Giải SBT Toán 7 trang 45 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Với Giải SBT Toán 7 trang 45 Tập 2 trong Bài 2: Tam giác bằng nhau Sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 trang 45.

Giải SBT Toán 7 trang 45 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 45 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Trong Hình 12, tìm tam giác bằng tam giác ABH.

Trong Hình 12, tìm tam giác bằng tam giác ABH

Quảng cáo

Lời giải:

Xét DABH và DKBH có:

BHA^=BHK^ (cùng bằng 90°),

BH là cạnh chung,

AH = HK (giả thiết).

Do đó ΔABH = ΔKBH (hai cạnh góc vuông).

Vậy ΔABH = ΔKBH.

Bài 2 trang 45 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Hai tam giác trong Hình 13a, 13b có bằng nhau không? Vì sao?

Hai tam giác trong Hình 13a, 13b có bằng nhau không? Vì sao?

Quảng cáo

Lời giải:

•Hình 13a)

Hai tam giác trong Hình 13a, 13b có bằng nhau không? Vì sao?

Xét ∆ABC và ∆EDC có:

AC = EC (giả thiết),

BCA^=DCE^ (hai góc đối đỉnh),

BC = DC (giả thiết)

Do đó ΔABC = ΔEDC (c.g.c)

Vậy ΔABC = ΔEDC.

•Hình 13b)

Hai tam giác trong Hình 13a, 13b có bằng nhau không? Vì sao?

Xét DABC và DEDB có:

AB = BC ≠ BE = BD.

Do đó hai tam giác ABC và EBD không bằng nhau

Vậy hai tam giác ABC và EBD không bằng nhau.

Bài 3 trang 45 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Nêu thêm điều kiện để hai tam giác trong Hình 14a, 14b bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh.

Nêu thêm điều kiện để hai tam giác trong Hình 14a, 14b bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh

Quảng cáo

Lời giải:

•Hình a)

Nêu thêm điều kiện để hai tam giác trong Hình 14a, 14b bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh

Để ∆ABD = ∆CBD theo trường hợp cạnh – góc – cạnh thì điều kiện về cặp góc bằng nhau của hai tam giác là góc xen kẽ giữa hai cạnh.

BAD^ là góc xen kẽ giữa hai cạnh AB và AD, BCD^ là góc xen kẽ giữa hai cạnh CB và CD.

Lại có AB = CB (giả thiết).

Do đó điều kiện còn lại là điều kiện về cạnh, đó là AD = CD.

Vậy cần thêm điều kiện AD = CD.

•Hình b)

Nêu thêm điều kiện để hai tam giác trong Hình 14a, 14b bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh

Để ∆KNL = ∆MNL theo trường hợp cạnh – góc – cạnh thì điều kiện về cặp góc bằng nhau của hai tam giác là góc xen kẽ giữa hai cạnh.

KNL^ là góc xen kẽ giữa hai cạnh NK và NL, MNL^ là góc xen kẽ giữa hai cạnh NM và NL.

Lại có cạnh NL là cạnh chung của hai tam giác.

Do đó điều kiện còn lại là điều kiện về cạnh, đó là NK = NM.

Vậy cần thêm điều kiện NK = NM.

Bài 4 trang 45 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Quan sát Hình 15 rồi thay dấu ? bằng tên tam giác thích hợp.

Quan sát Hình 15 rồi thay dấu ? bằng tên tam giác thích hợp

a) ∆MNI = ∆?;

b) ∆INM = ∆?;

c) ∆? = ∆QIP.

Quảng cáo

Lời giải:

a) Xét ∆MNI và ∆PQI có:

MN = PQ (giả thiết),

MI = PI (giả thiết),

NI = QI (giả thiết).

Do đó ΔMNI = ΔPQI (c.c.c).

Vậy ΔMNI = ΔPQI.

b) Vì ΔMNI = ΔPQI (theo câu a) nên ΔINM =ΔIQP.

Vậy ΔINM =ΔIQP.

c) Vì ΔMNI = ΔPQI (theo câu a) nên ΔNIM = ΔQIP.

Vậy ΔNIM = ΔQIP.

Lời giải Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tam giác bằng nhau Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải SBT Toán 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên