

     Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

     Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được.

     Thế mới biết, tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau có hối cũng không kịp.

Xét theo cấu tạo, câu văn “Thật vậy, thời gian là sự sống” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu đơn

B. Câu ghép

C. Câu rút gọn

D. Câu đặc biệt

Trả lời: Xét theo cấu tạo, câu văn “Thật vậy, thời gian là sự sống” thuộc kiểu câu đơn.

Thật vậy, thời gian // là sự sống

                  CN               VN

Đáp án cần chọn: A

Câu 4. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Thời gian là vàng

     Ngạn ngữ có câu: “Thời gian là vàng”. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian thì vô giá.

     Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chữa chạy thì sống, để chậm thì chết.

     Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất cơ hội là thất bại.

     Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

     Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được.

     Thế mới biết, tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau có hối cũng không kịp.

Câu nào dưới đây là câu phủ định?

A. Thời gian là thắng lợi.

B. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

C. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi.

D. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được.

Trả lời: Câu phủ định: Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được.

Đáp án cần chọn: D

Câu 5. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Thời gian là vàng

     Ngạn ngữ có câu: “Thời gian là vàng”. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian thì vô giá.

     Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chữa chạy thì sống, để chậm thì chết.

     Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất cơ hội là thất bại.

     Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

     Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được.

     Thế mới biết, tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau có hối cũng không kịp.

Văn bản trên gửi đến thông điệp gì?

A. Thành công là những nỗ lực không ngừng nghỉ

B. Thời gian là vô cùng quý giá, vì vậy phải biết trân trọng thời gian

C. Tình yêu thương là món quà quý giá nhất của mỗi người

D. Giản dị là một lối sống đẹp

Trả lời: Thời gian là vô cùng quý giá, vì vậy phải biết trân trọng thời gian.

Đáp án cần chọn: B

Câu 6. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

        ... " Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta

        Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

        Chỉ biết quên mình cho hết thảy

        Như dòng sông chảy, nặng phù sa".

 (Theo chân Bác- Tố Hữu)

Đoạn trên được viết theo thể thơ gì?  

A. Tám chữ

B. Bảy chữ

C. Năm chữ

D. Tự do

Trả lời: Đoạn trên được viết theo thể thơ 7 chữ.

Đáp án cần chọn: B

Câu 7. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

        ... " Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta

        Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

        Chỉ biết quên mình cho hết thảy

        Như dòng sông chảy, nặng phù sa".

 (Theo chân Bác- Tố Hữu)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là?

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Thuyết minh 

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm.

Đáp án cần chọn: A

Câu 8. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

        ... " Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta

        Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

        Chỉ biết quên mình cho hết thảy

        Như dòng sông chảy, nặng phù sa".

 (Theo chân Bác- Tố Hữu)

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là? 

A. So sánh, điệp ngữ

B. Nhân hóa, phóng đại

C. Liệt kê, đảo ngữ

D. Hoán dụ, ẩn dụ

Trả lời: Biện pháp tu từ so sánh và điệp ngữ:

- Điệp ngữ: Thương được nhắc lại 3 lần thể hiện tình yêu thương bao la rộng lon của Bác Hồ đối với con người và vạn vật.

- So sánh: Sự hi sinh của Bác như dòng sông chảy nặng phù sa. Đó là sự hi sinh cao cả, lớn lao, thầm lặng.

Đáp án cần chọn: A

Câu 9. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

        ... " Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta

        Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

        Chỉ biết quên mình cho hết thảy

        Như dòng sông chảy, nặng phù sa".

 (Theo chân Bác- Tố Hữu)

Nội dung của câu thơ cuối cùng?

A. Nhấn mạnh đối tượng quan tâm đặc biệt của Bác

B. Bác chỉ nghĩ cho mọi người mà quên cả bản thân

C. Ngợi ca sự cao cả, vĩ đạicủa Bác

D. Sự ngưỡng mộ của tác giả dành cho Bác

Trả lời: Câu thơ ngợi ca sự cao cả, vĩ đại của Bác. Bác giống như dòng sông cứ hiền hòa chảy trôi, cống hiến cho cuộc đời.

Đáp án cần chọn: C

Câu 10

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

        ... " Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta

        Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

        Chỉ biết quên mình cho hết thảy

        Như dòng sông chảy, nặng phù sa".

 (Theo chân Bác- Tố Hữu)

Văn bản nào dưới đây nói về sự quan tâm, tình yêu của Bác dành cho thiên nhiên?

A. Tức cảnh Pác Bó

B. Ngắm trăng

C. Đi đường

D. Thuế máu

Trả lời: Ngắm trăng nói về tình yêu của Bác dành cho thiên nhiên.

Đáp án cần chọn: B

Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.

     Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.

     Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

(Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020)

Các từ vi trùng, miễn dịch, kháng sinh,virus thuộc trường từ vựng nào?

A. Nhà trường

B. Ngôi nhà

C. Văn học

D. Y học

Trả lời: Các từ vi trùng, miễn dịch, kháng sinh, virus thuộc trường từ vựng y học.

Đáp án cần chọn: D

Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.

     Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.

     Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

(Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Thuyết minh 

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận

Đáp án cần chọn: C

Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.

     Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.

     Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

(Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta.”? 

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Liệt kê

D. Hoán dụ

Trả lời: Biện pháp tu từ liệt kê: mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc...

Đáp án cần chọn: C

Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.

     Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.

     Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

(Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020)

Câu: “Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch.” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?

A. Câu nghi vấn

B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán

D. Câu trần thuật

Trả lời: Câu trên thuộc kiểu câu trần thuật.

Đáp án cần chọn: D

Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.

     Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.

     Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

(Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020)

Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, ta cần phải làm gì?

A. Cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin.

B. Tập luyện thể thao.

C. Sống vui vẻ, lạc quan.

D. Tất cả các phương án trên.

Trả lời: Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh:

- Cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin.

- Tập luyện thể thao.

- Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều

Đáp án cần chọn: D

Câu 16. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cái cò sung chát đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”….

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy)

Đoạn thơ trên cùng thể thơ với văn bản nào dưới đây trong chương trình Ngữ văn 8?

A. Nhớ rừng

B. Ông đồ

C. Đi đường

D. Khi con tu hú

Trả lời: Đoạn trên được viết theo thể thơ lục bát, cùng thể thơ với bài Khi con tu hú (Tố Hữu).

Đáp án cần chọn: D

Câu 17. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cái cò sung chát đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”….

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy)

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Đáp án cần chọn: C

Câu 18. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cái cò sung chát đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”….

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy)

Biện pháp tu từ nàođược sử dụng trong hai câu thơ “Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”? 

A. So sánh

B. Đảo ngữ

C. Nhân hóa

D. Nói quá

Trả lời: Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ: so sánh không ngang bằng “ta đi trọn kiếp con người” với “mấy lời mẹ ru”.

Đáp án cần chọn: A

Câu 19. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cái cò sung chát đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”….

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy)

Nội dung chính của đoạn thơ trên là?

A. Sự tiếc nuối của tác giả về một thời tuổi thơ đã xa và không quay trở lại

B. Nỗi day dứt của tác giả về những lỗi lầm trong quá khứ

C. Lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ và lời ru

D. Cả ba phương án trên

Trả lời: Thể hiện tầm quan trọng của lời ru đối với mỗi con người, tình mẹ thương con; lòng biết ơn, kính yêu của người con đối với mẹ.

Đáp án cần chọn: C

Câu 20. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cái cò sung chát đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”….

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy)

Văn bản nào dưới đây trong chương trình Ngữ văn 8 cũng viết về tình mẫu tử?

A. Nhớ rừng

B. Cô bé bán diêm

C. Lão Hạc

D. Trong lòng mẹ

Trả lời: Trong lòng mẹ cũng viết về tình mẫu tử.

Đáp án cần chọn: D

Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 2

Câu 1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

    .... “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi giơ tay ôm nước vào lòng

 

Sông mở nước ôm tôi vào dạ ...”  

                         (“Nhớ con sông quê hương” Tế Hanh)

Thể thơ của đoạn thơ trên là gì?

A. Bảy chữ

B. Tám chữ

C. Chín chữ

D. Tự do

Trả lời: Đoạn trên được viết theo thể thơ tự do.

Đáp án cần chọn: D

Câu 2. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

    .... “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi giơ tay ôm nước vào lòng

 

Sông mở nước ôm tôi vào dạ ...”  

                         (“Nhớ con sông quê hương” Tế Hanh)

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là?

A.Tự sự, miêu tả, biểu cảm

B. Miêu tả, nghị luận

C. Miêu tả, biểu cảm

D. Thuyết minh, biểu cảm, tự sự

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Đáp án cần chọn: A

Câu 3. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

    .... “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi giơ tay ôm nước vào lòng

 

Sông mở nước ôm tôi vào dạ ...”  

                         (“Nhớ con sông quê hương” Tế Hanh)

Biện pháp tu từ nào không được sử dụng trong đoạn thơ trên? 

A. Điệp ngữ

B. Đảo ngữ

C. Nhân hóa

D. Nói quá

Trả lời: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

- Đảo ngữ: Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu/ Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.

- Điệp ngữ: Khi, tụm, ôm, vào.
- Nhân hóa: Sông mở, ôm.

=> Biện pháp nói quá không được sử dụng trong đoạn thơ.

Đáp án cần chọn: D

Câu 4. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

    .... “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi giơ tay ôm nước vào lòng

 

Sông mở nước ôm tôi vào dạ ...”  

                         (“Nhớ con sông quê hương” Tế Hanh)

Nội dung chính của đoạn thơ trên là?

A. Tình cảm gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương

B. Sự biết ơn của tác giả đối với những người bạn

C. Nỗi nhớ, tình yêu của tác giả dành cho quê hương, bạn bè

D. Nỗi nhớ thương của tác giả dành cho cha mẹ mình

Trả lời: Văn bản thể hiện tình cảm xúc động, sâu nặng thiêng liêng với quê hương, bạn bè.

Đáp án cần chọn: C

Câu 5. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

    .... “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi giơ tay ôm nước vào lòng

 

Sông mở nước ôm tôi vào dạ ...”  

                         (“Nhớ con sông quê hương” Tế Hanh)

Văn bản nào dưới đây cũng là sáng tác của nhà thơ Tế Hanh?

A. Lượm

B. Sông núi nước Nam

C. Quê hương

D. Khi con tu hú

Trả lời: Quê hương là sáng tác của Tế Hanh

Đáp án cần chọn: C

Câu 6. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Một người hỏi nhà hiền triết:

- Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?

    Nhà hiền triết trả lời:

- Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.

(Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới)

Xét theo mục đích nói, câu “Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu nghi vấn

B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán

D. Câu trần thuật

Trả lời: Câu trên thuộc kiểu câu nghi vấn.

Đáp án cần chọn: A

Câu 7. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Một người hỏi nhà hiền triết:

- Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?

    Nhà hiền triết trả lời:

- Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.

(Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới)

Câu trả lời của nhà hiền triết thực hiện hành động nói gì?

A. Hỏi

B. Khuyên bảo

C. Hứa hẹn

D. Báo tin

Trả lời: Câu trả lời của nhà hiền triết “Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.” thực hiện hành động nói khuyên bảo.

Đáp án cần chọn: B

Câu 8. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Một người hỏi nhà hiền triết:

- Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?

    Nhà hiền triết trả lời:

- Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.

(Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới)

Xét theo cấu tạo, câu văn “Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu đơn

B. Câu ghép

C. Câu rút gọn

D. Câu đặc biệt

Trả lời: Xét theo cấu tạo, câu văn “Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ” thuộc kiểu câu ghép.

Nếu mọi người / làm điều tốt cho anh thì anh / nên nhớ

             CN1                          VN1           CN2        VN2

Đáp án cần chọn: B

Câu 9. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Một người hỏi nhà hiền triết:

- Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?

    Nhà hiền triết trả lời:

- Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.

(Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới)

Các từ “nhớ” và “quên” trong văn bản thuộc loại từ gì?

A. Danh từ

B. Tính từ

C. Động từ

D. Số từ

Trả lời: Các từ “nhớ” và “quên” trong văn bản thuộc động từ.

Đáp án cần chọn: C

Câu 10. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Một người hỏi nhà hiền triết:

- Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?

    Nhà hiền triết trả lời:

- Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.

(Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới)

Bài học rút ra từ câu nói của nhà hiền triết là gì?

A. Khi nhận được sự giúp đỡ phải biết ơn, ghi nhớ; khi giúp đỡ người khác phải vô tư, trong sáng.

B. Khi giúp người khác phải ghi nhớ, khi nhận được sự giúp đỡ phải quên đi.

C. Không cần để tâm đến sự giúp đỡ của người khác với mình và sự giúp đỡ của mình với người khác.

D. Sống vô tư, biết tự lực và không cần sự giúp đỡ của mọi người.

Trả lời: Lời nói của nhà hiền triết có hai ý: nhắc nhở về sự biết ơn, nhận điều tốt từ người khác không thể không ghi nhớ; nhắc nhở khi làm ơn, làm điều tốt cho người khác thì phải trong sáng, vô tư, không vụ lợi.

Đáp án cần chọn: A

Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm cháu chịu thôi!

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Thuyết minh 

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự.

Đáp án cần chọn: A

Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm cháu chịu thôi!

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng)

Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già?

A. Chặt cây

B. Bứt lá

C. Khắc lên cây

D. Bẻ ngọn cây 

Trả lời: - Cậu bé trong văn bản đã có hành động: khắc tên mình trên cây si già.

Đáp án cần chọn: C

Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm cháu chịu thôi!

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng)

Biện pháp tu từ nào được sử dụng khi khắc họa cây si già? 

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Liệt kê

D. Hoán dụ

Trả lời: Biện pháp tu từ nhân hóa cây si già.

Đáp án cần chọn: B

Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm cháu chịu thôi!

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng)

Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ

A. Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc

B. Câu cảm thán dùng để hỏi

C. Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc

D. Câu nghi vấn dùng để hỏi

Trả lời: Tên cậu là gì nhỉ?

- Kiểu câu: câu nghi vấn.

- Chức năng: dùng để hỏi.

Đáp án cần chọn: D

Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm cháu chịu thôi!

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng)

Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về?

A. Giá trị của sự đợi chờ trong cuộc sống

B. Tình yêu thương của mỗi con người

C. Sự cống hiến

D. Sự vô cảm của một bộ phận giới trẻ hiện nay

Trả lời: Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về sự vô cảm của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Đáp án cần chọn: D

Câu 16. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                            “...Thời gian chạy qua tóc mẹ

                           Một màu trắng đến nôn nao

                           Lưng mẹ cứ còng dần xuống

                           Cho con ngày một thêm cao

                           Mẹ ơi, trong lời mẹ hát

                           Có cả cuộc đời hiện ra

                           Lời ru chắp con đôi cánh

                           Lớn rồi con sẽ bay xa.”

                                                          (“Lời ru của mẹ”- Trương Nam Hương)

Thể thơ của đoạn thơ trên là gì?

A. Bảy chữ

B. Sáu chữ

C. Chín chữ

D. Tự do

Trả lời: Đoạn trên được viết theo thể thơ sáu chữ.

Đáp án cần chọn: B

Câu 17. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                            “...Thời gian chạy qua tóc mẹ

                           Một màu trắng đến nôn nao

                           Lưng mẹ cứ còng dần xuống

                           Cho con ngày một thêm cao

                           Mẹ ơi, trong lời mẹ hát

                           Có cả cuộc đời hiện ra

                           Lời ru chắp con đôi cánh

                           Lớn rồi con sẽ bay xa.”

                                                          (“Lời ru của mẹ”- Trương Nam Hương)

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là?

A. Tự sự, miêu tả

B. Miêu tả, nghị luận

C. Miêu tả, biểu cảm

D. Thuyết minh, biểu cảm

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm.

Đáp án cần chọn: C

Câu 18. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                            “...Thời gian chạy qua tóc mẹ

                           Một màu trắng đến nôn nao

                           Lưng mẹ cứ còng dần xuống

                           Cho con ngày một thêm cao

                           Mẹ ơi, trong lời mẹ hát

                           Có cả cuộc đời hiện ra

                           Lời ru chắp con đôi cánh

                           Lớn rồi con sẽ bay xa.”

                                                          (“Lời ru của mẹ”- Trương Nam Hương)

Biện pháp tu từ nàođược sử dụng trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”? 

A. Điệp ngữ

B. Đảo ngữ

C. Nhân hóa

D. Nói quá

Trả lời: Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu thơ (thời gian chạy).

Đáp án cần chọn: C

Câu 19. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                            “...Thời gian chạy qua tóc mẹ

                           Một màu trắng đến nôn nao

                           Lưng mẹ cứ còng dần xuống

                           Cho con ngày một thêm cao

                           Mẹ ơi, trong lời mẹ hát

                           Có cả cuộc đời hiện ra

                           Lời ru chắp con đôi cánh

                           Lớn rồi con sẽ bay xa.”

                                                          (“Lời ru của mẹ”- Trương Nam Hương)

Từ “bay xa” trong câu thơ “Lớn rồi con sẽ bay xa” ẩn dụ cho điều gì?

A. Sức khỏe của người con, người con trở nên khỏe mạnh, cứng cáp nhờ sự chăm sóc của mẹ

B. Ước mơ và khát khao mà người con vươn tới khi trưởng thành

C. Nỗi nhớ, tình yêu của người con dành cho đất nước

D. Nỗi nhớ thương của tác giả dành cho mẹ mình

Trả lời: Từ “bay xa” trong câu thơ “Lớn rồi con sẽ bay xa” ẩn dụ cho ước mơ và khát khao mà người con vươn tới khi trưởng thành.

Đáp án cần chọn: B

Câu 20. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                            “...Thời gian chạy qua tóc mẹ

                           Một màu trắng đến nôn nao

                           Lưng mẹ cứ còng dần xuống

                           Cho con ngày một thêm cao

                           Mẹ ơi, trong lời mẹ hát

                           Có cả cuộc đời hiện ra

                           Lời ru chắp con đôi cánh

                           Lớn rồi con sẽ bay xa.”

                                                           (“Lời ru của mẹ”- Trương Nam Hương)

Nội dung chính của đoạn thơ trên là?

A. Tình cảm gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương

B. Sự biết ơn của tác giả đối với những người bạn

C. Suy ngẫm và lòng biết ơn của người con dành cho mẹ

D. Nỗi nhớ thương xen lẫn ân hận của tác giả dành cho cha mẹ mình

Trả lời: Văn bản bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của người con về mẹ. Đó là lòng biết ơn vô hạn của con về công lao của mẹ.

Đáp án cần chọn: C

Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 3

Câu 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi:

– Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?

Cua trả lời:

– Tớ đang lột xác bạn à.

– Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế?

– Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ.

– À, bây giờ thì tớ đã hiểu.

(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009)

 Biện pháp tu từ nào được sử dụng khi khắc họa các nhân vật trong đoạn trích trên?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Hoán dụ

D. Điệp ngữ

Trả lời: Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng khi khắc họa các nhân vật trong đoạn trích trên.

Đáp án cần chọn: B

Câu 2. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi:

– Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?

Cua trả lời:

– Tớ đang lột xác bạn à.

– Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế?

– Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ.

– À, bây giờ thì tớ đã hiểu.

(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009)

 Câu trả lời “Tớ đang lột xác bạn à” thực hiện hành động nói nào?

A. Hành động hỏi

B. Hành động điều khiển

C. Hành động hứa hẹn

D. Hành động trình bày

Trả lời: Câu trả lời “Tớ đang lột xác bạn à” thực hiện hành động nói trình bày.

Đáp án cần chọn: D

Câu 3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi:

– Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?

Cua trả lời:

– Tớ đang lột xác bạn à.

– Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế?

– Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ.

– À, bây giờ thì tớ đã hiểu.

(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009)

 Xét theo cấu tạo, câu văn “Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ.” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu đơn

B. Câu ghép

C. Câu rút gọn

D. Câu đặc biệt

Trả lời: Xét theo cấu tạo, câu văn “Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ.” thuộc kiểu câu đơn.

Họ hàng nhà tớ ai // cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn (…)

                     CN                                                               VN

Đáp án cần chọn: A

Câu 4. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi:

– Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?

Cua trả lời:

– Tớ đang lột xác bạn à.

– Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế?

– Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ.

– À, bây giờ thì tớ đã hiểu.

(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009)

 Tìm thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: “Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi”?

A. Lúc đi ngang nhà cua

B. thấy cua đang nằm

C. bèn bơi lại gần và hỏi

D. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn

Trả lời: Trạng ngữ: Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn.

Đáp án cần chọn: D

Câu 5. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi:

– Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?

Cua trả lời:

– Tớ đang lột xác bạn à.

– Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế?

– Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ.

– À, bây giờ thì tớ đã hiểu.

(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009)

 Văn bản trên gửi đến thông điệp gì?

A. Thành công là những nỗ lực không ngừng nghỉ

B. Thời gian là vô cùng quý giá, vì vậy phải biết trân trọng thời gian

C. Tình yêu thương là món quà quý giá nhất của mỗi người

D. Mỗi cá nhân cần biết đương đầu với khó khăn, thay đổi theo sự phát triển của xã hội

Trả lời: Thông điệp: mỗi cá nhân cần biết đương đầu với khó khăn, thay đổi theo sự phát triển của xã hội.

Đáp án cần chọn: D

Câu 6. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.

Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.

Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,

Để lắng nghe người khách nói bô bô(…)

(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXBVH 1997)

Đoạn trên có cùng thể thơ với văn bản nào dưới đây?  

A. Nhớ rừng

B. Ông đồ

C. Khi con tu hú

D. Đi đường

Trả lời: Đoạn trên được viết theo thể thơ 8 chữ, cùng thể thơ với bài Nhớ rừng (Thế Lữ)..

Đáp án cần chọn: A

Câu 7. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.

Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.

Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,

Để lắng nghe người khách nói bô bô(…)

(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXBVH 1997)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là?

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Thuyết minh 

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả.

Đáp án cần chọn: B

Câu 8. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.

Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.

Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,

Để lắng nghe người khách nói bô bô(…)

(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXBVH 1997)

Biện pháp tu từ sử dụng trong câu “Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa” là? 

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Liệt kê

D. Hoán dụ

Trả lời: Biện pháp tu từ so sánh: sương trắng như giọt sữa.

Đáp án cần chọn: A

Câu 9. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.

Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.

Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,

Để lắng nghe người khách nói bô bô(…)

(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXBVH 1997)

Các hình ảnh sương, nắng, núi, đồi thuộc trường từ vựng nào?

A. Khoáng sản

B. Nhà trường

C. Thiên nhiên

D. Lao động

Trả lời: Các hình ảnh sương, nắng, núi, đồi thuộc trường từ vựng thiên nhiên.

Đáp án cần chọn: C

Câu 10. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.

Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.

Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,

Để lắng nghe người khách nói bô bô(…)

(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXBVH 1997)

Những màu sắc nào được nhắc đến trong đoạn thơ trên?

A. Đỏ, hồng, xanh

B. Trắng, tía, xanh

C. Nâu, đen, trắng

D. Xám, xanh, hồng

Trả lời: Các màu sắc được nhắc đến:

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh.

Đáp án cần chọn: B

Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

      Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

(Nguồn: Sưu tầm)

Lời nhận xét viết về bài thơ nào đã học trong chương trình Văn 8?

A. Nhớ rừng

B. Quê hương

C. Khi con tu hú

D. Ngắm trăng

Trả lời: Lời nhận xét viết về bài thơ Nhớ rừng.

Đáp án cần chọn: A

Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

      Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

(Nguồn: Sưu tầm)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Thuyết minh 

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.

Đáp án cần chọn: C

Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

      Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

(Nguồn: Sưu tầm)

Từ “Than ôi!” được in đậm trong văn bản thuộc loại từ gì? 

A. Trợ từ

B. Phó từ

C. Thán từ

D. Tình thái từ

Trả lời: Từ “Than ôi!” được in đậm trong văn bản thuộc loại thán từ.

Đáp án cần chọn: C

Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

      Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

(Nguồn: Sưu tầm)

Câu: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?

A. Câu nghi vấn

B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán

D. Câu trần thuật

Trả lời: Câu: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu cảm thán.

Đáp án cần chọn: C

Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

      Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

(Nguồn: Sưu tầm)

Câu văn “Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Đảo ngữ

C. Nhân hóa

D. Nói quá

Trả lời: Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (hổ thốt lên tiếng than ai oán).

Đáp án cần chọn: C

Câu 16. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Bảy chữ

B. Sáu chữ

C. Chín chữ

D. Tự do

Trả lời: Sáu chữ.

Đáp án cần chọn: B

Câu 17. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên là?

A. Tự sự, miêu tả

B. Miêu tả, nghị luận

C. Miêu tả, biểu cảm

D. Thuyết minh, biểu cảm

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm.

Đáp án cần chọn: C

Câu 18. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Biện pháp tu từ nàođược sử dụng trong hai câu thơ “Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi”? 

A. So sánh

B. Đảo ngữ

C. Nhân hóa

D. Nói quá

Trả lời: Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ: so sánh “quê hương” với “mẹ”.

Đáp án cần chọn: A

Câu 19. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Các loại hoa được nhắc đến trong đoạn thơ trên là?

A.Hoa mướp, hoa lan, hoa dâm bụt, hoa sen

B. Hoa hồng, hoa mồng tơi, hoa dâm bụt, hoa sim

C. Hoa cúc, hoa dâm bụt, hoa sim, hoa bí

D. Hoa bí, hoa mồng tơi, hoa dâm bụt, hoa sen

Trả lời: Bốn loại hoa được nhắc tới trong đoạn thơ:

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Đáp án cần chọn: D

Câu 20. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

Đoạn thơ gợi cho em liên tưởng tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8?

A. Nhớ rừng

B. Quê hương

C. Lão Hạc

D. Trong lòng mẹ

Trả lời: Quê hương cũng viết về tình cảm đối với quê hương.

Đáp án cần chọn: B

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 gồm đầy đủ các câu hỏi trắc nghiệm về các tác phẩm, Tiếng Việt, Tập làm văn lớp 8 giúp bạn yêu thích môn Ngữ Văn 8 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên