Trắc nghiệm Ôn tập trang 79 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập trang 79 Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.
Trắc nghiệm Ôn tập trang 79 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo
Ôn tập trang 79
Câu 1. Địa danh nào dưới đây là quê hương của Chu Mạnh Trinh?
A. Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương.
B. Làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
C. Làng Vân Đình, tổng Phương Đình, tỉnh Hà Đông.
D. Làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu.
Câu 2. Chu Mạnh Trinh đỗ tiến sĩ vào khoa thi nào?
A. Khoa Tân Mùi
B. Khoa Mậu Tí
C. Khoa Nhâm Thìn
D. Khoa Đinh Dậu
Câu 3. Bút danh Trảo Nha của Xuân Diệu được lấy từ đâu?
A. Tên làng của cha Xuân Diệu
B. Tên làng của mẹ Xuân Diệu
C. Tên làng của vợ Xuân Diệu
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4. Xuân Diệu được nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét là:
A. Nhà thơ tài năng nhất trong các nhà thơ mới
B. Nhà thơ trẻ nhất trong các nhà thơ mới
C. Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới
D. Nhà thơ nổi bật nhất trong các nhà thơ mới
Câu 5. Lỗi lặp từ là gì?
A. Là những từ ngữ dùng không đúng với ngữ cảnh giao tiếp.
B. Là khi người viết không hiểu nghĩa của từ ngữ mình dùng dẫn đến dùng sai từ ngữ.
C. Là các cụm từ/ câu sắp xếp chưa hợp lí khiến văn bản sai nghĩa.
D. Trường hợp một từ, một cụm từ được dùng nhiều lần trong một câu, một đoạn khiến câu, đoạn đó trở nên nặng nề.
Câu 6. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa xuất phát từ nguyên nhân nào?
A. Tiếng Việt quá giàu và đẹp.
B. Người viết lạm dụng các từ ngữ.
C. Người viết không hiểu đúng nghĩa của từ ngữ mình dùng.
D. Người viết chưa ý thức được ngữ cảnh giao tiếp.
Câu 7. Câu văn sau có từ nào bị dùng sai?
Nhà thơ đã mượn trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.
A. Thiên nhiên.
B. Sức sống.
C. Mượn.
D. Trí tưởng tượng.
Câu 8. Thiên nhiên trong bài thơ Nắng đã hanh rồi được miêu tả, quan sát ở thời điểm nào?
A. Một ngày mùa xuân nắng hanh.
B. Một ngày mùa đông nắng hanh.
C. Một ngày mùa hè nắng hanh.
D. Một ngày mùa thu nắng hanh.
Câu 9. Bài thơ là lời của ai nói với ai?
A. Bài thơ là lời bày tỏ của tác giả đến nhân vật “anh”.
B. Bài thơ là lời bày tỏ của nhân vật “em” đến nhân vật “anh”.
C. Bài thơ là lời bày tỏ của nhân vật “anh” đến nhân vật “em”.
D. Bài thơ là lời bày tỏ của tác giả đến nhân vật “em”.
Câu 10. Chủ đề của bài thơ Nắng đã hanh rồi là gì?
A. Tình yêu mãnh liệt "anh" dành cho "em".
B. Không gian thiên nhiên ngày nắng hanh.
C. Nỗi khổ đau của "anh".
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 11. Điền vào chỗ trống để được khái niệm đúng về viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ:
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ là đưa ra những (…), (…) dưới dạng bài (…), phân tích về một tác phẩm thơ.
A. cảm nhận/ điểm danh/ nghị luận.
B. cảm quan/ quan điểm/ nghị luận.
C. cảm nhận/ quan điểm/ thuyết minh.
D. cảm nhận/ quan điểm/ nghị luận.
Câu 12. Đâu là nhiệm vụ của kết bài trong văn nghị luận về tác phẩm thơ?
A. Nêu nhận định, đánh giá.
B. Giới thiệu tác phẩm và ý kiến đánh giá sơ bộ.
C. Nêu sự cảm thụ của bản thân.
D. Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật.
Câu 13. Trong bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ, khi đánh giá bài thơ, cần chú ý đầy đủ các giá trị gì?
A. Giá trị thẩm mĩ và giá trị hiện thực.
B. Giá trị thẩm mĩ và giá trị lãng mạn.
C. Giá trị thẩm mĩ và giá trị nhân văn.
D. Giá trị kinh tế và giá trị nhân văn.
Câu 14. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ là?
A. Dùng ngôn ngữ viết để giới thiệu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
B. Dùng ngôn ngữ nói để giới thiệu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ.
C. Dùng ngôn ngữ kí hiệu để giới thiệu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
D. Dùng ngôn ngữ tượng hình để giới thiệu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
Câu 15. Trong bài giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tthơ, để tránh nói chung chung hoặc lan man, người nói cần phải làm gì?
A. Đặt tên cho bài nói.
B. Xác định ý và sắp xếp ý.
C. Cả đáp án A và B.
D. Đáp án và B đều sai.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST