Soạn bài Ôn tập trang 119 lớp 12 Tập 2 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập trang 119 Tập 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Ôn tập trang 119 lớp 12 Tập 2 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Trình bày ít nhất hai kinh nghiệm mới bạn thu nhận được sau khi học đọc văn bản thông tin ở bài học này.
Trả lời:
Hai kinh nghiệm mới bạn thu nhận được sau khi học đọc văn bản thông tin:
- Hiểu rõ mục đích của văn bản và đối tượng mà nó đang nhắm đến.
- Chú ý tới những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: biểu đồ, hình ảnh,...
Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Đọc lại văn bản Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết (Theo Hà Trang) và Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất và hậu quả (Theo Rây-cheo Ca-son) để hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Văn bản |
Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết |
Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất và hậu quả |
Đề tài |
|
|
Thông tin cơ bản |
|
|
Kiểu bố cục |
|
|
Loại dữ liệu sử dụng trong văn bản |
|
|
Thái độ của tác giả |
|
|
Phương tiện phi ngôn ngữ |
|
|
Trả lời:
Văn bản |
Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết |
Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất và hậu quả |
Đề tài |
Những dấu tích khu lò đúc đồng, khuôn đúc đồng Cổ Loa và chứng minh việc chế tạo ra “nỏ thần”. |
Ô nhiễm nguồn nước và nguyên nhân, hậu quả. |
Thông tin cơ bản |
- Dấu tích khu lò đúc đồng, những mũi tên bằng đá ở di tích Cổ Loa. - Chứng minh nỏ bắn ra nhiều tên là có thật. - Những bảo vật còn được lưu giữ ở khu Di tích Cổ Loa. |
- Bằng chứng về sự ô nhiễm nguồn nước - Hóa chất thông qua nước len lỏi vào vòng tuần hoàn của tự nhiên - Ảnh hưởng của hóa chất có trong nước đến con người. |
Kiểu bố cục |
Bố cục logic |
Bố cục logic |
Loại dữ liệu sử dụng trong văn bản |
Dữ liệu sơ cấp |
Dữ liệu thứ cấp |
Thái độ của tác giả |
Bày tỏ quan điểm trực tiếp, khẳng định giá trị trường tồn và bất biến của những di vật. |
Bày tỏ thái độ lo lắng, phê phán những hành động của con người tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. |
Phương tiện phi ngôn ngữ |
Hình ảnh |
Không sử dụng |
Câu 3 (trang 119 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Theo bạn, khi viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu, cần lưu ý những gì để thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
Trả lời:
Khi viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu, chúng ta cần lưu ý:
- Trích dẫn và ghi rõ nguồn gốc của các tài liệu, dữ liệu hoặc ý tưởng mà chúng ta sử dụng trong nghiên cứu.
- Tuân thủ các quy định về bản quyền và không sao chép hoặc sử dụng trái phép tác phẩm của người khác.
- Trình bày kết quả nghiên cứu một cách trung thực và minh bạch, không biến đổi hay ảnh hưởng đến tính chính xác của dữ liệu.
Câu 4 (trang 119 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Để đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy cho một báo cáo nghiên cứu khoa học, người viết cần chú ý điều gì?
Trả lời:
Để đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy cho một báo cáo nghiên cứu khoa học, người viết cần chú ý:
- Sử dụng ngôn ngữ chính xác và rõ ràng, tránh sử dụng các từ ngữ mập mờ hoặc không chính xác.
- Trình bày các phương pháp nghiên cứu và quy trình một cách chi tiết và logic, để người đọc có thể hiểu và tái tạo lại quy trình nghiên cứu.
- Trình bày kết quả nghiên cứu một cách khách quan, không thiên vị hay ảnh hưởng bởi ý kiến cá nhân.
Câu 5 (trang 119 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Cần làm gì để bài trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học rõ ràng và thu hút người nghe? Khi nhận xét, đánh giá nội dung và bài thuyết trình của người khác, cần chú ý điều gì?
Trả lời:
- Trình bày bài báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học rõ ràng và thu hút người nghe chúng ta cần:
+ Trình bày một cách rõ ràng, rành mạch, logic, sáng tạo.
+ Các dữ liệu đưa ra cần minh bạch, chính xác.
+ Cần rõ ràng các thông tin cơ bản và thông tin chi tiết
+ Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ
+ Tương tác với người nghe.
- Khi nhận xét, đánh giá nội dung bài thuyết trình của người khác, cần chú ý:
+ Xem xét, đánh giá khách quan, chân thực
+ Không nhận xét lan man, dài dòng
Câu 6 (trang 119 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Theo bạn, việc khám phá tự nhiên và xã hội có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người?
Trả lời:
Việc khám phá tự nhiên và xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người:
- Khám phá tự nhiên giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh, từ đó áp dụng kiến thức để phát triển công nghệ, y tế, môi trường và nhiều lĩnh vực khác.
- Khám phá xã hội giúp chúng ta hiểu về con người, văn hóa, lịch sử và xã hội, từ đó tạo ra sự đa dạng và sáng tạo trong cuộc sống.
→ Việc khám phá tự nhiên và xã hội mang lại những tri thức quý giá và mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của con người.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
- Dòng Mê Kông "giận dữ"
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
- A. Ôn tập cuối học kì 2
- B. Hệ thống hóa về văn học Việt Nam
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2024 cho học sinh 2k6:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST