Tiếng Việt 4 VNEN Bài 14B: Búp bê của ai

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 14B: Búp bê của ai

A. Hoạt động cơ bản

1 (Trang 149 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Quan sát tranh và đoán xem bức tranh vẽ gì?

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 14B: Búp bê của ai | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Gợi ý trả lời:

Quan sát tranh em đoán:

- Chú bé đất đang đứng trên bờ.

- Nàng công chúa và chàng kị sĩ đang hốt hoảng vì thuyền bị chìm.

→ Em đoán chú bé đất sẽ nhảy xuống sông cứu nàng công chúa và chàng kị sĩ.

2 (Trang 149 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô đọc bài: "Chú Đất Nung".

3 (Trang 150 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A:

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 14B: Búp bê của ai | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Trả lời:

Lời giải nghĩa phù hợp:

a - 2, b - 3, c - 5, d - 1, e - 4

4 (Trang 150 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng luyện đọc.

5 (Trang 150 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng tìm hiểu bài:

1) Kể lại tai nạn của hai người bột:

Đọc thầm đoạn 1, 2, thay nhau kể lại theo gợi ý:

- Hai người bột sống ở đâu?

- Chuột cạy nắp lọ tha nàng công chúa đi đâu?

- Chàng kị sĩ đi tìm nàng công chúa bị chuột lừa như thế nào?

- Thuyền bị lật, hai người bột bị làm sao?

2) Kể lại việc chú Đất Nung cứu hai người bột:

Đọc đoạn 3, thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?

- Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột?

- Theo em, câu nói của Đất Nung ở cuối truyện có ý nghĩa gì?

- Có thể đặt tên nào khác cho câu chuyện?

Gợi ý trả lời:

1) Kể lại tai nạn của hai người bột:

- Hai người bột sống ở trong chiếc lọ thủy tinh.

- Chuột cạy nắp lọ tha nàng công chúa và cái lầu xuống hang tối.

- Chàng kị sĩ đi tìm nàng công chúa cũng bị chuột lừa xuống cống.

- Trên đường chạy trốn, chiếc thuyền lật khiến hai người bột bị ngấm nước, nhũn hết chân tay.

2) Việc chú Đất Nung cứu hai người bột:

- Khi thấy hai người bột bị nạn, Đất Nung liền nhảy xuống, vớt cả hai lên bờ phơi nắng cho se bột lại.

- Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột vì chú đã được nung trong lửa, cơ thể chú trở nên rắn rỏi, khỏe mạnh, có thể phơi nắng phơi mưa.

- Câu nói của Đất Nung ở cuối truyện có ý nghĩa: Muốn trở thành người có ích cho xã hội, bản thân khỏe mạnh, cứng rắn cần phải trải qua sự rèn luyện, thử thách khổ cực, khó khăn.

- Có thể đặt tên khác cho câu chuyện:

   + Chú bé Đất Nung và hai người bạn bột.

   + Chú bé Đất Nung hiệp nghĩa.

B. Hoạt động thực thành

1 (Trang 151 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô kể câu chuyện "Búp bê của ai?".

2 (Trang 151 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Dựa vào câu chuyện "Búp bê của ai?", tìm lời thuyết minh dưới tranh phù hợp với mỗi bức tranh sau:

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 14B: Búp bê của ai | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

a) Đêm tối, búp bê bỏ cô chủ đi ra phố.

b) Cô bé may váy mới cho búp bê.

c) Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác.

d) Búp bê sống hạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ mới.

e) Mùa đông, không có váy áo, búp bê bị lạnh cóng nên tủi thân khóc

g) Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá khô.

Gợi ý trả lời:

Lời thuyết minh phù hợp với mỗi bức tranh:

Tranh 1 - e: Mùa đông, không có váy áo, búp bê bị lạnh cóng nên tủi thân khóc.

Tranh 2 - c: Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác.

Tranh 3 - a: Đêm tối, búp bê bỏ cô chủ đi ra phố.

Tranh 4 - g: Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá khô.

Tranh 5 - b: Cô bé may váy mới cho búp bê.

Tranh 6 - d: Búp bê sống hạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ mới.

3 (Trang 151 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Kể lại câu chuyện "Búp bê của ai?".

- Mỗi bạn kể một đoạn, kể nối tiếp nhau đến hết chuyện.

- Một bạn kể toàn bộ câu chuyện.

- Một bạn kể phần kết câu chuyện với tình huống cô chủ cũ gặp cô chủ mới bế búp bê trên tay.

Có thể kể câu chuyện bằng lời của búp bê.

M: Tôi là một cô bé búp bê búp bê xinh xắn. Ban đầu tôi ở nhà chị Nga. Chị ham chơi và chóng chán. Dạo hè, chị thích tôi nên đòi bằng được mẹ mua tôi về nhưng chơi được ít lâu, chị bỏ mặc tôi trên nóc tủ...

Gợi ý trả lời:

Kể câu chuyện bằng lời của búp bê.

   Tôi là một cô bé búp bê búp bê xinh xắn. Ban đầu tôi ở nhà chị Nga. Chị ham chơi và chóng chán. Dạo hè, chị thích tôi nên đòi bằng được mẹ mua tôi về nhưng chơi được ít lâu, chị bỏ mặc tôi trên nóc tủ cùng với các đồ chơi khác cho bụi bám.

   Trời trở rét trong khi bộ váy duy nhất của tôi đã bị Nga nghịch lột ra, vứt đi. Một đêm trời rét quá, tôi khóc thút thít thì được chị Lật Đật hỏi chuyện. Chị Lật Đật và tôi đều đồng tình rằng chị Nga thật tệ, chỉ biết bắt chúng tôi làm trò vui nhưng chẳng bao giờ chăm sóc cho chúng tôi. Tôi quyết định không sống cùng chị Nga nữa mà đi tìm cuộc sống mới.

   Tôi tụt xuống khỏi tủ, tìm cách leo lên tường, chui qua lỗ thông hơi trên cửa ra vào, nhảy ra phố. Nhưng đêm tối, trời lạnh, không thể đi tiếp được, tôi phải tìm đến một gốc cây to, chui vào đống lá khô ai đã quét vun lại để trốn rét. Nằm trong đống lá khô, tôi tủi thân vô cùng. Tôi chỉ ước có được một mái ấm gia đình mới với người chủ yêu thương mình, đừng như chị Nga.

   Sáng hôm sau, khi tôi vẫn còn nằm mệt trong đống lá khô vì lạnh thì bất ngờ nghe có tiếng reo vui: "Ôi con búp bê xinh quá, ai vứt đi thế này". Tôi mở mắt ra thì đó là một cô bé. Cô bé dứt lời thì liền bế tôi trên tay. Cô đi hỏi mọi người xem có ai nhận tôi về không nhưng không ai gật đầu. Tôi thấy cô bé cười mừng rỡ rồi ôm tôi về nhà. Cô bé tắm rửa cho tôi rất cẩn thận, còn may cả váy áo mới cho tôi nữa. Tối đến, cô bé còn ôm cả tôi đi ngủ. Nhìn khuôn mặt đáng yêu, lương thiện của cô bé, tôi thì thầm vào tai cô: "Chị ơi, em cảm ơn chị! Em muốn ở với chị suốt đời".

   Kể phần kết câu chuyện với tình huống cô chủ cũ gặp cô chủ mới bế búp bê trên tay.

   Một ngày, chị chủ mới bế tôi trên tay đi chơi trên phố. Tôi vui lắm, chị chủ mới cũng cười không ngớt. Bỗng nhiên tôi nghe có giọng nói quen thuộc, là giọng của chị Nga. Thấy tôi trên tay chị chủ mới, chị Nga cau có, định giật lấy tôi nhưng chị chủ mới giữ chặt tôi lại:

   - Tại sao bạn lại muốn lấy đồ của tôi?

   - Đây là con búp bê tôi bị mất.

   - Búp bê này mình nhặt được dưới đống là khô, người lem luốc, rất đáng thương. Nếu bạn thực sự là chủ cũ của búp bê thì thật đáng trách vì bạn đã không đối xử tốt với món đồ chơi của mình.

   Chị Nga nghe thấy chị chủ mới của tôi nói vậy chẳng hiểu sao lại cúi đầu, nói câu xin lỗi rồi bỏ đi. Còn tôi, tôi thấy vui lắm vì chị chủ mới không chỉ giữ tôi bên cạnh mà còn bảo vệ tôi nữa.

4 (Trang 153 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm hiểu thế nào là miêu tả.

a) Đoạn văn sau miêu tả những sự vật nào?

Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.

(Trần Hoài Dương)

Viết tên những sự vật được miêu tả trong đoạn văn vào bảng nhóm.

b) Viết vào phiếu học tập những điều em hình dung được về các sự vật theo lời miêu tả:

Thứ tự Tên sự vật Hình dáng Màu sắc Chuyển động Tiếng động
1 Cây sồi cao lớn
2 Lá sồi đỏ chói lọi rập rình lay động
3 Cây cơm nguội vàng rực rỡ

c) Qua những nét miêu tả trên, em thấy tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào?

- Để tả màu sắc, hình dáng, chuyển động của lá cây sồi, cây cơm nguội, tác giả quan sát bằng giác quan nào?

- Để tả được chuyển động của dòng nước, tác giả phải quan sát bằng những giác quan nào?

Gợi ý trả lời:

a) Cây sồi lá sồi, cây cơm nguội, những chiếc lá, lạch nước, tảng đá, gốc cây.

b)

Thứ tự Tên sự vật Hình dáng Màu sắc Chuyển động Tiếng động
1 Cây sồi cao lớn
2 Lá sồi đỏ chói lọi rập rình lay động
3 Cây cơm nguội vàng rực rỡ
4 Lá cây cơm nguội vàng rập rình lay động
5 Lạch nước trườn lên, luồn xuống róc rách
6 Tảng đá trắng
7 Gốc cây ẩm mục

c) Qua đoạn văn miêu tả trên, em thấy tác giả đã quan sát sự vật bằng:

- Tác giả quan sát bằng mắt để tả màu sắc, hình dáng, chuyển động của lá cây sồi, cây cơm nguội

- Tác giả quan sát bằng tai đế tả chuyển động của dòng nước.

5 (Trang 153 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm những câu văn miêu tả trong bài Chú đất Nung.

Đọc thầm "Chú Đất Nung" (phần 1), tìm những câu văn miêu tả trong bài rồi viết vào bảng nhóm.

Gợi ý trả lời:

Những câu văn miêu tả trong bài là:

- "Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son".

6 (Trang 153 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tập viết câu văn miêu tả:

- Em đọc đoạn trích bài thơ "Mưa".

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 14B: Búp bê của ai | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

- Chọn một hình ảnh em thích trong bài.

- Viết vào vở (hoặc giấy nháp) 1-2 câu tả hình ảnh đó.

Gợi ý trả lời:

- Em thích hình ảnh:

Mưa

Ù ù như xay lúa

Lộp bộp

Lộp bộp

Rơi

Rơi...

- Viết câu miêu tả hình ảnh đó:

Tiếng bay trong không gian bao la ù ù như tiếng xay lúa. Hạt mưa rơi xuống, chạm vào mặt đất tạo thành âm thanh lộp bộp nghe rất vui tai.

C. Hoạt động ứng dụng

Câu hỏi (Trang 154 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng người thân chơi trò chơi Ai tài quan sát?

- Một người nêu tên một sự vật. M: trăng

- Người tiếp theo gọi tên một hành động quan sát hoặc tên một đặc điểm. M: nhìn thấy

- Người thứ ba nêu kết quả quan sát được. M: sáng vằng vặc

Gợi ý trả lời:

Một số sự vật quan sát được:

- Đám mây → nhìn thấy → lững lờ trôi.

- Bông hoa hồng → ngửi thấy → thơm ngào ngạt.

- Con mèo → nghe thấy → kêu meo meo.

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên