Soạn bài Tổng kết phần Tập làm văn



Soạn bài Tổng kết phần Tập làm văn

Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học

Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Quảng cáo
STT Các phương thức biểu đạt Thể hiện qua các bài văn đã học
1 Tự sự

- Con Rồng cháu Tiên ; Bánh chưng bánh giầy ; Thánh Gióng ; Sơn Tinh Thủy Tinh ; Sự tích Hồ Gươm.

- Sọ Dừa ; Thạch Sanh ; Em bé thông minh ; Cây bút thần ; Ông lão đánh cá và con cá vàng.

- Ếch ngồi đáy giếng ; Thầy bói xem voi ; Đeo nhạc cho mèo ; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

- Treo biển ; Lợn cưới áo mới.

- Con hổ có nghĩa ; Mẹ hiền dạy con ; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

- Bài học đường đời đầu tiên ; Bức tranh của em gái tôi.

- Đêm nay Bác không ngủ.

2 Miêu tả

- Bài học đường đời đầu tiên ; Vượt thác ; Bức tranh của em gái tôi.

- Đêm nay Bác không ngủ.

- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

3 Biểu cảm

- Đêm nay Bác không ngủ ; Lượm ; Mưa.

- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

4 Nghị luận Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
5 Thuyết minh Động Phong Nha ; Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử.

Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Quảng cáo
STT Tên văn bản Phương thức biểu đạt chính
1 Thạch Sanh Tự sự
2 Lượm Tự sự - miêu tả - biểu cảm
3 Mưa miêu tả - biểu cảm
4 Bài học đường đời đầu tiên tự sự
5 Cây tre Việt Nam miêu tả - biểu cảm

Câu 3 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

STT Phương thức biểu đạt Đã tập làm
Tự sự X
Miêu tả X
Biểu cảm
Nghị luận

Đặc điểm và cách làm

Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

STT Văn bản Mục đích Nội dung Hình thức
1 Tự sự Kể, thông báo, giải thích Kể lại, nhân vật, sự kiện, thời gian, diễn biến, kết quả Văn xuôi, tự do
2 Miêu tả Hình dung, cảm nhận Nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái sự vật, con người văn xuôi, tự do
3 Đơn từ Đề đạt nguyện vọng Người gửi, người nhận, lí do gửi đơn Viết theo mẫu

Câu 2 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

STT Các phần Tự sự Miêu tả
1 Mở bài Giới thiệu chung nhân vật, sự việc, tình huống Giới thiệu đối tượng miêu tả
2 Thân bài Diễn biến sự việc Miêu tả chi tiết
3 Kết bài Kết quả Cảm nhận, suy nghĩ

Câu 3 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật, chủ đề trong văn bản tự sự : gắn bó mật thiết.

Soạn văn lớp 6 | Soạn bài lớp 6

   - Ví dụ : Trong Thánh Gióng, nhân vật chính là cậu bé làng Gióng đã tạo ra sự việc là nghe tiếng gọi, ăn khỏe, lớn bổng lên, đánh giặc, … Các sự việc đó được thực hiện bởi nhân vật Gióng. Sự việc và nhân vật cùng nhau làm nổi bật chủ đề truyền thống chống ngoại xâm.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Nhân vật trong tự sự thường kể và miêu tả qua các yếu tố : tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm.

   Ví dụ : Nhân vật Thạch Sanh được kể và miêu tả : tên Thạch Sanh, mồ côi, nghèo khổ, khỏe mạnh, tốt bụng, diệt yêu ma, giúp đỡ người.

Câu 5 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   - Thứ tự kể : làm cho câu chuyện rành mạch, rõ ràng, dễ hiểu và gây hứng thú bằng cách thay đổi thứ tự kể.

   - Ngôi kể :

      + Ngôi thứ nhất : nhân vật thể hiện mình trực tiếp, tạo sự chân thực.

      + Ngôi thứ ba (người kể ẩn mình) : tạo tính khách quan.

Câu 6 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Miêu tả đòi hỏi sự quan sát, vì mục đích của miêu tả là nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng một cách chân thực. Chỉ quan sát sự vật, hiện tượng, người viết mới nắm được đặc điểm, tính chất của đối tượng, từ đó nhận xét, liên tưởng, so sánh ...

Câu 7 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Các phương pháp miêu tả đã học :Phương pháp tả cảnh và tả người có nhiều điểm chung khi miêu tả :

   - Xác định đối tượng miêu tả.

   - Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu.

   - Trình bày các chi tiết bằng sự nhận xét, so sánh, ví von, liên tưởng.

Luyện tập

Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Những ý cơ bản cần triển khai :

   - Nhân vật : Bác Hồ và nhân vật tôi (anh đội viên)

   - Kể lại : khung cảnh, không gian trong đêm đó. Tôi đã thức dậy 3 lần và đều thấy Bác chưa ngủ. Lần đầu tiên vô cùng ngạc nhiên, lo lắng. Lần thứ ba mới nhận ra tấm lòng và tình yêu vĩ đại của Bác và thức luôn cùng Bác.

Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   - Nơi diễn ra trận mưa, em quan sát cùng ai.

   - Miêu tả chi tiết khung cảnh trước, trong và sau khi mưa : bầu trời, gió, âm thanh, cây cối, loài vật, con người.

   - Cảm nhận của em về trận mưa đó.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Tờ đơn còn thiếu mục: Trình bày lí do viết đơn và nguyện vọng. Đây là mục quan trọng nhất của một tờ đơn vì vậy không thể thiếu được.

Tham khảo thêm các bài soạn văn lớp 6 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất | Soạn bài lớp 6 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 6 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên