Soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận



Soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận trang 211, 212 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Quảng cáo

Câu 1 (trang 211 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Phát hiện, phân tích lỗi trong các đoạn văn:

a, Luận cứ nêu không đầy đủ, chỉ tập trung vào tục ngữ, ca dao trong khi luận điểm chính được nêu lên ở đầu đoạn văn là: “Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhận thức”. Luận cứ chỉ đề cập đến một khía cạnh hẹp: hiểu biết, nhận thức về tự nhiên.

Đây là lỗi do người viết không nắm được các khía cạnh cụ thể của vấn đề nghị luận, không hiểu quan hệ logic của các luận cứ và thiếu các dẫn chứng cụ thể để làm rõ luận điểm.

b, Ở đoạn văn này, luận điểm “Anh thèm người tới mức... dù chỉ là một phút” không rõ ràng, không nêu được bản chất của vấn đề, không tương đương với luận điểm được nêu ở câu trên “Người thanh niên trong truyện ngắn...”. Luận cứ không chặt chẽ và thiếu lôgic: “Chính cái sự thèm người ấy... Đó là biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần lạc quan”.

Đây là lỗi do không nắm vững vấn đề chính, không hiểu mối liên hệ giữa các chi tiết trong tác phẩm nên việc khái quát luận điểm không phù hợp với đối tượng và không triển khai xác đáng, thuyết phục.

c, Luận điểm nêu chưa rõ, chưa phù hợp với bản chất của đối tượng nghị luận “hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống” là quá trình chung, chưa làm nổi bật vấn đề.

Luận cứ quá sơ lược, chưa đầy đủ, chưa trình bày được những khía cạnh chủ yếu liên quan đến chi tiết “Tràng nhặt được vợ” thì vội đi đến kết luận chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Đây là lỗi do người viết không hiểu thấu đáo vấn đề đang nghị luận nên cả luận điểm, luận chứng đều chưa thuyết phục.

Quảng cáo

d, Không nêu được luận điểm cần thiết liên quan trực tiếp đến vấn đề: khát vọng tình yêu của nhân vật trữ tình và hình tượng con sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Luận cứ nêu ra làm tiền đề để dẫn nhập cho lập luận lan man, xa rời vấn đề: “Nếu ai đã từng ra biển... Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu, về đâu?”

Lỗi do người viết không nắm được rõ phạm vi luận điểm cần trình bày, không tìm được những luận cứ cần thiết liên quan trực tiếp đến luận điểm mà mình đang triển khai.

e, Luận cứ thiếu lôgic: “Đoạn trích nào trong sách giáo khoa ông cũng nâng cao phẩm giá con người”. Quan hệ giữa các luận cứ luận cứ lại không chặt chẽ, không phù hợp. Luận điểm nêu cũng chưa xác đáng, chưa phản ánh được bản chất của vấn đề nghị luận.

g, Luận cứ được nêu làm tiền đề dẫn nhập cho luận điểm chính quá rườm rà, lan man, không làm nổi bật được vấn đề: “Cây xà nu là một loài cây họ thông, mọc rất nhiều trong Tây Nguyên... sức sống rất mãnh liệt”.

Lỗi ở đây do người viết chưa xác định được phạm vi vấn đề nghị luận, vì vậy quan hệ giữa các luận cứ, luận điểm lỏng lẻo, dẫn đến trình bày lan man, xa rời vấn đề chính.

h, Lỗi của lập luận này là luận điểm không rõ ràng, luận cứ thì thiếu hệ thống, không toàn diện.

Câu 2 (trang 212 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Sửa lỗi

a, Có thể bổ sung thêm những luận cứ về giá trị nhận thứ của văn học dân gian truyện cổ, ca dao, tục ngữ,, và sắp xếp chúng theo hệ thống nhất định.

Quảng cáo

b, Cần nêu rõ luận điểm: “Người thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa... yêu đời, yêu người”.

Sửa lại các luận cứ: Anh còn rất thèm người tới mức đã tự tay lăn một cây to chặn ngang giữa đường để được gặp mặt và trò chuyện với đoàn khách lên Sa Pa dù chỉ một vài phút,...

c, Cần nêu lại luận điểm: Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân đã biểu hiện được một niềm khát kháo sống, khát khao được yêu thương, chia sẻ ngay trong cảnh khốn cùng nhất...

Bổ sung một số luận cứ tiêu biểu ngắn gọn liên quan đến tình huống nhặt được vợ của Tràng, thái độ của bà cụ Tứ. Sau đó mới nêu lên kết luận: Đó chính là khía cạnh nổi bật nhất của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

d, Có thể bỏ các luận cứ: “Nếu ai đã từng ra biển thì hẳn... và sóng đi đâu, về đâu” và thay bằng các luận cứ: “Thế giới tâm trạng của người đang yêu, nhất là với một trái tim dào dạt cảm xúc như Xuân Quỳnh. Vì thế, nhà thơ đã nói lên nhịp của trái tim đang yêu bằng nhịp của những con sóng cồn cào đầy bí ẩn: dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ.

e, Cần nêu lại luận điểm: Tình yêu thương con nguời của Nguyễn Du, được gửi gắm vào mỗi trang Kiều, mỗi lời thơ “như khóc như than” cho thân phận con người “tài hoa bạc mệnh”.

Các luận cứ cần được sắp xếp theo trình tự lôgic: trân trọng phẩm giá con người, cảm thông với nỗi đau của thân phận Kiều sao cho hợp lí.

g, Có thể bỏ các luận cứ: “Cây xà nu là một loài cây họ thông, mọc rất nhiều trong khu rừng Tây Nguyên... sức sống mãnh liệt”.

h, Nêu lại luận điểm: “Văn học dân gian luôn hướng con người tới cái “chân, thiện, mĩ”.

Bổ sung các luận cứ cho phù hợp, toàn diện để dẫn đến kết luận: “Chính vì thế, văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết.”

Quảng cáo

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 cực ngắn, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên