Soạn bài (Nói và nghe trang 71) Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Nói và nghe: Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật trang 71, 72, 73 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 71) Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật - ngắn nhất Kết nối tri thức

Quảng cáo

* Yêu cầu

- Cung cấp được thông tin chung về tác phẩm nghệ thuật một cách sáng rõ, chính xác (tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời điểm sáng tác, đánh giá của công chúng với các nhà chuyên môn…).

- Nêu được do chọn giới thiệu tác phẩm.

- Trình bày được cảm nhận, quan điểm cá nhân của người nói về giá trị tác phẩm với các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục; chủ động đặt câu hỏi để người nghe cùng tương tác và đối thoại.

- Thể hiện sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng đối với một tác phẩm nghệ thuật.

Quảng cáo

1. Chuẩn bị nói

Lựa chọn đề tài

- Đề tài của bài nói có thể được khai thác từ kết quả của hoạt động viết trước đó, nghĩa là có thể giới thiệu về chính bài thơ mà bạn đã chọn để viết bài phân tích, đánh giá. Cũng có thể giới thiệu về một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác như bài hát (hay bản nhạc), bộ phim, bức tranh, bức tượng…

- Để việc giới thiệu đạt hiệu quả tương tác tốt với người nghe, nên chọn tác phẩm nào từng được nhiều bạn trong lớp quan tâm; đặc biệt, về tác phẩm đó, người giới thiệu có thể tạo cho người nghe cơ hội được thấy, xem, nghe trực tiếp, dù chỉ qua các phiên bản, ảnh chụp hay qua các video clip sưu tầm được.

Quảng cáo

Tìm ý và sắp xếp ý

- Nếu chọn giới thiệu về bài thơ được bàn tới trong bài viết trước đó, cần rút gọn bài viết thành một dàn ý cho bài nói, đánh dấu những ý quan trọng sẽ trình bày, những bằng chứng minh họa sẽ nêu lên và phân tích (có thể điều chỉnh trình tự các ý đã được trình bày trong bài viết, sao cho mạch triển khai của bài nói được thông suốt).

- Nếu chọn giới thiệu về một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác, cần hình thành hệ thống ý dựa trên việc trả lời các câu hỏi như: Tên của tác phẩm là gì? Tác giả là ai? Có thể thấy, xem, nghe tác phẩm ở đây? Tác phẩm có đặc điểm gì về nội dung và hình thức? Câu chuyện, vấn đề, thông điệp được nêu hoặc toát ra từ tác phẩm là gì, từng được đón nhận như thế nào và có ý nghĩa ra sao? Tác phẩm đã đóng góp được điều gì cho đời sống nghệ thuật và đời sống tinh thần của cộng đồng?

Quảng cáo

- Toàn bộ những ý có được nhờ trả lời các câu hỏi trên nên được tổ chức theo bố cục: Nhận diện -> Tìm hiểu -> Đánh giá -> Đề xuất thái độ, cách thức tiếp nhận phù hợp.

2. Thực hành nói

Bài nói phải đảm bảo kết cấu gồm ba phần với các yêu cầu chính về nội dung như sau:

- Mở đầu: Nêu tên tác phẩm được giới thiệu và lý do chọn giới thiệu tác phẩm đó.

- Triển khai: Miêu tả đặc điểm của tác phẩm (thể loại, tính chất, quy mô, dung lượng,…) và nêu nhận xét, đánh giá về tác phẩm theo các góc độ tiếp cận khác nhau.

- Kết luận: Khẳng định giá trị chung và ý nghĩa của tác phẩm.

Bài nói tham khảo

Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ Mới, thơ ông có một bản sắc và giọng điệu riêng, có chiều sâu xã hội cũng như triết lí. Thơ Huy Cận mang một nỗi buồn sâu lắng, miên man, ảo não và thảm đạm; nỗi buồn của "đêm mưa", của "người lữ thứ", nỗi buồn của "quán chật đèo cao", của "trời rộng sông dài". Tràng Giang là một bài thơ nổi tiếng của Huy Cận, sáng tác vào năm 1939, đăng lần đầu trên báo Ngày nay, sau đó in vào tập thơ Lửa thiêng. Bài thơ mang phong vị Đường thi khá rõ. Đây là bài thơ được cảnh sông nước mênh mông của sông Hồng gợi tứ. Huy Cận đã có lần tâm sự: Tôi có thú vui thường chiều chủ nhật hàng tuần đi lên vùng Chèm để ngoạn cảnh sông Hồng và Hồ Tây. Phong cảnh sông nước đẹp, gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tuy nhiên bài thơ không chỉ so sông Hồng gợi cảm mà còn mang cảm xúc chung về những dòng sông khác của quê hương".

Lời đề từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài" khái quát chủ đề của cả bài thơ là một nỗi niềm không biết bày tỏ cùng ai khi đứng giữa đất trời mênh mông, rộng lớn và bao la. Bài thơ toát lên vẻ đẹp vừa hiện đại, vừa cổ điển, cũng là một nét đặc trưng trong thơ của Huy Cận.

Mở đầu bài thơ là cảnh sông nước, khổ thơ đầu làm người đọc liên tưởng đến con sông thăm thẳm chứa đựng biết bao nỗi buồn miên man

    Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

    Con thuyền xuôi mái nước song song

    Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

    Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện khá rõ ngay từ bốn câu đầu tiên này. Với một loạt những từ ngữ gợi nỗi buồn thê lương "buồn", "sầu trăm ngả", "lạc mấy dòng" kết hợp với từ láy "điệp điệp", "song song" ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái của thơ Đường thi dường như đã lột tả được hết thần thái và nỗi buồn vô biên, vô tận của nhà thơ. Trên dòng sông gợn sóng ấy là hình ảnh một "con thuyền xuôi mái", lững lờ trôi thể hiện trong tĩnh có động nhưng sao người đọc vẫn cảm thấy vẻ lặng tờ, mênh mông của thiên nhiên, một dòng "tràng giang" dài và rộng mênh mang, vô tận biết bao. Dòng sông thì bát ngát vô cùng, vô tận và lòng người cũng đầy ắp những nỗi buồn khó tả. Hình ảnh "thuyền", "nước" vốn đi liền với nhau, thế mà Huy Cận lại để chúng xa cách nhau "thuyền về nước lại" sao nghe mà xót xa thế. Chính vì thế mà gợi lên trong lòng người một nỗi "sầu trăm ngả". Lượng từ "trăm" kết hợp cùng chỉ số "mấy" đã thổi vào câu thơ một nỗi buồn dài vô tận, không có điểm dừng.

Nỗi buồn ấy được trút hết vào câu thơ cuối "củi một cành khô lạc mấy dòng", Huy Cận đã khéo dùng phép đảo ngữ kết hợp với các từ ngữ chọn lọc, thể hiện sự cô đơn, lạc lõng trước cảnh sắc bao la, rộng lớn. "Một" gợi lên sự cô đơn, đơn chiếc, "cành khô: gợi lên sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, còn lại thân xác trơ trụi, khô héo, "lạc"mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, không có định hướng trên "mấy dòng" là thể hiện sự chảy trôi một cách hư vô. Hình ảnh cành củi khô cứ trôi mãi trong vô định khiến người đọc cảm thấy trống vắng, cô đơn đến lạ, thể hiện một kiếp người long đong, đang trôi dạt giữa cuộc sống bộn bề chật chội.

Đến khổ thơ thứ hai dường như muốn đẩy nỗi hiu quạnh tăng lên gấp bội.

    Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

    Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

    Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

    Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Hai câu thơ đầu phảng phất một khung cảnh đìu hiu, buồn man mác của một làng quê nghèo, thiếu sức sống. Hình ảnh "cồn nhỏ" với tiếng gió thổi "đìu hiu" như phủ lên mình một nỗi buồn mặc định đến da diết. Đến nỗi nhà thơ phải đặt một câu hỏi sao ngay cả tiếng ồn ào của phiên chợ chiều cũng không nghe thấy hay phải chăng phiên chợ đó cũng buồn hiu quạnh như ở nơi đây. Từ "đâu" cất lên thật thê lương, không điểm tựa để bấu víu. "Sông dài, trời rộng, bến cô liêu" , khung cảnh hiện lên qua câu thơ của Huy Cận sao mà hoang sơ, tiêu điều thế, nơi bến nước không có một bóng người qua lại, không có một tiếng động của cỏ cây hay tiếng thở của con người xung quanh chỉ có đất trời dài rộng, cô đơn lẻ loi một mình. Hai câu thơ cuối tác giả đã mượn "trời", "sông" để tả cái mênh mang vô định của đất trời, của lòng người. Nhà tơ không dùng trời "cao" mà lại dùng trời "sâu" để đo chiều sâu thực sự là nét tinh tế, độc đáo trong thơ Huy cận. Câu cuối đoạn như nói hết, lột tả hết nỗi buồn sâu thẳm không biết ngỏ cùng ai, nhà thơ đã phải nói thẳng sự "cô liêu".

Sang khổ thơ thứ ba, tác giả muốn tìm sự ấm áp của đất trời mênh mông nhưng dường như cảnh sắc thiên nhiên lại không như lòng người mong đợi

    Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

    Mênh mông không một chuyến đò ngang.

    Không cầu gợi chút niềm thân mật,

    Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Đọc khổ thơ thứ 3, người đọc cảm nhận một sự chuyển biến, vận động của thiên nhiên, không còn buồn rầu, u mê như những khổ thơ đầu và khổ thơ thứ 2. Từ “dạt” đã diễn tả tinh tế sự chuyển biến của vạn vật thiên nhiên Tuy nhiên nó lại được gắn liền với hình ảnh “bèo” mà “bèo” thì vốn vô định, trôi nổi khắp nơi, không có nơi bấu víu cứ lặng lẽ dạt “về đâu”, chẳng biết dạt về đâu, cũng chẳng biết dạt được bao nhiêu lâu nữa. Mặt nước mênh mông không có một chuyến đò. Tác giả chỉ đợi chờ một chuyến đò để thấy được rằng sự sống đang tồn tại nhưng dường như điều này là không thể.

Đến khổ thơ cuối cùng, những cảm xúc, bút pháp của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm, nét vẽ chấm phá dùng rất đắc điệu

    "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

    Lòng quê dợn dợn vời con nước,

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà".

Nét chấm phá trong hình ảnh “mây cao” và “núi bạc” giống như trong thơ Đường càng khắc sâu sự cô đơn, buồn phiền. Hình ảnh “chim nghiêng cánh” và “bóng chiều sa” là sự hữu hình hóa cái vô hình của tác giả. Bóng chiều làm sao có thể nhìn thấy được nhưng qua ngòi bút và con mắt của tác giả người ta đã hình dung ra được trời chiều đang dần buông xuống. Mây ở đây chất chồng lên nhau, ánh lên trong nắng chiều, làm cho cả bầu trời trở nên đẹp đẽ và rực rỡ. Giữa khung cảnh ấy, một cánh chim nhỏ nhoi xuất hiện. Cánh chim bay giữa những lớp mây cao đẹp đẽ, hùng vĩ như càng làm nổi bật lên cái nhỏ bé của nó. Nó đơn côi giữa đất trời bao la, như tâm hồn nhà thơ bơ vơ giữa cuộc đời chông chênh vậy.

Sang hai câu thơ cuối cùng chính là nỗi nhớ nhà nhớ, nhớ quê được tác giả bộc lộ một cách rõ ràng, tất cả những tình cảm ấy nhà thơ chẳng biết gửi vào đâu mà chỉ biết chất chứa đong đầy trong trái tim mình. Hai từ "dờn dợn" gợi nỗi nhớ trào dâng của nhà thơ khi đứng trước cảnh hoang vắng của một chiều khi hoàng hôn buông xuống. Câu thơ muốn nói lên nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ khi đứng trước sông nước rợn ngợp. “Không khói hoàng hôn” nghĩa là không một yếu tố ngoại cảnh nào tác động trực tiếp nhưng cảnh vật vẫn gợi trong lòng nhà thơ một nỗi nhớ quê cha đất tổ. Câu thơ cuối như bộc lộ tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm xuyên suốt bài thơ. Lúc nào trong lòng Huy Cận cũng mang một cái tình quê sâu đậm, một nỗi nhớ quê da diết khôn nguôi.

Tràng giang của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận với sự kết hợp bút pháp hiện thực và cổ điển đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh. Qua đó khắc họa được tâm trạng cô liêu, đơn độc của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng về quê hương chân thành, sâu sắc của Huy Cận. Dưới hình thức một bài thơ mang đậm phong cách thơ Đường thi, kết cấu mạch lạc và cái tài sáng tạo ngôn ngữ, hình ảnh của tác giả, bài thơ hiện lên như một bản hòa ca mà ở đó, các nốt nhạc đều hợp sức tấu lên khúc ca yêu thiên nhiên, đất nước. Nhà thơ Xuân Diệu đã viết: Tràng giang là một bài thơ ca non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc".

Bài thơ "tràng giang" là bài thơ đặc sắc trong cuộc đời thơ ca của Huy Cận. Bài thơ là sự kết hợp bút pháp hiện thực đan xen bút pháp cổ điển đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh, qua đó bộc lộ tâm trạng cô liêu, đơn độc của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng về quê hương chân thành, sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ "tràng giang" của Huy Cận đã để lại rất nhiều tình cảm, ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

3. Trao đổi

Người nói

Người nghe

- Làm rõ những điều người nghe muốn tìm hiểu thêm.

- Trao đổi lại những điểm chưa thống nhất về ý kiến.

- Thể hiện thái độ tiếp thu tích cực, cầu thị.

- Nêu những vấn đề muốn làm rõ hơn về tác phẩm.

- Nêu quan điểm đánh giá khác về tác phẩm (trên tinh thần tranh luân).

- Bổ sung thông tin về tác phẩm.

- Góp ý với người nói về cách thể hiện bài nói.

Tham khảo các nội dung được gợi ý trong bảng sau để tự đánh giá và đánh giá về bài nói:

STT

Nội dung đánh giá

Kết quả

Đạt

Chưa đạt

1

Lựa chọn được tác phẩm nghệ thuật phù hợp để giới thiệu.

2

Cung cấp được thông tin toàn diện về tác phẩm.

3

Trình bày được ý nghĩa của việc giới thiệu tác phẩm.

4

Thể hiện được những đánh giá xác đáng, có căn cứ về tác phẩm.

5

Lựa chọn được cách giới thiệu hấp dẫn, phù hợp với tính chất, đặc điểm của tác phẩm.

6

Thực hiện được sự tương tác tích cực với người nghe.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên