Soạn bài Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt trái đất và hậu quả - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt trái đất và hậu quả trang 92 → 97 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt trái đất và hậu quả - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 92 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nơi bạn sống có tình trạng ô nhiễm nguồn nước không? Nếu có, hãy cho biết một vài nguyên nhân và hậu quả của nó.

Trả lời:

- Nơi em sống có tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

- Nguyên nhân:

+ Công nghiệp và xây dựng tạo ra nhiều chất thải như hóa chất, kim loại nặng và chất thải xây dựng. Những chất này thường bị xả thẳng vào nguồn nước, gây ô nhiễm nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đời sống sinh vật trong môi trường nước.

+ Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Những chất này có thể chảy vào các dòng sông và hồ, gây ra hiện tượng tăng lượng nitrat và phosphat trong nước, gây ra sự suy thoái của hệ sinh thái nước.

+ Rác thải và nước thải sinh hoạt: Sự tiêu dùng hàng ngày của con người, bao gồm việc tiêu thụ nước và xả nước thải, cũng đóng góp vào ô nhiễm nguồn nước. Rác thải như túi ni lông, chai nhựa và các chất thải hữu cơ có thể bị xả vào sông và hồ, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường nước.

Quảng cáo

- Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước là rất nghiêm trọng. Nước bị ô nhiễm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm nhiễm trùng, bệnh lý tiêu hóa và các vấn đề về da. Nó cũng có thể gây tổn thương cho đời sống sinh vật trong môi trường nước, gây suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái hệ sinh thái. Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước cũng gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước sạch và tài nguyên nước, gây khó khăn trong việc cung cấp nước sạch cho con người và các hoạt động kinh tế khác.

* Đọc văn bản:

1. Đọc quét: Những hóa chất nào được tìm thấy trong cơ thể các loài chim, cá?

Hóa chất được tìm thấy trong thơ thể các loài chim, cá là: Thuốc trừ sâu, tô-xơ-phen (toxaphene), DDD và DDE.

2. Theo dõi: Hóa chất nào được chọn để diệt loài muỗi mắt ở Hồ Cli-a?

Hóa chất DDD được chọn để diệt loài muỗi mắt ở Hồ Cli-a

3. Theo dõi: Vì sao nồng độ thuốc DDD lại tăng ở mức độ kinh hoàng trong cơ thể chim lặn?

Nồng độ thuốc DDD lại tăng ở mức độ kinh hoàng trong cơ thể chim lặn vì: Chim lặn là loài ăn cá. Cá lớn nuốt cá bé, cá bé nuốt động động vật ăn cỏ cây, động vật ăn cỏ cây nuốt sinh vật phù du, sinh vật phù du hút chất độc trong nước.

Quảng cáo

4. Theo dõi: Thuốc DDD tồn tại trong tự nhiên bằng những cách nào?

- Thuốc DDD tồn tại trong tự nhiên bằng các cách:

+ Ăn sâu vào lớp cấu trúc của các sinh vật đang được nuôi dưỡng trong hồ

+ Tồn tại nhờ sự sống của các sinh vật trong hồ

+ Truyền từ thế hệ sinh vật này sang thế hệ sinh vật khác

5. Suy luận: Theo bạn, thuốc diệt sinh vật gây hại và các loại hóa chất có trong đất, nước ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người? 

Thuốc diệt sinh vật gây hại và các loại hóa chất có trong đất, nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người: Sản sinh ra cả chất độc và chất gây ung thư được đưa vào nguồn nước công cộng gây ra nguy cơ mắc bệnh ung thư dẫn đến tỉ lệ tử vong vì căn bệnh này tăng cao.

* Sau khi đọc:

Nội dung chính: Văn bản cung cấp cho người đọc hiện trạng ô nhiễm môi trường nước trên Trái Đất và ảnh hưởng của hóa chất có trong nước đến cơ thể con người.

Soạn bài Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt trái đất và hậu quả | Ngắn nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Xác định đề tài, bố cục và thông tin chính của từng phần.

Trả lời:

- Đề tài: Vấn đề ô nhiễm nguồn nước cùng những nguyên nhân, hậu quả.

- Bố cục: theo trình tự logic: gồm 3 phần:

+ Phần 1: bằng chứng về ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất

+ Phần 2: nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước

+ Phần 3: ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đối với con người

Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhận xét mối quan hệ giữa nhan đề và nội dung của văn bản. Đề xuất một nhan đề khác cho văn bản và cho biết cơ sở lựa chọn.

Trả lời:

- Giữa nhan đề và nội dung của văn bản có mối quan hệ mật thiết. Nhan đề thể hiện, khái quát nội dung. Nội dung chứng minh, phân tích chi tiết đến vấn đề được thể hiện ở nhan đề.

- Đề xuất nhan đề: Lời cảnh báo về nguồn nước trên bề mặt Trái Đất.

- Cơ sở lựa chọn nhan đề: Xem xét trên phương diện nội dung của văn bản.

Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Văn bản trình bày thông tin theo kiểu bố cục nào? Kiểu bố cục ấy có tác dụng gì trong việc tạo nên sự mạch lạc của văn bản?

Trả lời:

- Văn bản trình bày thông tin theo kiểu bố cục logic, sắp xếp các thông tin một cách khoa học, mạch lạc.

- Tác dụng: Đi từ việc dẫn ra bằng chứng đến phân tích, chứng minh và chỉ ra hậu quả giúp cho văn bản sáng rõ, dễ hiểu, tạo tính logic cho văn bản.

Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Xác định (những) thông tin cơ bản và chi tiết của phần văn bản: “Khi đất và mặt nước bị nhiễm thuốc diệt sinh vật gây hại ... hòa vào vùng biển ngầm rộng lớn trong lòng đất”. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa (những) thông tin cơ bản và thông tin chi tiết.

 Trả lời:

- Thông tin cơ bản: Đất và mặt nước bị nhiễm thuốc diệt sinh vật gây hại cũng như các loại hóa chất khác, có nguy cơ không chỉ chất độc mà cả chất gây ung thư cũng được đưa vào nguồn nước công cộng.

- Sơ đồ mối quan hệ:

Soạn bài Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt trái đất và hậu quả | Ngắn nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Câu 5 (trang 97 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tác giả thể hiện thái độ và quan điểm như thế nào về sự tác động của hóa chất có trong nước đến con người? Bạn đồng tình hay không đồng tình với quan điểm này? Vì sao?

Trả lời:

- Thái độ của tác giả: lo ngại hóa chất có trong nước ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến con người.

- Tôi đồng tình với quan điểm trên của tác giả. Bởi qua những nghiên cứu chứng minh về mức độ nguy hiểm của các loại hóa chất gây hại ta thấy được quan điểm đó là đúng đắn, có căn cứ chứng minh và xác thực cao.

Câu 6 (trang 97 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Dữ liệu được sử dụng trong đoạn văn “Thật vậy, một nghiên cứu được thực hiện ... hai sự việc từng xảy ra” thuộc loại nào?

Trả lời:

 Dữ liệu được sử dụng trong đoạn văn: thuộc loại dữ liệu thứ cấp.

Câu 7 (trang 97 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Dữ liệu và thông tin được cung cấp trong văn bản có đảm bảo yêu cầu về tính mới mẻ, cập nhật và có độ tin cậy không? Vì sao?

Trả lời:

-  Dữ liệu và thông tin được cung cấp trong văn bản đảm bảo yêu cầu về tính mới mẻ, cập nhật và đáng tin cậy.

- Vì tác giả có nêu ra nguồn gốc và trích dẫn đầy đủ dẫn chứng chứng minh.

Câu 8 (trang 97 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Theo bạn, tác giả có dụng ý gì khi trình bày bằng chứng về sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất trước khi cung cấp thông tin về hậu quả của nó?

Trả lời:

- Theo em, tác giả trình bày bằng chứng về sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất nhằm: tăng tính thuyết phục và giúp người đọc dễ dàng hình dung, nhận biết về tính nghiêm trọng của nó.

* Bài tập sáng tạo: (trang 97 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (tranh, ảnh, pốt-xtơ (poster,),...) để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường nước.

Trả lời:

Hình ảnh:

Soạn bài Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt trái đất và hậu quả | Ngắn nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên