Tiếng Việt 5 VNEN Bài 5B: Đấu tranh vì hòa bình

Tiếng Việt 5 VNEN Bài 5B: Đấu tranh vì hòa bình

A. Hoạt động cơ bản

(Trang 52 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 1. Quan sát và đọc lời giới thiệu về chú Mo-ri-xơn dưới đây:

Ngày 2 - 11 - 1965, một công dân Mĩ tên là Mo-ri-xơn đã tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ở Việt Nam. Xúc động trước hành động của anh, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ Ê-mi-li, con...

Bài thơ gợi lại hình ảnh Mo-ri-xơn bế con gái là bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi tới trụ sở Bộ Quốc phòng Mĩ, nơi anh tự thiêu vì hoà bình ở Việt Nam.

2 - 3 - 4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

(Trang 54 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 5. Thảo luận theo các câu hỏi dưới đây:

(Trang 54 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (1) Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ?

(Trang 54 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) (2) Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?

Trả lời

(1) Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ vì đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo. Chúng ném bom na pan, B.52, và dùng hơi độc để đốt bệnh viện, trường học, giết những trẻ em vô tội, giết những cánh đồng xanh bốn mùa hoa lá, “giết những dòng sông của thơ ca nhạc họa”, hủy diệt sự sống của một đất nước.

(2) Chú Mo-ri-xơn nói với con: “Trời sắp tối rồi, cha không bế con về được nữa. Đêm nay mẹ sẽ đến tìm con, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ cha đi vui, xin mẹ đừng buồn”.

(Trang 54 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 6. Phát biểu ý kiến trước lớp:

Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?

Trả lời

Hành động tự thiêu để phản đối chiến tranh ở Việt Nam của chú Mo-ri-xơn là một hành động dũng cảm và cao đẹp vì nhân loại.

B. Hoạt động thực thành

(Trang 54 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 1. Nhớ lại số sách báo em có và thống kê theo các loại sau:

a. Sách học các môn học ở trường

b. Sách truyện thiếu nhi

c. Các loại sách khác.

Trả lời

a. Sách học các môn học ở trường có 25 quyển.

b. Sách truyện thiếu nhi có 30 quyển.

c. Các loại sách khác 40 quyển.

(Trang 54 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 2. Thống kê số buổi nghỉ học của các bạn trong tổ theo mẫu:

Số thứ tự Họ và tên Số buổi nghỉ học
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
1
2
...
Tổng cộng

Trả lời

Số thứ tự Họ và tên Số buổi nghỉ học
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
1 Lê Thị Minh Thúy 0 0 0 1
2 Đỗ Nhật Minh 1 0 0 0
3 Đào Minh Tâm 0 0 1 0
4 Nguyễn Hải Anh 0 1 0 0
5 Trần Bách Hiếu 0 0 0 0
Tổng cộng 1 2 1 1

3. Chuẩn bị

4 - 5. Kể chuyện

(Trang 55 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Kể chuyện (đã nghe, đã đọc) ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh

Trả lời

Phan Đình Giót là một người anh hùng gan dạ, dũng cảm, xả thân vì nước.

Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng, nhưng Phan Đình Giót vẫn kiên trì giúp đồng đội về đến đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.

Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều. Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu.

Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi rướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22 giờ 30 phút ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

Phan Đình Giót như một hòn núi lớn

Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai.

(Trang 55 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện?

Trả lời

Qua câu chuyện trên em thấy: Gương hi sinh anh dũng, quả cảm của Phan Đình Giót đã được cả thế giới biết đến với chiến thắng lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu. Là một học sinh được sinh ra trong thời kì hòa bình, em luôn cảm phục, trân trọng và ghi nhớ công ơn của của các vị anh hùng đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 5 chương trình VNEN hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên